OGSM hay OGSTM là gì và so sánh với BSC ?

Tôi dốt! Hôm trước đọc một bài trên facebook mà không hiểu thuật ngữ của nó là gì. Hỏi ra mới biết. Để tránh dốt, tôi nghĩ mình nên viết lên blog mới được.

Đầu tiên là tôi đọc được bài này:

ĐỪNG CỐ ĐI TÌM CÁI MỚI!
(Đọc rồi hay chưa đọc đều nên đọc!)

- #KPI, #OGSM, #BSC (Balanced Scorecard) là những công cụ quản lý hữu hiệu anh ạ!
- Những thứ này đâu có gì mới, tôi nghe hoài.
- Vậy công ty mình áp dụng chưa anh?
- Chưa!
- Ủa sao vậy anh?
- Vì nó đâu có gì mới! (???)
- Thưa anh, ta cần cái mới hay cần cái đúng, cái phù hợp?
- (im lặng)
- Có những thứ rất xưa cũ, nhưng ai cũng dùng đến tận ngày nay, và hầu như không thể thiếu trong mỗi gia đình. Một cái dao, một cái kéo, cái búa, hay cái cưa thì mới mẻ gì đâu, sao ta vẫn dùng từ xa xưa tới tận ngày nay? KPI, OGSM, BSC là những công cụ không mới, nhưng cả thế giới đang dùng, và đang được khẳng định là rất hữu dụng; sao ta lại chê anh nhỉ? Chính vì ta không chịu dùng nên năng suất, hiệu suất của ta mới kém. Hãy hình dung, anh có một cái kéo rất tốt, nhưng anh vứt nó vào một xó xỉnh nào đó, đến khi cần cắt một miếng bìa, hay một tấm nhựa, anh loay hoay với hai bàn tay không…
- Thôi được, anh cứ cho triển khai…

Trên đây là mẩu đối thọai của tôi trong vai trò PTGĐ với vị chủ tịch kiêm TGĐ một tập đoàn lớn của VN. Câu đối thoại gần cuối đoạn trên của tôi rất cứng rắn, rất mạnh mẽ (dù rất lịch sự), và khá dài nên tôi phải lược bớt ở đây. Và lập luận của tôi đã thuyết phục hoàn toàn vị chủ tịch có tiếng là khá “rắn”, chẳng mấy khi chịu nghe lời. Tôi đã được đồng ý để triển khai hệ thống OGSM (cùng với KPI) cho công ty này cho giai đoạn đó. Riêng BSC, tôi lên kế hoạch triển khai sau.

Nhiều bạn đến với offline với “tâm thế” xem có gì mới. Nhiều người mặc định cho mình phải nghe những gì thật hay. Và nhiều người luôn ở tư thế sẵn sàng phản biện, tranh luận, thể hiện mình có kiến thức uyên thâm... Trước khi bắt đầu phần trình bày của mình tại Offline 21 ở HN, tôi bảo, những gì tôi chia sẻ chẳng có gì mới hay hay cả. Chỉ là những thứ xưa như trái đất, những thữ cũ kỹ mà thế giới đã sử dụng nhiều chục năm trước; và cũng là những thứ mà nhiều quản lý và doanh nhân Việt đã biết từ lâu....

Nhưng biết là một chuyện, hiểu lại là chuyện khác. Và hiểu cũng khác với hiểu đúng; HIỂU ĐÚNG khác với HIỂU TƯỜNG TẬN; hiểu tường tận khác với hiểu một cách CÓ HỆ THỐNG. Cuối cùng, biết, hiểu, mà không áp dụng, hoặc không biết cách áp dụng, thì mới hay cũ cũng chẳng để làm gì.

Và quả thật, sau khi tôi trình bày, nhiều người nghe mới “Aha!” và thấy rằng lẽ ra mình phải nghĩ đến những thứ này từ lâu.

Đối với nhiều người, những gì tôi trình bày có thể là mới; nhưng đối với nhiều người khác, nó chẳng xa lạ gì. Vấn đề là cái cách tôi diễn dạt, đưa ví dụ, dẫn dắt… giúp họ hiểu đúng, hiểu tường tận, hiểu có hệ thống, và BIẾT CÁCH ÁP DỤNG những gì mà họ vẫn nghĩ là họ biết.

Quan trọng hơn, tôi muốn giúp họ thay đổi thái độ. Không nhất thiết phải cố đi tìm #cáimới; hãy dùng ngay cái đúng, cái phù hợp mà ta đang có. Hãy đừng để mình cứ phải nói “GIÁ NHƯ...”!

Nguồn: Long Nguyen Huu - Group Phát Triển Doanh Nghiệp Việt

Đọc xong thấy mình dốt nên mạnh dạn vào hỏi:

Nghe mọi người giải thích nên tôi cũng đi tìm hiểu thêm. Cụ thể OGSM là như thế này:

O.G.S.M là cụm từ viết tắt của: O là Objectives (Mục tiêu), G là Goals (Chỉ tiêu/ Mục đích / Các đích nhắm tới), S là Strategies (kế hoạch hành động / chiến lược)và M là Measures (Thước đo/ mức độ)

Theo wikipedia thì OGSM là quy trình thực thi chiến lược nhằm làm cụ thể hóa mục tiêu và xác định các sự lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu đó.

Trong đó: Objectives (công ty sẽ thế nào trên thị trường), Goals (các mục tiêu cụ thể cần đạt), Strategy (chiến lược sẽ thực hiện), Tactics (chiến thuật/việc cần làm/tương tác), Measures (thước đo xác nhận mục tiêu đã Được hoàn thành hay không).
Ví dụ:

O: công ty là ví trí số 1, top 5, dẫn đầu thị phần …
G: Doanh thu 5,000 tỷ, Thị phần chiếm 50%..
S: Các định hướng về marketing, thương hiệu, thị trường… để đạt được các chỉ tiêu trên
T: Các chiến thuật về sự khác biệt sản phẩm, sản phẩm mới, kênh phân phối…
M: các thước đo, và thường thì phần này là khó nhất, có nhiều cái đo mơ hồ cho nên cuối năm rồi lại “bình xét”.

Ví dụ về việc áp dụng OGSM vào cá nhân:

Thú thực, tôi không nhớ mình bắt đầu biết đến OGSM là từ khi nào: 2009 hay 2010? Nhưng OGSM năm 2012 của FIT thực sự thay đổi tôi. Lúc đầu tôi không để ý, cũng không quan tâm nhiều, tôi cho rằng OGSM là cái gì xa vời với mình. Tôi đã nghĩ tại sao năm nào cũng phải làm cái OGSM này nhỉ, để làm gì, họp mất thời gian quá! Và tôi chắc đại đa số mọi người đều có suy nghĩ giống tôi. Tôi cũng “google” một vài lần để “search” và tìm hiểu nó nhưng sau lại để đấy. Tuy nhiên, với thói quen luôn đặt câu hỏi tại sao, sau khi nghe công bố OGSM 2012 một vài ngày, tôi đã đọc lại và thực sự đó là một trong những điều làm thay đổi thói quen, cách thức làm việc của tôi. Và tôi bắt đầu áp dụng OGSM cho công việc của mình.

Mọi người ai cũng biết OGSM nghĩa là: Objectives - Mục tiêu chính; Goals - Các đích nhắm tới; Strategies - Các chiến lược; Measurements - Các thước đo

Tuy nhiên, khi áp dụng nó cho bản thân, tôi chỉ chia OGSM thành 2 mục chính: Goal setting và strategies.

Tại sao lại phải xây dựng Goal setting?

Có khi nào chúng ta quyết định đi du lịch mà không biết chúng ta sẽ đi đến đâu không? Có, nhưng rất ít, và nếu có, đại đa số chuyến đi đó sẽ không mang lại kết quả như mong muốn. Trong công việc cũng vậy, nếu chúng ta không biết mục tiêu làm việc của bản thân là gì, chúng sẽ không có kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Đồng thời, chúng ta sẽ không biết phân bổ thời gian cho hợp lý, cũng như không sắp xếp được thứ tự ưu tiên các công việc.

Rõ ràng, Goal setting rất quan trọng. Vậy chúng ta phải xây dựng nó như thế nào để hiệu quả và phù hợp nhất với bản thân? Tôi dần nhận ra nó cũng không quá phức tạp như mình nghĩ. Cũng giống như công việc của bộ phận kế toán, có rất nhiều phần mềm hộ trợ khác nhau như FAST, SAC… Cũng giống như việc định giá cổ phiếu mà bộ phần đầu tư đang làm, có nhiều phương pháp khác nhau: Golden, DCF, FCFF, FCFE…. Goal setting cũng vậy, có phương pháp KISS (keep it simple and simple), 3CFT (Clarity, Challenge, Commitment, Feedback, Task complexity)… nhiều, nhiều lắm. Nhưng tôi đang áp dụng phương pháp SMART (tôi đoán chắc là cũng được áp dụng nhiều), mà tôi thấy khá hiệu quả. Đây không phải mô hình tôi nghĩ ra, và tôi cũng không biết ai nghĩ ra nó, tuy nhiên tôi đã đọc và áp dụng nó.

SMART
S = Specific ( cụ thể rõ ràng)
M = Measurable ( đo lường được)
A = Attainable (khả thi)
R = Realistic( thực tế )
T = Timely ( thời gian hoàn thành nó)

Nghe qua có vẻ phức tạp, nhưng cũng rất dễ để áp dụng. Có một câu chuyện tôi luôn nhớ để áp dụng nó. “Làm thế nào để ăn hết một con voi?”. Rất nhiều người trả lời: Chia nhỏ nó ra để ăn. Đúng. Nhưng nếu ai đó đặt câu hỏi đó cho tôi, tôi sẽ dùng SMART để hỏi lại. Cụ thể đi, con voi này là voi gì? Voi con khác voi trưởng thành, voi châu Phi khác voi ở công viên Thủ Lệ chứ! Nó bao nhiêu kg? 100kg khác 1000kg khác, nuôi được 2 năm khác với 10 năm… Thời gian để ăn là bao lâu, 1 ngày, 1 tháng, hay 1 năm… đại loại là các câu hỏi như thế. Cuối cùng sẽ là: Nếu đưa tôi một con voi hoang dã 100kg, bảo tôi ăn nó trong một năm thì “ok”, nhưng một con voi 200kg bảo ăn trong 1 tuần, tôi chịu! Nói vui vậy, nhưng khi áp dụng vào công việc cũng vậy. Mọi người hãy thử áp dụng và sẽ thấy nó hiệu quả. Tôi nghĩ ngay lúc này mọi người có thể dùng SMART để tự đánh giá OGSM của mình, của bộ phận mình.

Có một số điều lưu ý nữa khi tôi đặt mục tiêu cho mình mà tôi muốn chia sẻ:

1. Vẫn là bài toán con voi, mọi người hãy lâp một mục tiêu lớn( ví dụ cho 5 măm) sau đó hãy bẻ nhỏ nó ra, 1 năm, 6 tháng, 1 tháng , 1 tuần…
2. Cuộc sống của bạn chứ không chỉ mỗi công việc, nó có sức khỏe, sự nghiệp, vui chơi giả trí… nên bạn cần có thự tự ưu tiên để hài hòa các mục tiêu. Do đó, khi làm việc cũng vậy, luôn đặt ra các mục tiêu và đánh thự tự ưu tiên cho nó.

Sau khi đã có mục tiêu cụ thể rõ ràng, nhớ là đo được, và phải thực tế không ảo tưởng trong một thời gian nhất định. Chúng ta sẽ xây dựng chiến lược, nhỏ hơn là kế hoạch hành động cho nó, và SMART vẫn là mô hình khá hữu ích giúp ta xây dựng các chiến lược để đạt được các mục tiêu chúng ta đã đề ra.

Có nhiều người khi đọc sẽ hỏi, thế “Goal” của “ông Duy” là gì, ông định làm gì thực hiện nó, hay ông chỉ… “chém gió”. Vâng Goal setting của tôi đây:

- Five-year goal : Trở thành TGĐ một công ty con của FIT GROUP
- One-year goal: Nhân viên suất sắc nhất công ty
- Six-month goal: Nói chuyện (bằng tiếng Anh) được cả ngày với một ông…Tây
- One-month goal: Có goal setting và action plan chi tiết cụ thể cho 2013
- One-week goal: Meeting với ông Chủ tịch FIT để trình bày ý tượng, nguyện vọng của mình

Còn chiến lược và kế hoạch cho nó, tôi xin phép được bí mật…

Mọi người hãy thử ngay hôm nay, nếu thấy hiệu quả hãy nhớ đến bài toán “Ăn voi” của tôi, và nhớ mời tôi đi cafe nhé! Tôi còn nhiều điều thú vị hơn thế này để trao đổi với mọi người đấy!

Nguồn FIT

Đọc đến đây rồi tôi thấy OGSM có cái gì đó tương tự như BSC. Cả 2 bắt đầu từ mục tiêu chung của công ty sau đó diễn giải ra thành các mục tiêu định lượng cụ thể. Nếu các mục tiêu định lượng cụ thể theo 4 viễn cảnh (Tài chính, khách hàng, quy trình, đào tạo) thì là BSC còn không là OGSM. Có mục tiêu công ty được định lượng cụ thể rồi thì chia nhỏ phân tách thành nhiều mục tiêu cá nhân, bộ phận định lượng được (M). Các mục tiêu bộ phận, cá nhân định lượng được gọi là KPI (chỉ số hoàn thành công việc). Để thực hiện được các chỉ số (KPI) này thì cần phải có chiến lược (S) và kế hoạch (T) cụ thể.

Nếu đúng như tôi hiểu thì thân mời cả nhà cùng xem vài hình thực tế:

Nếu các mục tiêu định lượng cụ thể theo 4 viễn cảnh (Tài chính, khách hàng, quy trình, đào tạo) thì là BSC còn không là OGSM.

Có mục tiêu công ty được định lượng cụ thể rồi thì chia nhỏ phân tách thành nhiều mục tiêu cá nhân, bộ phận định lượng được (M). Các mục tiêu bộ phận, cá nhân định lượng được gọi là KPI (chỉ số hoàn thành công việc)

Để thực hiện được các chỉ số (KPI) này thì cần phải có chiến lược (S) và kế hoạch (T) cụ thể.

Hi vọng mọi người hiểu và tư vấn cho lãnh đạo dùng công cụ này.

Tái bút: Sau khi up bài viết facebook tôi nhận được 2 comment rất giá trị. Mọi người đọc để hiểu hơn về OGSM này.

3 thoughts on “OGSM hay OGSTM là gì và so sánh với BSC ?

  1. Cảm ơn anh rất nhiều. Anh có thể cho mình xin file exel hệ thống mục tiêu ở trên được không ạ?

  2. Pingback: Mô hình OGSM và KPI | Blog quản trị Nhân sự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *