Mô hình OGSM và KPI

Tháng 10 cuối thu cũng là thời điểm chúng ta bắt đầu vào làm chiến lược cho công ty. Tôi cũng vậy, đợt này làm BSC và KPI sắp mặt, lại còn mở lớp Kỹ thuật BSCvsKPI nữa. Nên tình cờ đọc được bài: MÔ HÌNH O.G.S.M trên FB trong Group Hội những người làm Nhân sự thấy ngấm quá. Một bài hay để mọi người thêm kiến thức. Chính vì thế, tôi mạn phép copy lên đây để mọi người cùng đọc.

Trên blog, tôi từng có bài viết với chủ đề: OGSM hay OGSTM là gì và so sánh với BSC ? ( http://blognhansu.net.vn/?p=17994 ). Bài viết có nội dung tương tự với nội dung tôi định gửi cả nhà. Trong bài tôi còn bổ sung cả việc so sánh với BSC. Tôi có vài lời bình ở cuối bài, trước hết xin mời cả nhà cùng đọc: Mô hình OGSM

MÔ HÌNH O.G.S.M

Được hình thành và phát triển từ những thập niên 50 của thế kỷ trước bởi các nhà sản xuất và kinh doanh xe hơi tại Nhật bản. Trải qua hơn nửa thế kỷ, OGSM đã được áp dụng và vận hành hiệu quả ngay từ những tên tuổi, thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Coca-Cola, Honda, P&G…, nó được xem như là một công cụ” hoạch định và truyền thông” các chiến lược (strategy formulation and communication tool).

Nên nhớ rằng, giữa OGSM và BSC - “Balanced scorecard”- có sự khác biệt để tránh nhầm lẫn khi áp dụng vào thực tế.

Vậy OGSM là gì, chúng ta cùng mổ xẻ vấn đề này qua bài viết tóm tắt dưới đây:
1. OGSM là gì: Là một công cụ, phương pháp nhằm hoạch định, triển khai và kiểm soát chiến lược & hành động cho công ty hay một tổ chức. Nó giúp cho công ty hay tổ chức xây dựng thành công một bản mô tả chiến lược/họat động ngắn gọn, dễ hiểu để từ đó giúp cho việc triển khai, đánh giá, điều chỉnh một cách dễ dàng
Nó sử dụng bằng cách tiếp cận bằng cách đi từ “top – down”, theo các tiêu chí:
a. Objective : xác định mục tiêu chính (chung)
b. Goals: các đích (chỉ tiêu) cụ thể nhắm tới (xây dựng bằng SMART)
c. Strategies: các chiến lược hay giải pháp
d. Measurements: Các chỉ số đánh giá (thướt đo).

2. Mô hình của OGSM ( xem hình đính kèm):

3. SMART Goals: Cách thiết lập mục tiêu hiệu quả dùng cho OGSM
- Specific: Cụ thể, không mù mờ
- Measurable: Có thể đo lường, đánh giá được
- Achievable: Có thể đạt được.
- Realistic: Phù hợp với thực tế
- Timely : Có thời hạn cụ thể

4. Ví dụ cơ bản về OGSM:
- Objective: Được cha mẹ khen thưởng
- Goals: Đạt được danh hiệu học sinh giỏi
- Strategies: Hiểu bài và thuộc bài ngay tại lớp + Nghiên cứu kỹ trước các bài học + Học thêm và hòan thành các bài tập về nhà và các bài tập làm thêm bên ngoài.
- Measurements: Hòan thành 100% bài tập về nhà + Các bài tập kiểm tra: miệng, 15 phút, giữa giờ, một tiết, giữa học kỳ, cuối học kỳ đạt được từ 9 điểm trở lên.

5. Lợi ích của OGSM:
- Tạo nên sức mạnh tổng hợp ( Synerrgy)
- Giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực và thời gian
- Tăng tính tập trung
- Tăng tính hiệu quả
- Tăng tính cạnh tranh

6. Cách thức triển khai OGSM
- Triển khai phối hợp song song với hệ thống KPIs
- Xác định rõ mục tiêu chính (chung)
- Xác định các mục tiêu cụ thể cần hướng đến nhằm đạt được mục tiêu chung
- Xác định các chiến lược (giải pháp) nhằm đạt mục tiêu chung
- Xác định thước đo để có thể đo mức độ thành công của từng chiến lược (giải pháp) đề ra.
- Triển khai thực thực hiện các chiến lược (giải pháp).
- Theo dõi, đánh giá, hiệu chỉnh từng bước các chiến lược (giải pháp)
- Phối hợp đồng bộ, nhất quán từ: OGSM của Công ty, OGSM của Phòng ban, OGSM của cá nhân.
- Đảm bảo sự tương thích giữa các mục tiêu đề ra.

(Nguồn: Dẫn chiếu tài liệu đào tạo OGSM và Internet)

Lời bình: Khi làm BSC tôi hay làm theo các bước:
- Xác định hoài bão, tầm nhìn, sứ mệnh công ty
- Xác định các ý tưởng chiến lược để đạt được sứ mênh
- Xác định bản đồ chiến lược dựa vào ý tưởng chiến lược
- Xác định các mục tiêu định lượng (tiêu chí/ chỉ số, tiêu chuẩn/chỉ tiêu)
từ BSC xác định ra KPI phòng ban và vị trí
- Phân rã các từ mục tiêu chiến lược thành các mục tiêu nhỏ hơn (phòng ban)
- Từ mục tiêu phòng ban được phân bổ, tìm kiếm các chỉ số phòng ban từ chức năng để ra bảng KPI phòng ban
- Từ KPI phòng ban, tiếp tục phân bổ xuống vị trí và tìm kiếm các chỉ số từ MTCV
vậy là ra KPI phòng ban, vị trí
- Có các KPI sẽ ra Action Plan (kế hoạch, giải pháp)

Như vậy BSC có chút khác với OGSM!

5 thoughts on “Mô hình OGSM và KPI

  1. Mạnh Cường 10.10.2018 at 10:24 - Reply

    Mình thực sự rất thích OGISM và phải là OGISM (A) mới chuẩn. Tự tin 1 chút vì ít nhất là người đầu tiên được áp dụng và phổ biến cho nhiều người khác :)
    Không dễ áp dụng, hơi khó triên khai, cần sự quyết tâm, và hướng dẫn sâu sắc, Form mẫu chuẩn là 1 yếu tố vo cùng quan trọng

    • Sự khác biệt ở chỗ:
      + Quan điểm: BSC hướng tới sự cân bằng cả bên trong lẫn bên ngoài. Còn OGSM thì không.
      + Cách làm: OGSM dễ làm hơn so với BSC.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *