Giữ người – ví dụ về sự khác nhau giữa có học và không có học…

2 bức ảnh dưới đây là sự khác nhau giữa học qua Trải nghiệm thực tế và học Nghiên cứu lý thuyết.

Hình 1 - bên trên: Là của 1 anh CEO. Anh chia sẻ về làm thế nào để giữ chân nhân tài. Bao gồm 5 yếu tố:
- Mối quan hệ chân thành
- Thẳng thắn phản hồi 2 chiều
- Quyền lợi sát thực
- Hoạch định tương lai
- Môi trường làm việc cởi mở

Hình 2 - bên dưới: Là lý thuyết về 2 yếu tố. Thuyết chỉ ra rằng: để nhân viên không bất mãn (rời bỏ tổ chức) thì cần phải có các yếu tố duy trì sau:
- Chế độ, chính sách của tổ chức: có đủ như các công ty khác.
- Sự giám sát trong công việc: phù hợp
- Các điều kiện làm việc: như trung bình thị trường
- Lương bổng và các khoản thù lao: bằng trung bình của thị trường
- Quan hệ với đồng nghiệp: không có vấn đề
- Quan hệ với các cấp (cấp trên, cấp dưới): bình thường

Tức là ở hình 1 ta thấy cái lộn xộn không phân biệt được đâu là cái cần đâu là cái thêm. Anh CEO hẳn căn cứ theo tháp nhu cầu Maslow và thấy ở đâu, cái gì hay, hợp lý thì áp. Và đó là hệ quả của việc coi thường lý thuyết. Trong những điều anh CEO nếu ra có 1 số là các yếu tố tạo động lực như:
- Sự thừa nhận của tổ chức, lãnh đạo và đồng nghiệp về thành quả công việc
- Trách nhiệm trong công việc.
- Sự tiến bộ, thăng tiến trong nghề nghiệp.
- Sự tăng trưởng mong muốn.
Những yếu tố động lực này không có tác dụng nhiều trong việc giữ chân. Có thì tốt mà không có thì nhân tài cũng chả bỏ tổ chức mà đi. Có điều họ sẽ không nỗ lực làm việc thôi.

Hi vọng anh CEO đọc được tút này!

Nguyễn Hùng Cường |kinhcan24
HRM Blogger | HRM consultant at Blognhansu.net.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *