Làm sao biết bậc thợ lành nghề x cần năng lực y với cấp (mức) độ thành thạo z?

Câu hỏi cân não nhất buổi hôm nay: "Làm sao biết bậc thợ lành nghề x cần năng lực y với cấp độ thành thạo z?"

Tối qua nhặt được câu hỏi: "Tại sao chúng ta biết một vị trí có bậc x cần năng lực y với cấp độ z?". Hay "làm sao biết học sinh lớp 1 cần năng lực tính toán cấp độ 2?" nên tôi lại bắt đầu viết bài để anh chị em cộng đồng cùng hiểu và ôn lại những gì mình đã nghiên cứu.

Nếu đang xây Hệ thống Quản trị năng lực, tôi tin bạn sẽ thấy mình có cái gì đó giống như kiểu "bộ Giáo dục" của công ty. Lúc đấy, hẳn bạn sẽ liên tưởng đến giáo dục và đặt câu hỏi: "Làm sao biết đến lớp 4, học sinh mới cần học khoa học?" Rồi tương tự: "Làm sao biết học sinh ở lớp 3 cần năng lực tính toán với cấp độ 3 (có thêm tri thức nhiệt độ) mà không phải cấp độ 4 (có thêm tri thức về số đo góc)?"

Tôi cũng như bạn, sau khi tự đặt câu hỏi xong là tôi đi tìm câu trả lời. Lần mò mãi, tôi dần có câu trả lời.

Theo như cách làm của các trường đại học là: Khảo sát, lấy ý kiến nhu cầu của các đơn vị sẽ dùng sản phẩm đầu ra (doanh nghiệp, nhà nước) xem họ cần năng lực và biểu hiện hành vi của các năng lực đó. Sau đấy trường sẽ coi các năng lực đó thứ cần đào tạo, biểu hiện hành vi của năng lực là nội dung đào tạo. Căn cứ dựa trên độ khó của nội dung đào tạo, tổng thời gian học của sinh viên và tổng chi phí họ đóng cho trường thì sẽ chia các năng lực thành các cấp độ để tiến hành đào tạo. Các cấp độ được xây theo nguyên tắc xoáy ốc mở rộng. Khi đào tạo sẽ sử dụng nguyên lý vùng phát triển gần (người đã làm được hướng dẫn).

Theo như cách làm của bộ Giáo dục với học sinh: Để trở thành người Việt Nam trưởng thành có đủ năng lực tồn tại và sinh sống trên đất nước thì họ cần phải có các năng lực:
- 05 năng lực phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- 06 năng lực chung: tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- 07 năng lực chuyên môn: tìm hiểu tự nhiên xã hội, công nghệ, thẩm mỹ, thể chất, tin học, tính toán, ngôn ngữ.

Những năng lực này sẽ được đào tạo trong 12 năm. Mỗi năm đào tạo 9 tháng. Trong 9 tháng đó, mỗi ngày học 4 tiếng, mỗi tháng học 20 ngày. Do thiệu quả học tốt nhất là 45 phút nên ngày học sinh sẽ học 5 tiết. Như vậy, tổng số tiết học của học sinh để trở thành người Việt Nam trưởng thành là: 60 phút * 4h * 20 ngày * 9 tháng * 12 năm / 45 phút = 11.520 tiết.

Dựa trên những năng lực cần có ở trên, các chuyên gia trong bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu để ra:
- Chuẩn đầu ra cao nhất hay mức độ thành thạo của năng lực vào năm 18 tuổi.
- Tổng thời gian đào tạo (tổng số tiết) để có thể đáp ứng được chuẩn đầu ra.
- Thời gian trung bình (số tiết trung bình) đào tạo một năng lực phù hợp với từng chu kỳ đào tạo (tức là số tiết phù hợp với từng lứa tuổi)
- Chuẩn đầu ra cho từng mức độ thành thạo

Chúng ta lấy ví dụ năng lực Tính tóan ở trên. Năng lực toán chia thành 2 nhóm:
- Đại số
- Hình học
Và để đỡ dài, chúng ta giả sử chỉ tính đến khi trẻ hết 10 tuổi. Chuẩn đầu ra của mức độ này là:
- Đại số: Tính toán được nhân chia cộng trừ thành thạo đến con số 1000
- Hình học: Phân biệt và vẽ được các loại hình.
Tổng số tiết toán trẻ cần học để có thể đạt chuẩn đầu ra lúc 10 tuổi (mức độ thành thạo cao nhất) là: 805 tiết

Từ số tiết đó, với sức học của từng lứa tuổi nhỏ hơn 10, trung bình mỗi tuổi chỉ có thể học được 150 tiết. Như vậy số mức độ thành thạo của năng lực tính toán là: 805/ 150 = 5,3 mức. Làm tròn thành 5 mức. Ta gọi 5 mức này là 5 lớp.

Có được 5 lớp rồi, bộ sẽ ra chuẩn đầu ra cho nhóm hình học:

Khi tìm hiểu, tối thấy năng lực tính toán mức (cấp) độ 2 hay lớp 2 có các biểu hiện:
- Cộng trừ được số hàng chục
- Phân biệt được các hình học phẳng cơ bản.

Có được chuẩn đầu ra (các biểu hiện hành vi của năng lực) và số tiết cần đào tạo, các chuyên gia của bộ Giáo dục đã phân bổ các tiết học như sau:

Mỗi lớp ở trên, tôi hay gọi là một bậc thợ lành nghề.

Lưu ý: Mức độ thành thạo và bậc thợ lành nghề là 2 thuật ngữ tôi đưa ra để phân biệt và giúp quá trình xây dựng hệ thống Quản trị năng lực được dễ dàng hơn.
- Mức độ thành thạo để nói về 1 năng lực.
- Bậc thợ lành nghề để nói về 1 vị trí (tập hợp của nhiều năng lực với các mức độ thành thạo được yêu cầu khác nhau).

Quay trở lại với câu hỏi: "Làm sao biết học sinh ở lớp 3 cần năng lực tính toán với cấp độ 3 (có thêm tri thức nhiệt độ) mà không phải cấp độ 4 (có thêm tri thức về số đo góc)?". Câu trả lời hiện vẫn đang là vì độ tuổi của học sinh chưa đủ (não còn bé, thần kinh chưa vững), tổng thời gian để tiếp nhận kiến thức cấp (mức) độ 3 đã hết nên nếu đẩy học sinh học cấp độ 4 sẽ không được. Ngoài ra với nguyên tắc đào tạo "vòng xoắn ốc", các kiến thức cần phải được bồi đắp từ đơn giản đến cao. Do đó khởi đầu cần lựa chọn các biểu hành vi đơn giản, về sau sẽ đưa những biểu hiện hành vi (chuẩn đầu ra) cao cấp hơn.

Cuối bài, xin chia sẻ cách làm năng lực của tôi như sau:
- 1. Lên khung năng lực vị trí: lọc và lựa chọn các năng lực cho vị trí.
- 2. Xác định chuẩn yêu cầu cấp độ cho từng năng lực của khung mà doanh nghiệp cần.
- 3. Từ yêu cầu đó đặt vào bậc thợ nhất định (ví dụ x)
- 4. Có bậc thợ x thì tiếp tục tính toán cấp độ năng lực cho các bậc kế bên.

Toàn bộ quá trình này toàn dựa vào pp chuyên gia (cảm tính) nhận định năng lực cần cấp gì trong các cấp (1. Cơ bản; 2. Khá; 3. Giỏi...) và yêu cầu khung năng lực (tiêu chuẩn các năng lực) thuộc bậc thợ nào (1. Mới; 2. Cơ bản; 3. Khá; 4. Giỏi...)

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống Quản trị nhân sự bài bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *