Level of Mindset (Tầm nhận thức) và các của tháp nhu cầu Maslow châu Á

Sáng sớm làm tí về Quản trị Nhân sự cho nó máu. Khi đã chia sẻ Hoài bão, Tầm nhìn, Sứ mệnh, Mục tiêu và cả gắn tư tưởng, quyền lợi Làm chủ mà vẫn không ăn thua. Tức là Mindset (Tầm nhận thức) của người nhận chia sẻ ở đâu đó tầng 1 hoặc 2 trong 4 tầng ( Partner, Employee, Leader, Owner). Tương đương với việc họ ở tầng 1, 2, 3 trong tháp nhu cầu Maslow. Maslow là của châu Âu nên chúng ta sẽ chuyển thể đôi chút sang châu Á. Cụ thể chúng ta có 5 cấp nhu cầu:

I. Nhu cầu cơ bản
1. trả luơng đúng ngày, và đảm bảo các khoản phúc lợi,
II. Nhu cầu an toàn:
2. nhận được sự quan tâm từ cấp trên.
III. Nhu cầu gia nhập:
3. có dịp gặp gở lãnh đạo cao cấp, hoặc tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được phát triển những thế mạnh của từng cá nhân.
IV. Nhu cầu ngưỡng mộ:
4. được nể trọng,
5. phát nhiều tiền thưởng, chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi
6. lương cao.
7. được đặc quyền khi nhận một nhiệm vụ, hay hoàn tất một nhiệm vụ.
V. Nhu cầu vị thế:
8. đựơc đề bạt vào những vị trí công việc mới có mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn.

4 tầng Mindset của Chủ tịch Bibomart:

Chọn người đồng hành là chọn "Mindset"
------------------
Level of Mindset (Tầm nhận thức)

Làm việc với con người không phải là làm với những "physical features" (hình thức bề ngoài). Nhìn nhận một con người không phải bằng tên tuổi, vị trí, kinh nghiệm, tài sản, hình thức ... mà phải nhìn vào thái độ.

Thái độ tích cực sẽ quyết định một mối quan hệ tích cực và mang lại những thành quả tốt đẹp. Thái độ (attitude) xuất phát từ tư duy (ways of thinking), tư duy xuất phát từ nhận thức (mindset).

"Level of mindset" sẽ quyết định Tầm - Tâm - Tài của một người. Đo lường chính xác "level of mindset" sẽ giúp chúng ta xác định được chính xác loại hình hợp tác với một đối tác/ nhân viên khi gặp gỡ và xác lập mối quan hệ.
Xây dựng một doanh nghiệp là một chặng đường rất dài, nhiều thách thức và phát triển qua nhiều cấp độ từ thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn. Từ công ty với 2 người, giờ có hơn 2000 người - phát triển doanh nghiệp thực chất là một quá trình phát triển con người, tìm tuyển và đào tạo, gắn kết họ lại thành một khối để cùng tiến về một đích. Dùng người nhất định phải phân định được mindset của từng người.

Có 4 loại mindset trong các mối quan hệ công việc:
1.Partner Mindset - Tư duy đối tác: hợp tác trong phạm vi công việc nhất định và thường là ngắn hạn.

2. Employee Mindset - Tư duy của người đi làm thuê: Công ty trả thù lao tốt thì tôi về, giao việc thì tôi làm. Họ thường sòng phẳng, luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu, ít quan tâm đến Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi và những khó khăn của doanh nghiệp. Sợi dây gắn kết với tổ chức thường lỏng lẻo, đến và đi đều dễ dàng.

3. Leader Mindset - Tư duy lãnh đạo: là người hiểu rõ Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Có đạo đức, nhân cách, biết hy sinh lợi ích trước mắt vì tập thể, biết làm gương, luôn quan tâm, chia sẻ, đào tạo đội ngũ. Có đủ Tầm - Tâm - Tài để dẫn dắt đội ngũ. Họ là những người có thể cùng nhau dựng nghiệp lớn và chia sẻ lợi ích dài hạn.

4. Owner Mindset - Tư duy của người làm chủ: cấp độ cơ bản là những người biết nghĩ cho lợi ích của doanh nghiệp, tự giác làm việc, làm việc hết mình, tiết kiệm chi phí... Họ hiểu công ty có phát triển thì bản thân mới có việc làm ổn định, thu nhập tốt và cơ hội thăng tiến. Nhảy việc sang nơi mới cũng không chắc tốt hơn.

Level Owner Mindset cao hơn là những người làm việc với tất cả sự đam mê, tận tuỵ, tâm huyết, không bao giờ bỏ cuộc. Xem công ty như một phần máu thịt, là sự nghiệp duy nhất và gia đình thứ 2 của mình. Là đại sứ của văn hoá và Giá trị cốt lõi. Sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, hy sinh vì Sứ mệnh và Tầm nhìn chung (Bibo may mắn có hàng trăm nhân sự ở level này).

Việc của người chủ doanh nghiệp chỉ là xác định đúng Mindset của từng người và đặt họ đúng vị trí của họ:

- Người có Tầm và Tài nhưng chỉ có Partner Mindset, chưa thực sự Tâm huyết với mình ==> mời làm tư vấn, đối tác. Trong quá trình hợp tác nếu tìm thấy điểm chung về Giá trị cốt lõi, cam kết dài hạn cho Tầm nhìn, Sứ mệnh chung ==> chuyển đổi quan hệ thành shareholder, BOD.

- Người có Tài nhưng chỉ có Employee Mindset, đề cao vấn đề thu nhập và luôn loi choi với vấn đề lợi ích cá nhân trước mắt, Tầm chưa tới, Tâm huyết chưa nhiều ==> Quan hệ công việc đơn thuần: giao việc, trả thù lao đúng hợp đồng, có thể đến và đi. Không thưởng cổ phiếu. Không cùng chia sẻ khó khăn cũng sẽ không ngồi một bàn để chia sẻ lợi nhuận.

- Người có Leader Mindset, có đủ Tầm - Tâm - Tài là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Chia sẻ cổ phần sẽ giúp họ có thêm Owner Mindset và trở thành những cây đa cây đề, kiên định đến cùng vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

- Dù ở vị trí cao hay thấp, mới hay cũ, ở xa hay gần... những người có Owner Mindset (Tư duy của người làm chủ) luôn rất đáng trân quý và chính họ sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững và trường tồn.

Doanh nghiệp nào đề cao các hoạt động đào tạo Nhận thức với định hướng "Học làm người trước khi học làm việc", luôn lấy bộ Giá trị cốt lõi và Quy tắc ứng xử làm thước đo cho mọi hoạt động: tuyển dụng, bổ nhiệm, đãi ngộ ... doanh nghiệp đó có hệ Nhận thức và văn hoá tốt.

Chính sự đầu tư có chiều sâu về Nhận thức này sẽ tạo nên một môi trường văn hoá trong đó có những con người biết đặt mình vào vị trí của người khác và của doanh nghiệp. Vì "Tầm nhìn" chứ không "vì tiền".

Chủ doanh nghiệp luôn là người làm toán rất giỏi. Họ sẵn sàng đầu tư ngắn hạn để giải những bài toán trước mắt. Đầu tư chiều sâu cho những tầm nhìn dài hạn. Biết những người có thể cùng họ đến đài vinh quang. Biết ai sẽ chỉ có thể cùng họ đi một đoạn đường. Biết ngồi cùng ai để bàn chuyện chiến lược. Biết cùng ai trăn trở dựng nghiệp. Biết chia sẻ khó khăn và thành quả cùng với ai. Họ biết dùng người trước hết bởi họ hiểu Mindset của bạn.

Bạn đang ở đâu trong 4 nhóm Mindset này?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *