Hướng dẫn xây dựng Tiêu chuẩn Bậc chức danh chuyên môn và quản lý

Sáng nhận được mail này, tự nhiên tôi lại có động lực mở blog ra và viết TUT. Những ai làm ở tập đoàn nhà nước chắc hản sẽ quen với thuật ngữ này: Tiêu chuẩn Bậc chức danh chuyên môn và cán bộ quản lý. Phòng Tổ chức Lao động hẳn sẽ có 1 quyển bí kíp dầy ụ để liệt kê ra chức danh nào có tiêu chuẩn gì? Mọi người có tưởng tưởng ra quyển bí kíp đó trông thế nào không ? (Câu đố dành cho ai chưa làm tập đoàn nhà nước thôi nhé). Trước tiên xin mời cả nhà đọc qua bài toán:

Dear Kinhcan!

Công ty giao cho mình làm lại Quy chế lương, theo đó là Thang bảng lương và Bậc chức danh. Mình đã xây dựng xong Quy chế trả lương, Thang lương và bậc chức danh. Giờ chỉ đang đau đầu về việc xây dựng " Tiêu chuẩn Bậc chức danh" cho từng vị trí để đánh giá, sắp xếp lại lương cho nhân viên

Trong Bộ tài liệu mà mình đang có, thì thấy có tài liệu về khung năng lực. Mĩnh đã đọc mấy bữa nay, nhưng thiệt là bôí rối, vì không biết kết nối thế nào để xây dựng lại tiêu chuẩn bậc chức danh bây giờ.

Cường có thể tư vấn cho mình, hướng dẫn cách để xây dựng "Tiêu chuẩn Bậc chức danh " không? (hướng của Công ty là xây dựng 5 bậc tiêu chuẩn cd"

Bạn nhận được mail này, xin vui lòng take chút thời gian reply lại cho mình với nhé. Đang trông chờ :)

Thanks,

Bài toán đã rõ, trong đầu tôi hiện ra nhiều ý và tôi cũng hơi băn khoăn nên bắt đầu từ ý nào. Có lẽ bắt đầu từ từ khóa "bí kíp" mà tôi nói ở trên. Bản tiêu chuẩn chức danh chuyên môn và cán bộ quản lý là 1 quyển giống như quyển luận văn được in trên giấy A4 và đóng quyển. Tôi đã từng đọc nó trong một dự án tư vấn. Nó có khoảng 100 trang. Trong đó nó chia làm 2 phần:
- Tiêu chuẩn bậc chức danh chuyên môn với cấu trúc:
a) Chức trách
b) Hiểu biết
c) Làm được
d) Yêu cầu trình độ

Chuyên môn sẽ có 4 cấp (ngạch): Cán sự (kỹ thuật viên) -> Chuyên viên (kỹ sư) -> Chuyên viên chính (kỹ sư chính) -> Chuyên viên cao cấp (kỹ sư cao cấp)

tieu-chuan-chuc-danh-chuyen-mon

- Tiêu chuẩn bậc chức danh cán bộ có cấu trúc:
1. Hiểu biết
2. Năng lực
3. Trình độ, kiến thức
4. Kinh nghiệm

Cán bộ sẽ có 4 cấp: nhân viên (là những người đang làm chuyên môn) -> Phó phòng -> Trưởng phòng -> Phó tổng Giám đốc

tieu-chuan-chuc-danh-truong-phong

Cả 2 phần đều được viết cấu trúc giống nhau gồm 4 mục. Cách thức xây được tham khảo bởi thông tư số 04/1998/TT- BLĐTBXH ngày 04/4/1998 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Ai muốn hiểu sâu hơn về bản tiêu chuẩn chức danh này nên đọc thêm thông tư và 2 bài viết của tôi về chủ đề lộ trình công danh theo nhà nước:
- Lộ trình công danh trong công ty nhà nước ( https://goo.gl/xxGZJn )
- So sánh bảng phân bậc của Việt Nam và Nhật bản ( https://goo.gl/JDJhvY )

Chúng ta cùng điểm qua 1 chút hệ thống nhà nước để hiểu. Đây chính là hình thức sơ khai đầu tiên khi xây dựng Bản tiêu chuẩn chức danh hay hiện đại hơn gọi là : Lộ trình công danh. Với bản sơ khai, đôi khi chúng ta có thể tạm quy Tiêu chuẩn bậc chức danh = Tiêu chuẩn công việc. Ai ở bậc cao hơn thì sẽ phải làm nhiều việc hơn và yêu cầu dài hơn. Ví dụ như:

bang-phan-bac

Sau đó chúng ta cảm tính nhặt người vào từng bậc và trả lương tương ứng với thang lương như:

Cách làm của nhà nước là như vậy. Chúng ta có thể học tập. Thực tế tôi thấy nhiều công ty học tập như vậy. Không biết là do họ nghĩ ra hay học tập nhưng đúng là vậy.

Hướng nào làm khác nữa không ? Tôi thấy có. Nếu để ý hơn thì Tiêu chuẩn bậc chức danh có thể được hiểu là Khung năng lực hoặc Từ điển năng lực. Và nó nằm trong 1 dự án lớn lương 3P. Để hiểu hơn về dự án này, anh chị em và các bạn đọc bài: Hướng dẫn xây dựng lương 3P bằng hình ảnh - https://goo.gl/F2t1WN. Tiêu chuẩn bậc chức danh để trả lương P2 như ở bảng dưới:

Nếu chúng ta thông nhất Tiêu chuẩn bậc chức danh là Khung năng lực thì hướng dẫn nó tương tự như ở bài: Hướng dẫn xây dựng khung năng lực bằng hình ảnh - https://goo.gl/SFBV27. Kết quả nó giống như ở bản demo mà tôi gửi cho mọi người: Bộ tài liệu demo và hướng dẫn xây dựng từ điển năng lực (khung năng lực) v30 - https://goo.gl/AdsTMC . Ít ra thì nó cũng phải giống như của Microsoft: Năng lực hài hước trong bộ từ điển năng lực của Microsoft - https://goo.gl/YBB6e2

Chúc mọi người xây dựng thành công!

3 thoughts on “Hướng dẫn xây dựng Tiêu chuẩn Bậc chức danh chuyên môn và quản lý

  1. Duc có quan điểm ko biết cái này có đúng hay không nhưng mỗi năm nhà nước mất 17000 tỷ đồng cho các cán bộ sáng cắp sách đi, tối cắp sách về thì không hiểu nó xây dựng nhằm mục đích gì?

      • Ý của D là:
        – mục đích thật sự khi xây dựng tiêu chuẩn bậc chức danh là gì?
        – cách xây dựng này đã là tốt nhất chưa? Nếu đã tốt thì tại sao mỗi năm nhà nước đang nuôi không 17.000 tỉ đồng cho các cán bộ “sáng cắp sách đi, chiều cắp sách về”
        – hoặc nếu bản này là tốt vậy thì có phải do con người làm sai hay không? Nếu do con người làm sai thì lại do đâu?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *