Tư vấn phương án chuẩn làm hợp đồng để đóng BHXH tối ưu

Bài viết mang tính minh họa và phục vụ cho công ty nhỏ. Hi vọng nó giúp được mọi người ít nhiều.

Chào anh
anh có thể tư vấn dùm em về Hợp đồng lao động để đối phó BHXH
em làm như thế này ạ

Đây là bảng lương cty em năm 2015
có 8 người mà chỉ có 2 người đóng BHXH
6 người không đống BHXH em làm Hợp đồng dịch vụ như thế này ạ

con 2 người đóng BHXH thì em làm HĐLĐ:

Vì kế toán làm lương nhân viên theo doanh thu để đối phó với BHXH, chứ lương thực tế thấp hơn ạ, nên trong hợp đồng em không ghi cụ thế mức lương
Mong anh tư vấn dùm em với ạ.

Tình huống này giống hệ tình huống trong bài: Theo mọi người thì Thuế và BHXH đã liên thông với nhau chưa ? - https://goo.gl/KAEO7z

Anh Cường ơi em vào mạng và được bết mail của anh nên em có một vài câu hỏi muốn hỏi anh. anh tư vấn giúp em nhé
1/ Mình làm hợp đồng cộng tác viên mà trả lương theo tháng có được không anh?
2/ Thời gian của hợp đồng CTV thường thì được ký bao lâu ạ?
Thật ra bên em đang mắc phải một vấn đề về bảo hiểm cần được giải quyết gấp ạ

Công ty em là công ty về cơ khí thường thì bên em nhận sửa chữa các gian hàng của các trung tâm thương mại, nhà dân, trường học bệnh viện .... về tất cả các hạng mục như xây dựng ( sửa chữa), làm cửa sắt, cửa kính, trần thạch cao, trần nhựa...Do vậy bên em thường giao khoán cho các đội làm.

Năm 2015 vừa qua thì kế toán thuế bên em có làm thu nhập cá nhân cho tổng số 9 nhân viên ( trong đó có 3 nhân viên văn phòng - được đóng bảo hiểm từ năm 2014 ) còn 6 nhân viên lao động thì không đóng bảo hiểm.Do kế toán thuế muốn tính thêm chi phí nên đã để 6 nhân viên đó vào bảng lương của cả năm 2015. Mà bên em vừa mới quyết toán thuế hết năm 2015 nên bên thuế thấy tổng thu nhập cá nhân có 9 người mà đơn vị em chỉ đóng bảo hiểm cho 3 người nên gửi công văn cho bảo hiểm kiểm tra bên em.

Hôm nay bên em có mang hợp đồng giấy tờ lên cho bên bảo hiểm xem thì họ nói bên em bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho 6 nhân viên còn lại do kế toán bên em làm hợp đồng lao động cho 6 nhân viên đó là 1 năm và có bản cam kết giữa người lao động với cty em là không đóng bảo hiểm, nhưng bên bảo hiểm không chấp nhận và bắt ben em phải truy thu bảo hiểm và nói phạt 75.000.000 đ nếu không giải trình được.

Và em nghĩ là làm hợp đồng cộng tác viên cho 6 nhân viên đó nhưng em xem trên mạng thì chỉ biết được nếu làm hợp đồng này thì không phải đóng bảo hiểm cho nhân viên. Vậy anh cho em hỏi là em làm hợp đồng CTV cho 6 lao động bên em thời hạn hợp đồng là 1/1/2015 đến 31./12/2015 và mức thù lao trả theo tháng để không chênh lệc giữa bảng quyết toán thu nhập cá nhân ben Thuế năm 2015 có được không ạ

Anh ơi có thể giúp em vụ này được không vì bên em thứ 2 này 24/10/2015 là bên em phải lên cơ quan bảo hiểm trình hợp đồng của 6 lao động này anh ạ.cái cốt lõi bây giờ là họ yêu cầu bên em trình được hợp đồng cho 6 lao động còn lại và giải thích thế nào để 6 người đó không phải nộp bảo hiểm. Nếu không chứng minh được thì bên em phải nộp truy thu số tiền bảo hiểm của 6 người đó trong 2015 anh ạ.

Thực chất công việc của bên em chủ yếu là sửa chữa, cải tạo tất cả các công việc về xây dựng, cơ khí, nhôm kính, trần, sơn... nên bên đều khoán gọn cho một tốp thợ theo lĩnh vực công việc thôi anh ạ.

Thường khi gặp những tình huống như thế này tôi sẽ có một số câu hỏi hiện ra trong đầu. Các câu hỏi đặt ra bao gồm:
I. Bảng lương:
1. Bảng lương không có vị trí giám đốc ?
2. 6 người không đóng bảo hiểm, thu nhập là 11 triệu / tháng ? >> Tổng thu nhập là: 11 x 12 = 132 triệu / người / năm ?
3. Tháng nào những người đó cũng lĩnh số tiền như nhau ?
4. Có bản chấm công đủ ?
5. Mọi người trong công ty có mã số thuế chưa ?
6. Công ty có quy chế lương chưa ?

II. Hợp đồng:
1. Hợp đồng có ghi thời gian không?
2. Hợp đồng có ghi mức lương không?
3. Hợp đồng có từ ngữ chỉ hàm ý: lương, tiền công không?
4. Lương có thấp hơn so với lương tối thiểu không ?

III. Thuế
1. Có trích 10% thuế thu nhập cá nhân với những người hợp đồng CTV?
2. Có làm bản cam kết thu nhập dưới 100 triệu / năm ?
3. Đã quyết toán thuế năm vừa rồi chưa ?

Thực ra đặt ra câu hỏi cho rõ thêm vấn đề còn cách làm thì có một cái khung chung. Khung nó như thế này:
Bước 1: Phân tích dữ liệu. Dựa vào dữ liệu của tình huống đầu ta thấy:
- Tính tổng số tiền trả cho người lao động không đóng bảo hiểm: Có 5 người thu nhập là 11 triệu / tháng và 1 người thu nhập 2,8 triệu / tháng. Suy ra năm 2015 số tiền cần chi là: 11x12 + 2,8x12 = 693,6 triệu / năm. Có 5 người có tổng thu nhập là 132 triệu / năm > 100 triệu. Như vậy 5 người này chắc chắn phải đóng thuế thu nhập cá nhân 10%.
- Hợp đồng dịch vụ của tình huống là hợp đồng lao động vì nội dung giống hệt hợp đồng lao động: có thời gian, có tiền công ... mặc dù điều 4 có nói rằng : Các bên thừa nhận rằng đây không phải là hợp đồng lao động. Câu từ ở khoản 1 điều 4 này rất hay. Tôi không rõ là ra tòa thì tòa có chấp nhận không. Nó giống như kiểu: Các bên thừa nhận rằng hợp đồng lao động này không phải là hợp đồng lao động. Đoạn này rất mong các luật sư cho thêm ý kiến. Về bản chất đây là hợp đồng lao động.

Bước 2: Tính toán để chi phí hợp lý.
- TH1: Nếu công ty đã trả thuế thu nhập (10%) cho người lao động như vậy chúng ta có bài toàn là:
+ Có 5 người
+ Tổng số tiền cần chia: 660 triệu
+ Cứ làm 2 tháng thì nghỉ 1 thời gian
+ Số tiền không được quá 20 triệu
>> Lời giải:
* Phương án 1: Chia 5 người thành 3 nhóm: Nhóm A (2 người), nhóm B (2 người), nhóm C (1 người); Mỗi nhóm làm 2 tháng lại nghỉ 1 tháng sao cho không có tháng nào cả 3 nhóm cùng nghỉ. Tức là mỗi người làm 8 tháng. Lương mỗi người nhóm A và B là 19 triệu / tháng và lương của nhóm C là 6,5 triệu / tháng.
* Phương án 2: Chế thêm 5 người ngữa thành 2 nhóm: Nhóm D (người), nhóm E (5 người). Mỗi nhóm cứ làm 2 tháng lại nghỉ 4 tháng. Lương mỗi người là 16,5 triệu/ tháng.
* Phương án 3: Điều chế như phương án 2 với điều kiện mỗi người không được làm > 2 tháng / đợt.
- TH2: Nếu công ty không trả tiền thuế thu nhập cá nhân và người lao động chịu trả thì làm theo tình huống 1 và thu lại của 5 người lao động 10%.
- TH3: Nếu người lao động và công ty muốn tối ưu Thuế thu nhập cá nhân xuống 0% thì phải làm như phương án 2 ở trên và yêu cầu 10 người phải có cam kết thu nhập dưới 100 triệu / năm.

Bước 4: Thay đổi lại hợp đồng dịch vụ ở trên thành hợp đồng công tác viên với nội dung như sau:

Tùy trường hợp và phương án, chúng ta sẽ làm đủ số hợp đồng, lấy đủ hồ sơ (CMT) và có quyết định đàng hoàng, thanh lý hợp đồng cụ thể. Ví dụ về quyết định hợp đồng của Báo Thanh Niên:

Quyết định trên chỉ là ví dụ thôi nhé. Chúng ta cần phải điều chỉnh lại nội dung quyết định. Như điều chỉnh thời gian, thay đổi chữ lương và phụ cấp thành "thù lao". Quyết định khoán việc này đã bị BHXH Quận bác và bắt đóng BHXH rồi. Mọi người xem công văn ở dưới:

Mọi người thấy chưa, đừng tưởng hợp đồng dịch vụ, khoán việc mà có thời gian > 2 tháng là thoát nhé.

Bước 5: Làm lại bảng lương cũng như bảng chấm công, giấy tờ khác cho hợp lý với phương án đã lựa chọn ở trên.

Bước 6: Chuẩn bị các câu trả lời phù hợp với bên BHXH.

Câu hỏi 1: Tại sao thanh toán lương cho người lao động cao vậy ?
Trả lời: do đặc thù công việc nên bên em thuê mình họ đứng lên làm đội trưởng và mức thù lao theo thỏa thuận và mức hoàn thành công việc.

Câu hỏi 2: sang năm sau là có bao nhiêu hợp đồng ctv nữa?
Trả lời: Em chưa biết để em về tính toán rồi trả lời sau
...

Chốt cuối cùng: Cách này chỉ làm cho năm 2017 thôi. Năm 2018 không áp dụng được đâu. Vì hợp đồng 1 tháng cũng phải đóng BHXH.

3 thoughts on “Tư vấn phương án chuẩn làm hợp đồng để đóng BHXH tối ưu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *