Những khoản chi phí bị luật Thuế khống chế mức tối đa

Thông tin này hay, có lẽ sẽ giúp được nhiều anh chị em. Nắm được các thông tin này, chúng ta sẽ làm trọn vẹn, không bị bóc tách chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

* THUẾ TNDN:
1. Chi phí lãi vay có quan hệ liên kết được trừ khi tính thuế TNDN ---------> không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.
Căn cứ: Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP

2. Mức chi bảo hiểm hưu trí và nhân thọ ---------> không vượt quá 3 triệu đồng/người.
Căn cứ: Điều 2 Nghị định 146/2017/NĐ-CP

3. Mức chi có tính chất phúc lợi --------> Không quá 1 tháng lương
Căn cứ: Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC

4. Mức chi trang phục ---------> Không quá 5 triệu/người/năm
Căn cứ: Thông tư 78/2014/TT-BTC

5. Chi phí khấu hao TSCĐ
- Quy định tại điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC
- TSCĐ thông thường: Bị khống chế thời gian, phương pháp khấu hao từng loại tài sản theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.
- Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, được áp dụng khấu hao nhanh, nhưng tối đa không quá 2 lần khấu hao đường thẳng. Sau khi áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, doanh nghiệp vẫn có lãi.
- Đối với xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn, ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) thì chỉ được tính vào chi phí được trừ phần khấu hao tương ứng với phần giá trị 1,6 tỷ đồng trở xuống.
Căn cứ: Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC

6. Chi tiền lương tiền công
- Doanh nghiệp phải chi trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp trong năm cho người lao động trước 30/3 năm liền kề.
- Quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Sau khi trích lập doanh nghiệp không bị lỗ, (nếu lỗ thì không được trích đủ 17%.). Quỹ lương dự phòng được chi hết trong 6 tháng đầu năm của năm sau liền kề

7. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa
- Quy định tại điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC.
- Phần chi vượt mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu mà Nhà nước đã ban hành định mức sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

* THUẾ GTGT:
8. Hoàn thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu ---------> Không quá 10% doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Căn cứ: Khoản 4 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC

* KHUYẾN MẠI:
9. Khuyến mại ----------> Mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. Điều này được hiểu là hàng khuyến mại tại Việt Nam chỉ có thể "sale-off" tối đa 50%.
Căn cứ: Điều 6 Nghị định 37/2006/NĐ-CP

* THUẾ TNCN:
10. Doanh thu cho thuê tài sản được miễn thuế TNCN --------> không quá 100 triệu đồng/năm (cá nhân có tài sản cho thuê) (tính theo năm Dương lịch)
Căn cứ: Điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC

11. Mức thu nhập vãng lai khi ủy quyền quyết toán thuế TNCN ---------> Không quá 10 triệu đồng/tháng.
Căn cứ: Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC

12. Thuế TNCN cho người phụ thuộc --------> Thu nhập không quá 1 triệu đồng/tháng.
Căn cứ: Điểm d, đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC

Xem chi tiết tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC và Công văn Số 2785/TCT-CS ngày 23/7/2014 của BTC quy định các khoản chi phí bị khống chế như: Chí tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, hoa hồng môi giới, hội nghị, cho biếu tặng, trang phục cho nhân viên ...

Theo Luật Việt Nam

Tiện thể, nhà mình có ai xem đá bóng hôm nay không? Tôi up cái ảnh thay stt:

À, bài này là bài update cho bài: Phân bổ phụ cấp phúc lợi tối đa là bao nhiêu để hợp lý chi phí tiền lương ? (2016) - http://blognhansu.net.vn/?p=16559

One thought on “Những khoản chi phí bị luật Thuế khống chế mức tối đa

  1. Pingback: Phân bổ phụ cấp phúc lợi tối đa là bao nhiêu để hợp lý chi phí tiền lương ? | Blog quản trị Nhân sự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *