Làm cách nào để khắc chế việc nhân viên vẫn tự nhảy ra ngoài, mang theo khách hàng của công ty và làm ăn riêng ?

Mình dạo này bị nông dân hóa theo Seri bài CEO và Quản trị Nhân sự nên nhiều khi tiếp xúc với các anh chị em có vốn tiếng Việt thành phố là bị khớp. Phải mất mấy giấy để đầu dịch lại các từ về theo ngôn ngữ nông thôn.

Ví dụ như bài của anh Hayden Tran. Bài này chắc phải mất cả tiếng để dịch lại mất : ((

Có ai hỗ trợ giúp không ạ? Bài của anh Hayden, xin mạn phép mang về đây để mọi người trao đổi:

Đây là câu hỏi của Liet Huynh và chị Kim Phuong :

"Công ty mình kinh doanh ngành chế biến thực phẩm, nhân viên sales sẽ có lương căn bản & hoa hồng trên doanh thu rất tốt, nhưng họ vẫn tự nhảy ra ngoài, mang theo khách hàng của công ty và làm ăn riêng. Vậy làm cách nào để khắc chế việc này? Xin cảm ơn!"

Xin được trả lời anh chị như sau :
Vấn đề các anh chị đang gặp phải đó là Employees Engagement(EE) và đây là một chiến lược liên quan đến nhân sự được áp dụng rất nhiều tại các MNC, đặc biệt với các talents của họ và khi xãy ra tình trạng turnover về nhân sự tại doanh nghiệp quá cao.
Hayden sẽ giới thiệu với anh chị về 2 phần :
- Các chỉ số để đo lường về EE.
- Quy trình thực hiện EE, EE circle.

1/ Thông thường 3 chỉ số hay dùng nhất về EE dimensions là 3G : GET - GIVE - GROW. 3 chỉ số đo lường này là mối liên hệ qua lại giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mối liên hệ này là tuyệt đối tôn trọng lẫn nhau về cả mặt con người lẫn chính sách và văn hóa doanh nghiệp.

GET : chỉ số này bao gôm các facilities cơ bản được doanh nghiệp mang đến cho người lao động như : lương cơ bản, thưởng, chính sách bảo hiểm, công cụ làm việc, môi trường làm việc, những cam kết về chi trả, thời gian chi trả...Thông thường chỉ số này sẽ gắn với tiêu chí OTIF(On Time In Full)

GIVE : chỉ số này tương ứng với những gì người lao động đã đc GET từ doanh nghiệp và người lao động sẽ contributes gì cho doanh nghiệp cho tổ chức. Thông thường chỉ số này thể hiện như doanh số đạt được trong tháng/quý/năm, tỉ suất lợi nhuận, project hoàn thành...một cách rất cụ thể bằng con số.

GROW : đây là chỉ số vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp và cả người lao động. Ứng với GET & GIVE, doanh nghiệp - người sử dụng lao động phải có một lộ trình phát triển dành cho người lao động, đặc biệt đối với các talent của doanh nghiệp. Hai bên phải có những discussion để xây dựng PDP(Personal Development Plan) cho từng nhân viên và align với nhau về plan thì mới tạo ra được chỉ số EE đối với người lao động.
Nếu các anh chị xây dựng cho doanh nghiệp mình 3G như thế này thì bước đầu chúng ta đã tạo được niềm tin cho người lao động có thể gắn kết với doanh nghiệp, chứ không chỉ là xây dựng về chính sách lương thưởng đơn thuần.
Để xây dựng được 3G này chúng ta sẽ đi tiếp để xây dựng EE circle

2/ EE Circle :
Thông thường EE circle chúng ta phải trải qua 4 hoặc 5 giai đoạn sau tùy theo năng lực của doanh nghiệp mà set up và ở từng giai đoạn phải có bước giám sát đánh giá theo Grading system của từng doanh nghiệp.
a) RECRUITMENT
b) TRAINING
c) DEVELOPMENT
d) REWARDS
e) RECOGNITION

Tùy theo quy trình internal mà chúng ta có thể nhập chung phần (d) và (e) vào cùng với nhau.
Đối với từng giai đoạn chúng ta phải có quy trình rất rõ ràng cho từng giai đoạn, ví dụ : Recruitment process chúng ta phải có tiêu chí tuyển dụng, Job Description, Working plan cho ứng viên và thời gian hoàn thành process tuyển dụng là trong bao lâu.

Việc xây dựng các process này phụ thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp nên khi các anh chị có tương tác và nhu cầu cân triển khai thì Hayden cùng Core Consultant Team của L&D group sẽ hướng dẫn chi tiết cho các anh chị nhé.
Rất mong nhận được phản hồi và ý kiến đóng góp thêm của tất cả các anh chị và mong nhận được thêm nhiều câu hỏi cũng như chia sẻ từ các thành viên.

Hẹn gặp mọi người ở các bài sau với các thuật ngữ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *