Giấy đơn xin xác nhận nhân sự – dân sự cho người lao động có được phép không ?

Làm nhân sự (HR) tại các nhà máy thì hẳn mọi người sẽ không lạ gì với thuật ngữ "đơn xin xác nhận nhân sự" hoặc "đơn xin xác nhận dân sự" hoặc "giấy xác nhận nhân sự". Nguyên nhân phải có tờ đơn này hẳn ai cũng có thể suy luận ra được. Nào là do nhà máy bị mất cắp nhiều quá, nào là do công nhân vi phạm kỷ luật nhiều, nào là do công nhân không tuân thủ nội quy. Các HR nhà ta thì bất lực trong việc lọc ra những đối tượng không phù hợp khi phải tuyển số lượng lớn và nhiều. Và để tiện cho việc của mình, phòng nhân sự cũng giống hệt như các cơ quan nhà nước, không làm được thì đẩy việc khó lại cho dân. Dân ở đây là người lao động. Chúng ta không biết cách lọc ra người tốt, người xấu vậy là chúng ta đẩy việc đó cho người lao động, bắt họ về địa phương để xác nhận hạnh kiểm, xác nhận không có tiền án, tiền sự.

Thực ra có làm thế này thì cũng không kỹ. Mọi người xem bức ảnh dưới đây sẽ rõ. Nhân sự nên làm như bên chính trị (Đảng). Để được vào Đảng, phải có người về tận nơi thẩm tra lý lịch.

Đây là mẫu đơn xin xác nhận nhân sự:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hành phúc
................., ngày......tháng.....năm...............

GIẤY XÁC NHẬN NHÂN SỰ

Kính gửi: Công an xã, phường, thị trấn.......

Tôi là:

Họ và tên: ……………….. Ngày sinh : …………….
Dân tộc Kinh Quốc tịch: Việt Nam
CMND số: …………. Ngày cấp: ………..
Nơi cấp: Công an ……………..
HKTT: …………………………..
Chỗ ở hiện tại: ……………………….

Trong quá trình sinh sống ở địa phương tôi luôn chấp hành tốt các chủ chương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bản thân luôn hoàn thành các nhiệm vụ được địa phương giao, không vi phạm pháp luật, không có tiền án tiền sự.

Tôi cam đoan những lời trình bày của tôi là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, kính mong Quý cơ quan Công an xác nhận tình trang nhận sự ở địa phương của tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!

Người đề nghị
(Ký, ghi rõ ho tên)

XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN....

À, khi nói đến "xác nhận nhân sự", có thể mọi người sẽ nhầm đến hoạt động này: Xác nhận nhân sự chủ chốt tại phòng quản lý doanh nghiệp xuất nhập khẩu ( http://goo.gl/Ny1Qp0 ). Cùng là 1 kiểu xác nhận nhân sự về bản chất giống nhau, tức là cùng đẩy khó cho người khác. Nhưng một cái là quy định nhà nước còn 1 cái lại là quy định của công ty. Chúng ta sẽ cùng bàn xem cái thủ tục hành chính này của công ty có đúng luật không?

Nhìn qua thì thấy cái mẫu đơn xin xác nhận nhân sự ở trên giông giống như cái phiếu lý lịch tư pháp:

Vì nó giông giống với phiếu lý lịch tư pháp nên công anh Phường (xã) thường sẽ bảo người xác nhận lên sở tư pháp để làm. Lên đây thì chắc chắn phải chờ chục ngày. Tìm hiểu kỹ thì chúng ta sẽ thấy có 2 loại giấy:

1. Giấy xác nhận nhân thân:
- Số trang: 01
- Căn cứ: thông tư liên tịch 03/2010/TTLT - BYT - BCA ngày 20 tháng 01năm 2010
- Cơ quan xác nhận: đúng thẩm quyền là CAP
- Lệ phí cấp: 0 đồng

Giấy này xử dụng trong trường hợp : giấy chứng minh nhân dân (CMND) bị mất hoặc quá hạn nhưng không có các giấy tờ thay thế khác thì buộc phải làm GIẤY CHỨNG NHẬN NHÂN THÂN hay còn gọi là GIẤY XÁC NHẬN NHÂN THÂN do công an phường nơi hành khách cư trú xác nhận.

2. Lý lịch tư pháp:
- Số trang: 09
- Căn cứ: thông tư 16/2013/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2013
- Cơ quan xác nhận: STP
- Lệ phí cấp LLTP:
+ 1. Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp: 200.000đồng/lần/người
+ 2. Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ : 100.000 đồng/lần/người
+ 3. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thu thêm 3.000 đồng/Phiếu.

Ai quan tâm tới thủ tục cấp giấy Lý lịch tư pháp tại Hà Nội vui lòng click vào đây: http://goo.gl/nXc3yG . Trong này có mẫu đơn luôn.

Như vậy, quay lại với mẫu phiếu ở trên, phòng nhân sự không nên đổi tên cái giấy đó thành Giấy xác nhận nhân sự. Cứ để nguyên thì có khi sẽ dễ dàng hơn cho người lao động. Tránh bị đẩy đi đẩy lại giữa CA Phường với Sở tư pháp.

Nhưng câu hỏi: Việc yêu cầu người lao động cung cấp giấy Xác nhận nhân sự hay Xác nhận nhân thân có đúng luật lao động không ?, đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có câu trả lời. Có một điều tôi chắc chắn đó là về Sổ lao động. Sổ này trước kia được dùng để cấp cho người lao động như sổ hộ khẩu và mang nó đi để xin việc. Khi có việc gì thì Doanh nghiệp sẽ phê vào sổ coi như án tích hoặc khen thưởng. ( Tìm hiểu thêm về sổ lao động tại đây: http://goo.gl/vLKcF4 ). Tuy nhiên đến dạo gần đây thì luật đã bãi bỏ việc phải có sổ lao động này ( http://goo.gl/QusjW6 ).

Trong bài viết Bộ hồ sơ lao động (nhân sự) chuẩn theo luật cần có những gì ? ( http://goo.gl/e7Uj0U ) tôi đã đi tìm hiểu và chứng minh luật yêu cầu phải có những giấy tờ sau:

01. – Bản sao công chứng Bằng Đại học và các văn bằng khác cùng bảng điểm(*)
02. – Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương
03. – 02 ảnh cá nhân mới nhất (3×4 cm), phía sau ghi rõ tên và ngày sinh
04. – 01 bản copy chứng minh nhân dân (*)
05. – Giấy khám sức khỏe bản chính (có xác nhận của bệnh viện cấp quận, huyện hoặc tương đương)
06. – Giấy khai sinh bản sao có công chứng
07. – Đơn xin việc viết tay
08. – Bản tự thuật cá nhân theo mẫu Dowload trên Website(mục Tuyển dụng)
09. – Giấy đăng ký tạm trú hoặc bản sao sổ hộ khẩu
10. – Giấy phép lao động (dành cho lao động nước ngoài.)
11. – Văn bản đồng ý giao kết hợp đồng lao động (dành cho người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi;)
12. – Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi; (số chứng minh nhân dân)
13. – Văn bản của người dưới 15 tuổi đồng ý để người đại diện theo pháp luật của mình giao kết hợp đồng lao động

và tôi không tìm thấy ở đâu có dòng yêu cầu phải có Giấy xác nhận nhân sự cả. Có chăng trong luật chỉ có dòng: Điều 19 khoản 2: “Người lao động phải cung cấp cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu". Chỗ này chỉ có câu khá mơ hồ: "các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu". Theo hiểu biết hạn hẹp của tôi thì luật lao động không cấm việc yêu cầu phải có Giấy xác nhận nhân sự. Cái công văn của huyện Long Thành ở trên cứ vơ đũa cả nắm bảo trái luật Lao động nhưng lại không đưa ra được dẫn chứng cụ thể.

Bài dài quá rồi. Ai tìm được dẫn chứng nói Luật lao động hoặc luật nào đó cấm Doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải có giấy xác nhận nhân sự, vui lòng báo cho tôi và mọi người cùng biết. Tôi xin đội ơn lắm.

8 thoughts on “Giấy đơn xin xác nhận nhân sự – dân sự cho người lao động có được phép không ?

  1. Nguyen Van Anh 01.11.2016 at 16:05 - Reply

    Thực ra trong sơ yếu lý lịch đã có xác nhận của địa phương nơi cư trú rồi.

  2. Để mọi công dân, tổ chức bình đẳng trước pháp luật; để các bên bình đẳng, tự nguyện, thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng lao động theo luật; tránh bức xúc, tranh chấp làm mất cơ hội cho người lao động, doanh nghiệp và mất thời gian của cơ quan công quyền. Mỗi người phải tự giác, chịu trách nhiệm với mình và người liên quan. Bỏ ban phát Xin-Cho. Đề nghị:
    1- Bỏ ĐƠN XIN VIỆC trong hồ sơ việc làm, thay bằng ĐƠN ỨNG TUYỂN/ĐƠN THI TUYỂN.
    2- Bỏ Sơ yếu lý lịch trong Hồ sơ việc làm, thay bằng LÝ LỊCH TƯ PHÁP. Quy định đơn giản và hạ phí cấp lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp được cấp tại hệ thống tư pháp từ Phường/xã-Quận/huyện-Sở-Cơ quan lưu trữ lý lịch tư pháp quốc gia.
    Hiện nay, Bộ công an đã có hệ thống dữ liệu công dân để cấp thẻ căn cước công dân, đề nghị cơ sở dữ liệu này được chia sẻ với hệ thống tư pháp để tiện cấp Lý lịch tư pháp cho công dân.
    Rất vô lý hiện nay Sơ yếu lí lịch đã được xã/phường xác nhận lại còn đòi hỏi Giấy xác nhận thân nhân.

  3. Thực ra là cái việc doanh nghiệp yc người xin việc cung cấp cáy giấy xác nhận này nó không ĐÚNG luật, nhưng nó cũng không SAI luật – đúng như tác giả bài viết phân tích.
    Vả lại cho dù nó có SAi đi chăng nữa thì vì lý do miếng cơm manh áo, đa phần người ta sẽ cố mà “chiều lòng” Sếp “tương lai” để mà è cổ ra đi làm cái giấy XN dân sự (và cả cái giấy khám SK cc nữa)! :((
    Tác giả có nêu vấn đề là do bộ phận nhân sự HR, nhưng theo tôi thì chính là do chủ DN có tư duy quan liêu và ấu trĩ, chứ còn bộ phận HR người ta cũng là nhân viên mà thôi, sếp không đòi thì ng ta cũng chẳng làm khó người đi xin việc.

    đến 90% “doanh nhân” bản chất vẫn chỉ là nông dân, dù cho đầu óc có chút lanh lợi và vốn để làm ăn nhưng tư duy nhận thức vẫn ở mức thấp (còn gọi là dân trí thấp)

  4. Việc tuyển lao động có nơi gây quá phiền nhiễu. tôi xin nêu chỉ xỉn chạy xe ôm Grab (thường gọi là ôm công nghệ) nhưng vẫn yêu cầu xác nhận dân sự, nhưng khi xác nhận tại công an phường thì nơi tuyển lại cho rằng phải cấp cao hơn chứ nghe chuyện phường xã xác nhận thấy vô lý nên họ từ chối dù đưa ra mong cơ sở này cho mẫu ..xin xác nhận nhưng họ nói cá nhân tự làm họ không có !!!??? quá buồn cho sự sách nhiễu này.

  5. việc làm ldpt lương chẳng là bao mà các dn làm khó nld đủ thứ giấy tờ, nhất là cái đơn xác nhận hạnh kiểm thật vô lý, cái đơn này lên công an nhiều khi nó không là cho. mấy lão dn toàn cho thêm vào, đầu óc ấu trĩ, không theo kịp các luật hiện hành, ngay cả có giấy xác nhận hạnh kiểm thì cũng chứng minh cái hiện tại, chứ không chứng minh được cái tương lai khi vào làm. yêu cầu chính phủ cấm các dn này bắt nld phải nộp cái xnhk hoặc giấy không tiền án tiền sự, để người ld dễ thở hơn trong khi xin việc. nếu cứ làm khó cho nld thì dễ ép họ đi trên con đường phi pháp và không tốt cho xã hội..

  6. Nguyễn Trí 19.07.2019 at 16:41 - Reply

    Huhu làm hồ sơ xin việc mà khổ dữ , đủ thứ giấy tờ xong còn chưa biết nên xin việc ở đâu thỳ bác CA bảo phải đề tên cty + địa chỉ cty vào rồi mới cho xác nhận nhân thân , huhu cả tuần trời chỉ ăn vs đi lượn đường chạy đi chạy lại Hộ Khẩu 1 nơi Tạm Trú 1 nơi 2 phường khác nhau thành ra cứ phải tính theo Hộ Khẩu .. Nộp cả đống tiền đi xin cái dấu vì a ko có mặt tại địa bàn … Đùng cái lòi ra cái Nhân Thân . Đi xin việc mà cũng khổ thà đi cướp còn hơn vừa nhanh có tiền lại có suất nghỉ dưỡng nhà nước lo . Bực mình…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *