Bỏ ngay 3 thói quen này nếu không muốn bị sếp đánh giá thấp

“SỢ SẾP NHƯ SỢ CỌP” – NỖI NIỀM TẤM CHIẾU MỚI

Đây là tình trạng chung của hầu hết những bạn trẻ mới đi làm. Sếp có hiền đến đâu chăng nữa thì tâm lý chung của các bạn vẫn là cảm thấy sợ Sếp. Các bạn thường lắp ba lắp bắp không biết cách nói chuyện với Sếp sao cho đúng, thậm chí còn không dám cả nói chuyện.

Vậy nên các bạn đừng để nỗi sợ khiến mọi chuyện trở nên phức tạp và phiền phức hơn. Cũng đừng vì nỗi sợ mà để mọi chuyện đến lúc quá gấp, quá sát giờ khiến Sếp bị đẩy vào tình thế khó xử.

Muốn thoát khỏi nỗi sợ Sếp, bạn nên chủ động nói chuyện với Sếp nhiều hơn. Chẳng hạn như hỏi Sếp về công việc, thường xuyên đi ăn trưa với Sếp… Bên cạnh đó, hãy xem Sếp là người cố vấn của mình và chủ động xin Sếp lời khuyên trong công việc. Quan trọng nhất, hãy luôn chăm chỉ và nỗ lực làm việc để tạo ấn tượng đẹp trong mắt Sếp. Khi được Sếp khen ngợi và đánh giá cao, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và cũng xua tan dần nỗi sợ Sếp.

HAY THAN PHIỀN – NHÌN ĐÂU CŨNG THẤY KHÓ KHĂN & THÁCH THỨC

“Công việc chất như núi vầy sao mà kịp deadline được đây?”, “Sao mình lại đảm nhận trúng chị khách khó tính, vô lý đến vậy chứ?”, “Thiết bị và nhân sự công ty mình sao đáp ứng tốt yêu cầu của đối tác được?”…

Bạn có hay than phiền trong công việc như vậy không? Than phiền chẳng giải quyết được vấn đề mà chỉ khiến bạn thêm nản lòng và ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần đồng nghiệp thôi. Sếp có thể đánh giá được thái độ, năng lực làm việc qua cách bạn phản ứng khi gặp khó khăn đấy. Chưa kể, không có vị Sếp nào muốn đội nhóm trong công ty có người hay than phiền lại còn tác động tiêu cực đến mọi người xung quanh cả.

QUÁ THỤ ĐỘNG – MẤT ĐI ĐIỂM CỘNG ĐỐI VỚI SẾP

Một nhân viên chủ động trong công việc, ham học hỏi và tích cực đề xuất ý tưởng mới… chắc chắn sẽ “ghi điểm” trong mắt Sếp. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ thường khá thụ động, chờ giao việc “nhắc đúng tên – chỉ đúng người” mới làm. Các bạn không biết rằng, chính sự thụ động này là “sâu mọt” kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nên khiến bản thân bị Sếp đánh giá thấp.

Vậy nên các bạn trẻ đừng rụt rè, đừng quá thụ động mà hãy chủ động hơn trong công việc. Đầu tiên là tích cực xung phong phát biểu ý kiến trong các buổi họp. Bên cạnh đó, thường xuyên đề xuất nhiều ý tưởng mới để “ghi điểm” trong mắt Sếp. Đừng đợi giao việc mới làm mà nên chủ động nhận việc. Ham học hỏi và đừng ngại đặt câu hỏi mỗi khi có bất kỳ thắc mắc nào bạn nhé.

Nguồn: Đoàn Tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *