V/v 2 bài viết của ngài Kính Áp Tròng và quý báo Tạp chí Chim Lợn về FTU2

Sau bài viết Ra trường, lương dưới 1K$, SV FTU không làm? của tôi, tự dưng tôi được các bạn sinh viên ưu ái. Đặc biệt tôi còn được một thành viên của BQT diễn đàn FTU2 viết hẳn một bài phân tích với nhiều điều thú vị. Vì nó thú vị, vui vẻ và do bài viết đó được nhiều người thanks, đồng ý, đặc biệt là nó nhắm thẳng vào tôi nên tôi nghĩ nên đưa nó lên blog của mình để thỉnh thoảng tôi đọc lại. Thành thật xin lỗi ACE vì đây là bài viết không có chút nhân sự nào trong này.

Nguyên nhân của vụ việc không hay trên có thể là do 1 member k50 và 1 member k49 của FTU2, hoặc cũng có thể là do các thành viên khác clone nick ftuer để bôi nhọ thanh danh FTU2. Vì vấn đề này thì đã có rất nhiều thợ xây và phụ hồ vác gạch với vữa đến nâng cấp, sửa chữa rồi. Bản thân tôi thì cũng chưa phải là thợ lành nghề, thành ra nhường lại diễn đàn cho các bác ấy.

Vấn đề chính mà tôi muốn chú trọng đến là 2 đống gạch của ngài Kính Áp Tròng và tạp chí Chim Lợn đã rộng lòng quyên góp cho FTU2

Tôi xin tạm gọi ngài kinhcan24 bằng cái tên thân thương Kính Áp Tròng* (có vẻ như tôi thích dùng loại kính này hơn, mặc dù không bị cận...)

Trích:
Ra trường, lương dưới 1K$, SV FTU không làm?
Posted on 03.09.2011 by kinhcan24

Làm tuyển dụng, hẳn bạn cũng có một cái nhìn nào đó về các bạn sinh viên các trường. Bạn thấy sinh viên trường Ngoại Thương thế nào? Mời các bạn đọc đoạn ghi nhanh tôi vừa lượmn lặt được dưới đây:

Mới ra trường, lương dưới 1000 USD, một số sinh viên FTU sẽ không làm? Đây là câu hỏi đặt ra sau khi theo dõi tranh cãi giữa các bạn sinh viên ĐH Ngoại Thương trong chính diễn đàn trường mình. Sự việc bắt đầu từ một thông tin tuyển dụng, dành cho sinh viên sắp tốt nghiệp hoặc mới ra trường, với mức lương khởi điểm thử việc đặt ra là 3,309,000đ/tháng. Lập tức, một số thành viên trong diễn đàn trường ĐH Ngoại Thương cho rằng mức lương này quá thấp, không “xứng” với công sức học tập, hay – một thành viên cho rằng – mức tiền này là “dưới tầm” với sinh viên tốt nghiệp từ một trường có “thương hiệu” như ĐH Ngoại Thương. (?1) Một thành viên khác thì đưa ra nhận định, ở mức lương đó, các ứng viên chỉ có thể xuất phát điểm từ hệ Cao đẳng, hoặc từ các trường ở “dưới quê”. Các bình luận/nhận đinh trên sau đó cũng vấp phải rất nhiều phản ứng từ chính các thành viên trong cùng diễn đàn. TCCL – Ghi nhanh.

Nguồn: http://www.ftu2.com/forum/showthread.php?t=48798&page=1

Lời bình: Không biết các bạn nghĩ sao nhưng tôi với tư cách nhà tuyển dụng cũng như người sử dụng thì tôi không dám dùng sinh viên Ngoại Thương lắm. (1) Họ có vẻ tự tin thái quá. Từ đó dẫn đến việc ít chịu học hỏi, hay đòi hỏi và cuối cùng là mức độ cam kết với tổ chức không cao. (2) Khi tôi tuyển sv Ngoại Thương về, tôi sợ họ không ở được lại với công ty quá sáu tháng. Đó là điều tôi lăn tăn. ? Còn các bạn? Với tư cách là HR và là người sử dụng lao động, bạn nghĩ gì về sv Ngoại Thương ?(3)

Đọc phần Ghi nhanh của Quý báo TCCL và lời bình của ngài Kính Áp Tròng, vô hình chung thì chúng ta đã thấy được vô số thói ngụy biện mà họ đã mắc phải khi trình bày quan điểm của họ.

Với luận điệu số (1)

Trích:
Nguyên văn bởi kinhcan24
với tư cách nhà tuyển dụng cũng như người sử dụng thì tôi không dám dùng sinh viên Ngoại Thương lắm. (1)

Thì ngài Kính Áp Tròng đã mắc phải thói ngụy biện dưới đây:

Trích:
2. Lợi dụng quyền lực (ad verecundiam): Đây là loại ngụy biện dùng những nhân vật nổi tiếng hay được nhiều người ái mộ để tìm sự ủng hộ cho luận điểm của mình.

Có vẻ như ngài Kính Áp Tròng quả quyết rằng: hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ không tuyển sinh viên FTU2 khi ra trường. Thế này thì FTU2 có khi phải hạ điển chuẩn của trường xuống ngang với điểm sàn để tuyển sinh viên trong vài năm tới thôi, chứ không có thì trường lại ế chổng vó cả ra mất.

Với luận điệu số (2)

Trích:
Nguyên văn bởi kinhcan24
Họ có vẻ tự tin thái quá. Từ đó dẫn đến việc ít chịu học hỏi, hay đòi hỏi và cuối cùng là mức độ cam kết với tổ chức không cao. (2)

Ngài Kính Áp Tròng đã vướng phải khá nhiều thói ngụy biện:

Trích:
14. Lí luận lươn trạch: Loại ngụy biện này cho rằng nếu một sự kiện xảy ra, các sự kiện có hại khác sẽ xảy ra.

17. Khái quát hóa vội vã: Loại ngụy biện này cũng khá phổ biến. Nó dùng một ví dụ hay trường hợp nhỏ và từ đó khái quát hóa cho một cộng đồng.

23. Lợi dụng trường hợp cá biệt: Ngụy biện này thường dùng một trường hợp cá biệt để đem ra ứng dụng cho một đám đông.

26. “Post hoc”: Loại ngụy biện này phát biểu rằng hai sự kiện xảy ra, một trước và một sau, có quan hệ với nhau như nguyên nhân và hậu quả.

27. Ảnh hưởng liên đới: Một sự kiện được cho là có ảnh hưởng đến một sự kiện khác, nhưng thực chất thì cả hai sự kiện đều có cùng một nguyên nhân. Đây cũng chính là một trường hợp ngụy biện dưới dạng “post hoc”.

28. Ảnh hưởng không đáng kể: Đây là một loại ngụy biện mang tính phóng đại từ một ảnh hưởng rất nhỏ.

Với luận điệu này thì quý vị hẳn đã thấy được tầm nhìn hết sức thiển cận của ngài Kính Áp Tròng. Và tạp chí Chim Lợn cũng không tránh khỏi điều này khi chỉ trích dẫn những ý kiến tiêu cực của một nhóm nhỏ các tân sinh viên của FTU2.

Với luận điện thứ (3)

Trích:
Nguyên văn bởi kinhcan24
tôi sợ họ không ở được lại với công ty quá sáu tháng. Đó là điều tôi lăn tăn. ? Còn các bạn? Với tư cách là HR và là người sử dụng lao động, bạn nghĩ gì về sv Ngoại Thương ?(3)

Ngài Kính Áp Trong lại tiếp tục vướng phải ngụy biện:

Trích:
8. Lợi dụng lòng thương hại (ad misericordiam): Đây là một loại ngụy biện dựa vào lòng trắc ẩn của người đối thoại để người đối thoại chấp nhận lí lẽ của mình.

Phải chăng, sau vụ lùm xùm này thì FTU2 sẽ phải hạ điểm chuẩn xuống ngang mức điểm sàn? Mong ngài Kính Áp Tròng góp thêm chút cao kiến...

***

Qua những sự việc trên thì bộ phận tân sinh viên cần rút kinh nghiệm và thân trọng hơn khi phát biểu ý kiến. Vì hậu quả của nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người phát biểu, mà nó còn có thể làm ảnh hưởng đến cả một cộng đồng. Vì đám đông quần chúng là đám đông dễ bị kích động và gợi ý.

Về phần quý báo TCCL và ngài Kính Áp Tròng, theo như những gì tôi đã nói như trên thì những bài viết đó chỉ là những bài báo lá cải..., không qua bộ phận biên tập, hay hiệu đính thông tin một cách tỉ mỉ, chính vì thế đã tạo ra những gợi ý không tốt nhằm kích động đến đám đông quần chúng và gây ra những tai tiếng không tốt cho cả một cộng đồng FTU2. Nêu quý báo TCCL và ngài Kính Áp Tròng có dịp đọc qua bài viết thì cũng nên rút kinh nghiệm.

Còn riêng sinh viên FTU2 thì cũng đừng quá lo lắng vì những đánh giá không hay đã xảy ra vừa qua, các bạn chỉ cần chứng minh cho họ thấy được năng lực và đạo đức của các bạn khi ra đời thì tự bản thân họ sẽ phải thay đổi quan điểm không tốt (nếu có) của họ mà thôi. Dăm ba ý kiến trái chiều của những tầm nhìn chỉ được đo từ Con ngươi đến cái Tròng kính chả nhẽ lại có thể ảnh hưởng đến được một cộng đồng sinh viên đầy tài năng và nhiệt huyết như các bạn sao?

Đôi chút thiển kiến, nếu còn hổng chỗ nào, xin các tiền bối cứ mạnh dạn vác gạch đến...

Thân mến...

Chú thích: *(Kính Áp Tròng): Anh em giải thích hộ tớ phát.

Lời bình: Bài viết này nếu phân tích đi, phân tích lại theo kiểu bới bèo ra bọt (điều này tôi cũng thường làm ngày xưa khi tôi làm thành viên quản trị của một diễn đàn hồi sinh viên) thì quả là mắc nhiều lỗi. Để bới bèo ra bọt thì cần thời gian. Nhưng đúng là tôi cũng không có nhiều thời gian để làm điều này thật. Tối ngày chạy để kiếm được đồng tiền nuôi thân là hết sức rồi. Vì vậy thôi thì cứ để bài viết này lại. Khi nào rảnh thì tôi lại bới bèo tìm bọt. Các bạn nghĩ sao về bài viết này ?

Tôi cũng không hiểu ý của việc bạn Antoni đặt nick tôi là : Kính áp tròng nghĩa là gì ? Nếu bạn đọc được bài này, vui lòng giải thích cho tôi nhé. Các bạn sinh viên quả đúng là FTu :).

8 thoughts on “V/v 2 bài viết của ngài Kính Áp Tròng và quý báo Tạp chí Chim Lợn về FTU2

  1. Tôi không thích là người nhiều chuyện, nhưng tôi cũng xin được nêu một chút ý kiến : đối với tôi, trường nào không quan trọng, quan trọng là bạn học được cái gì ở ngôi trường đó.
    Tôi chưa bao giờ ngạo mạn mình học trường danh tiếng, khi gặp bất kỳ ai (dù là các bạn học Cao Đẳng, Trung Cấp hay đại loại những Bác xe ôm ngoài đường), tôi đều cảm thấy họ hơn tôi ở nhiều thứ (kinh nghiệm cuộc sống, cách thức làm việc,lối suy nghĩ, kiến thức khác ngành ….), có nhiều điều ở họ đáng để cho tôi học hỏi. Tôi học hỏi họ, và bổ sung cho bản thân mình, tôi luôn thầm nhủ rằng : là con người không ai hoàn hảo cả, hãy luôn học hỏi và chắc lọc những thứ riêng cho bản thân mình. Cho nên, tôi luôn mong muốn các bạn sinh viên cũng có thái độ vậy.
    Tôi cho rằng cuộc tranh luận này là vô bổ, và chả có ích gì bởi vì ai cũng có quan điểm riêng cho chính bản thân của mình, và ai cũng cho rằng mình đúng.
    Nhưng, bài viết này là một bài viết cảnh tỉnh cho các bạn Tân Sinh Viên, những bạn thi đỗ điểm cao và vào những trường ĐH Danh Tiếng. Hãy nhớ một điều, vào ĐH chỉ là một tấm vé, một ngưỡng cửa khác để các bạn tiếp tục hoàn thiện bản thân mình ,,, và hãy cố gắng, để đạt được những ước mơ, những hoài bão, những hy vọng của các bạn.

  2. Mấy cái chuyện vớ vẩn mà, mấy em SV còn nhỏ dại, chưa hiểu chuyện đời nên tự sướng tí cũng là việc bình thường. Sau này lớn lên bị đời bầm dập sẽ biết suy nghĩ thực tế hơn về cuộc sống thôi. Ở Hà Nội lương thấp tẹt, kiểu đào tạo của các trường ĐH VN chủ yếu là cày sâu cuốc bẫm, điểm cao chẳng phản ánh được điều gì.

  3. vừa yh news có đưa tin e sv kia đã đăng đàn xin lỗi
    nhưng giọng điệu thì vẫn là e là ftuer e có quyền tự hào và e có quyền tạo lập mục tiêu cho mình.
    chẹp, năm 1 đh e cũng đã từng mơ ước mức lương nọ kia và cố gắng vì 1 bảng điểm hoàn hảo, sau 3 năm mài đít giảng đường và nhận ra quá nhiều tiêu cực trong việc vài triệu là 1 bảng điểm đẹp như mơ đập vào mặt thì có lẽ e cũng phần nào hiểu được lời khuyên của các a chị đi trước ” điểm và kiến thức trường đh chỉ là 1 con số phụ, chủ yếu là những gì e tích lũy được vào đầu mình và áp dụng vào thực tế ntn”
    dù gì thì cũng khá phản cảm với phát ngôn của bạn zai ftu2er kia, kể cả khi bạn ấy đã nói lời xin lỗi.
    link xin lỗi :)
    http://www.google.com.vn/url?sa=t&source=web&cd=1&ved=0CCAQFjAA&url=http%3A%2F%2Fvn.news.yahoo.com%2Fch-ng-trai-1-000-usd-b-t-000227712.html&ei=rMpwTtRth5iZBaylsPkJ&usg=AFQjCNG6PaJrnLKJXEvUIm_E4_yESLsjCA&sig2=1oyVe2Kfxo9yyKQkz8gXzA

  4. Antonio Vivaldi 04.12.2012 at 02:18 - Reply

    Chú thích:

    Kính áp tròng: Dăm ba ý kiến trái chiều của những tầm nhìn chỉ được đo từ Con ngươi đến cái Tròng kính !

    Antonio Vivaldi (Nguyễn Duy Hưng)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *