Quan điểm thế nào, hệ thống Quản trị Nhân sự vậy, bệnh cũng từ đó mà ra

Thứ bẩy, đang tiếp tục ngồi viết sách để cho ra lò quyển blog nhân sự số 5: Hệ thống quản lý hiệu suất thì được 1 chị (chắc là CEO) vào hỏi. Nội dung như thế này:

- Chị: Bên chị chấm dứt HĐLĐ với Trưởng Phòng nhân sự trước thời hạn. Và thỏa thuận chấm dứt thì Luật sư đã làm xong. Chị đang bối rối vụ bàn giao. Lý do chấm dứt: Là khi bạn ấy về làm : 100% nhân sự dưới quyền áp lực và xin nghỉ việc => Chị nghi ngờ sự thiện chí bàn giao. Nên advise chị các list nhận bàn giao với. Vì nhân sự nhận bàn giao hiện tại chủ yếu các bạn mới.
+ Tôi: Em sẽ đặt ra câu hỏi ở đây (100% nhân sự dưới quyền áp lực và xin nghỉ việc). Em đang nghĩ các bạn dưới quyền có phải là người không chịu được áp lực không?
- Chị: Ko. Do cách bạn ấy ứng xử. Ví dụ: Quát mắng. Và cách giao việc khiến họ thấy mệt. Áp lực CV thì ko sao. Áp lực vì bị mắng thì ko được.
+ Tôi: Tức là các bạn dưới quyền không chịu được mắng đúng không chị?
- Chị: Đúng rồi. Văn hóa bên chị cũng ko chửi mắng. Mà cảm hóa, đào tạo.

Khi tôi đọc đến chỗ này, trong đầu tôi liền hiện lên quan điểm Nhân trị (tập trung vào con người). Những người theo quan điểm này là những người luôn theo cách: giáo hóa, giáo huấn, hướng con người tới con đường sáng. Tôi đoán chị CEO theo quan điểm này. Thường thì những người theo quan điểm pháp trị (tập trung vào công việc) sẽ khó hợp. Trí óc tôi lại tiếp tục hiện lên trong tích tắc hình ảnh bản thân với trải nghiệm không vui như bạn HRM kia (bị nhân viên cho nghỉ). Có lẽ tôi đồng cảm với bạn HRM nên tôi trao đổi tiếp.

+ Tôi: Vâng. Em mà vào bên chị thì chắc cũng bị vậy. Trong công việc em khá quyết liệt và không thích kiểu vòng vèo bên ngoài, lựa xem người ta có vui không để mắng. Nếu đã không phù hợp rồi (nhân trị và pháp trị), chị lại thích văn hóa kiểu nhân trị nữa thì nên chia tay.
- Chị: Chị lãnh đạo mấy trăm con người. Vẫn lấy chữ nhân làm trọng. Cao hơn mọi thứ, họ là con người. Kiến thức có thể học em ạ. Nhưng sự bao dung và nguyên tắc thì phải rèn luyện rất khắt khe. Nhất là leaders (quản lý).

Đọc đoạn trao đổi của chị, tôi mỉm cười một cái. Đúng như tôi nghĩ. Chị theo nhân trị. Tôi đã từng đi tư vấn ở kha khá công ty theo quan điểm nhân trị như vậy. Quan điểm nhân trị thường dẫn tới phong cách lãnh đạo là dân chủ. Với quan điểm và phong cách lãnh đạo vậy, hệ thống Quản trị Nhân sự sẽ là Hệ thống QT có nét kiểu gia đình. Tuy nhiên nếu không cẩn thận, Hệ thống Quản trị kiểu gia đình sẽ dẫn tới những hành vi không được như ý. Tôi hay gọi đó là các bệnh Quản trị Nhân sự. Cụ thể là "bệnh dân chủ quá trớn".

Như tôi đã nói rất nhiều, Hệ thống Quản trị là tập hợp của 2 nhóm yếu tố: Công cụ quản trị và Con người quản trị. Các yếu tố liên quan đến con người Quản trị bao gồm các lãnh đạo và quản lý cấp trung. Quản lý theo pháp trị mà Công ty theo nhân trị thì quản lý sẽ bị loại bỏ. Tôi hiểu rằng sẽ không thể làm gì được để hàn gắn giữa HRM và chị CEO nữa. Tôi tiếp tục:

+ Tôi: Em hiểu quan điểm của chị rồi. Với quan điểm của chị thì sẽ dẫn tới một loạt các hành vi về quản trị, nếu không cẩn thận sẽ dẫn tới "bệnh". Một trong số đó là : bệnh dân chủ quá trớn. : ) Để em tìm tài liệu bàn giao công việc gửi chị.

Các bạn có muốn xem tài liệu tôi gửi chị không? Hãy click vào đây nhé: Bien ban ban giao cong viec cho HRM nghi

Bản này chưa phải chi tiết. Nhưng tôi tin với một HRM có tâm, họ sẽ bàn giao đầy đủ.

Vâng! Kể cả nhà câu truyện và dòng suy nghĩ của tôi trong đó, chỉ để muốn nói rằng: "Quan điểm thế nào, hệ thống Quản trị Nhân sự vậy, bệnh cũng từ đó mà ra". Bạn có thấy:
- Quan điểm quản trị
- Phong cách lãnh đạo
- Hệ thống quản trị nhân sự
- Hành vi của con người trong tổ chức
trong tình huống trên? Như tôi đã viết ở trên. Công ty của chị CEO có văn hóa (tôi trộm đoán) như sau:
- Quan điểm quản trị: Nhân trị. Lấy con người làm trọng.
- Phong cách lãnh đạo: Dân chủ. Giáo hóa, giáo huấn,cảm hóa, đào tạo.
- Hệ thống quản trị nhân sự (công cụ, chính sách, quản lý):
+ Quản lý không được tạo áp lực cho nhân viên bằng cách quát mắng.
+ Nhân viên có thể trao đổi với cấp trên mọi vấn đề
- Hành vi của con người trong tổ chức:
+ Không khí làm việc kiểu gia đình
+ Mọi người nói năng tôn trọng nhau
+ Cảm thấy bị quát mắng là nghỉ
+ Bàn giao công việc không rõ ràng
...

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *