Hướng dẫn xây dựng, đăng ký thang bảng lương 2015

Sáng sớm tình cờ đọc được bài hướng dẫn của anh Cương Nguyễn Đập Chai hướng dẫn về hướng dẫn xây dựng thang bảng lương mới 2015 chia sẻ trên facebook, tôi thấy hay nên tải về xem. Lúc đầu tôi cũng hơi kỳ vọng là sẽ được xem bộ tài liệu đồ sộ, nhưng xem xong mới thấy đây chỉ là hướng dẫn đăng ký thang bảng lương. Bảng lương của anh vẫn là bảng lương hệ số. Và trong đó không có hướng dẫn chi tiết cách lập mà chỉ là 1 bảng mẫu và 1 số ghi chú:

Xây dựng hệ thống THANG, BẢNG LƯƠNG: Lập theo mẫu, và chú ý các chỉ tiêu:
+ Bậc lương: Theo quy định của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xây dựng bao nhiêu bậc cũng được, thường thì từ 10-15 bậc. Và theo quy chế lương của doanh nghiệp, mỗi lần tăng lương sẽ lên một bậc, các trường hợp đặc biệt có thể được nâng vượt bậc
+ Nhóm chức danh, vị trí công việc: Căn cứ vào chức danh, vị trí công việc thực tế tại doanh nghiệp các bạn, với những nhóm cùng chung một mức lương, các bạn có thể gộp chung vào một nhóm, nhưng trong bảng của tôi, tôi gộp Giảng viên, kinh doanh, nhân sự, kế toán vào chung một nhóm, và hưởng mức lương như nhau
+ Mức lương tối thiểu: Căn cứ vào nghị định 103/2014/NĐ-CP để xác định mức lương tối thiểu của doanh nghiệp các bạn.
- Trong bảng của tôi, ĐAM MÊ KẾ TOÁN thuộc Quận Hà Đông, thuộc khu vực 1, và áp dụng mức lương tối thiểu là 3.100.000đ (Các bạn có thể để cao hơn số này, tùy thuộc vào doanh nghiệp các bạn)
- Lao động đã qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Các bạn có thể thấy, nhân viên tạp vụ, phục vụ chưa qua đào tạo, tôi để mức lương bằng với mức lương tối thiểu là 3.100.000đ, nhân viên thuộc nhóm Giảng viên, kinh doanh, nhân sự, kế toán là lao động đã qua đào tạo, và mức lương tối thiểu thấp nhất phải là: 3.1000.000 + (3.1000.000 x 7%) = 3.317.000đ, các bạn có thể để cao hơn số này, và trong bảng của tôi, tôi để mức là 3.500.000đ (Theo hướng dẫn tại điều 5 nghị định 103/2014/NĐ-CP)
- Chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệp, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. Trong bảng của tôi, Bậc 1 của khối ban lãnh đạo công ty là 4.800.000đ, bậc 2 ít nhất phải bằng 4.800.000 + (4.800.000 x 5%) = 5.040.000đ, các bạn có thể để cao hơn số này, và trong bảng của tôi, tôi để mức là 5.200.000đ. Các bậc sau các bạn xây dựng tương tự (Theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 7 nghị định 49/2013/NĐ-CP)
- Chênh lệch mức lương giữa các nhóm chức danh có sự tăng dần đều. Trong bảng của tôi, tại bậc 1, nhóm ban lãnh đạo là 4.800.000đ, các nhóm khác giảm dần đều, và cuối cùng là nhóm tạp vụ, phục vụ là 3.100.000đ

Vậy cho nên ai định đăng ký thang bảng lương mới thì xem qua hướng dẫn của anh cũng được. Nhưng trước khi xem qua thì nên tham khảo thêm của thầy Trí (click vào link): http://blognhansu.net/2014/11/15/cach-lap-thang-luong-bang-luong-2015-va-nghi-dinh-49/. Một người miền Nam, một người miễn Bắc, một người trẻ, một người già nên cách suy nghĩ sẽ hơi khác nhau, cách làm, đăng ký cũng có phần riêng biệt.

Tải tài liệu ở đây: http://tailieunhansu.com/diendan/f576/huong-dan-dang-ky-thang-bang-luong-2015-cua-anh-cuong-nguyen-dap-chai-81639/

Dưới đây là lời dẫn của anh Cương Nguyễn Đập Chai

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THANG BẢNG LƯƠNG CHO NĂM 2015

Nguồn: Cương Nguyễn Đập Chai

Công ty các bạn đang hoạt động sản xuất kinh doanh, chắc chắn hàng tháng sẽ có trả lương cho người lao động, nhưng….công ty các bạn đã xây dựng THANG BẢNG LƯƠNG, và đã nộp cho phòng lao động chưa? Chưa nộp có bị phạt không?

Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành ngày 22 tháng 08 năm 2013 quy định xử phạm hành chính trong lĩnh vực lao động:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng theo quy định pháp luật;
b) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.

Tôi tin chắc rằng, có nhiều bạn không biết là chúng ta bị xử phạt trong trường hợp này, cũng có nhiều bạn biết, nhưng không biết phải xây dựng hệ thống thang, bảng lương như thế nào?

Trong bài viết này, tôi sẽ HƯỚNG DẪN các bạn xây dựng hệ thống thang, bảng lương để các bạn có thể tự xây dựng và đăng ký với Phòng lao động thương binh và Xã Hội. Văn bản các bạn tham khảo để xây dựng hệ thống thang bảng lương bao gồm các văn bản sau:
1. Bộ luật lao động 10/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2012, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.
2. Nghị định 49/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 05 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2013.
3. Nghị định 103/2014/NĐ-CP ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

HỒ SƠ XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG:

1. Công văn gửi Phòng lao động thương binh và xã hội
2. Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương
3. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
4. Bảng hệ thống thang, bảng lương
5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng
6. Quy chế lương, bảng phụ cấp (có Phòng lao động yêu cầu, có phòng lao động không yêu cầu)

Đó là bộ hồ sơ để các bạn xây dựng hệ thống THANG, BẢNG LƯƠNG, các bạn tham khảo mẫu và hướng dẫn chi tiết như link đính kèm.

10 thoughts on “Hướng dẫn xây dựng, đăng ký thang bảng lương 2015

  1. Hoàng Bình 02.02.2015 at 20:35 - Reply

    Nội dung nêu đầy đủ, chi tiết để các doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *