Theo mọi người thì Thuế và BHXH đã liên thông với nhau chưa ?

Ngày 13/8/2015 tôi có viết bài: Kế toán, nhân sự lưu ý khi làm 2 bảng lương cho năm 2016 - https://goo.gl/fDxvr1 . Bài viết với nội dung nói rằng: Công văn số Số: 768/TCT-TNCN - V/v Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan BHXH và cơ quan thuế ( http://goo.gl/P5Ad3e ). Trong công văn này có cái lộ trình để nâng cấp phối hợp giữa BHXH và Thuế. Trong đó có phối hợp offline - thực hiện hàng năm:
- Sau khi thuế lên kế hoạch thanh tra sẽ cung cấp danh sách công ty cho BHXH: Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong năm đã được duyệt trong vòng 10 ngày cung cấp danh sách tổ chức trả thu nhập phải thanh tra, kiểm tra cho cơ quan BHXH Việt Nam.
- Khi tiến hành thanh tra, thuế sẽ tiến hành thanh tra cả mảng BHXH sau đó báo lại cho họ: Đưa nội dung trích, nộp BHXH của tổ chức trả thu nhập là một chỉ tiêu trong nội dung kiểm tra, thanh tra thuế. Cung cấp cho cơ quan BHXH Việt Nam tình hình trích, nộp BHXH của tổ chức trả thu nhập sau khi có kết luận thanh tra, kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế thực hiện.

Ngoài ra còn có triển khai phần mềm để phối hợp. Phần mềm chưa biết đã xong hay chưa nhưng cái offline thì đã tiến hành rồi cả nhà ạ. Nói có sách mách có chứng, mọi người xem cái công văn dưới đây:

BHXH lien thong voi Thue

BHXH lien thong voi Thue

BHXH lien thong voi Thue

Cái bảng cuối cùng chính là cái bảng mà Thuế thanh tra mảng BHXH. Và họ gửi lại kết quả cho cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH nhận được thông tin thì sẽ triệu tập đơn vị và kiểm tra lại thêm 1 lần nữa. Sau khi kiểm tra và có kết luận thì BHXH sẽ ra quyết định phạt doanh nghiệp. Và chuyển kết luận đó cho Công Đoàn để CĐ kiện doanh nghiệp ra tòa ( BHXH không còn quyền khởi kiện công ty nợ tiền, giờ là Công đoàn ? - https://goo.gl/GfQA7t ). Vừa rồi cũng là quy trình phối hợp luôn.

Dưới đây là tình huống liên quan đến cái công văn ở trên:

Anh Cường ơi em vào mạng và được bết mail của anh nên em có một vài câu hỏi muốn hỏi anh. anh tư vấn giúp em nhé
1/ Mình làm hợp đồng cộng tác viên mà trả lương theo tháng có được không anh?
2/ Thời gian của hợp đồng CTV thường thì được ký bao lâu ạ?
Thật ra bên em đang mắc phải một vấn đề về bảo hiểm cần được giải quyết gấp ạ

Công ty em là công ty về cơ khí thường thì bên em nhận sửa chữa các gian hàng của các trung tâm thương mại, nhà dân, trường học bệnh viện .... về tất cả các hạng mục như xây dựng ( sửa chữa), làm cửa sắt, cửa kính, trần thạch cao, trần nhựa...Do vậy bên em thường giao khoán cho các đội làm.

Năm 2015 vừa qua thì kế toán thuế bên em có làm thu nhập cá nhân cho tổng số 9 nhân viên ( trong đó có 3 nhân viên văn phòng - được đóng bảo hiểm từ năm 2014 ) còn 6 nhân viên lao động thì không đóng bảo hiểm.Do kế toán thuế muốn tính thêm chi phí nên đã để 6 nhân viên đó vào bảng lương của cả năm 2015. Mà bên em vừa mới quyết toán thuế hết năm 2015 nên bên thuế thấy tổng thu nhập cá nhân có 9 người mà đơn vị em chỉ đóng bảo hiểm cho 3 người nên gửi công văn cho bảo hiểm kiểm tra bên em.

Hôm nay bên em có mang hợp đồng giấy tờ lên cho bên bảo hiểm xem thì họ nói bên em bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho 6 nhân viên còn lại do kế toán bên em làm hợp đồng lao động cho 6 nhân viên đó là 1 năm và có bản cam kết giữa người lao động với cty em là không đóng bảo hiểm, nhưng bên bảo hiểm không chấp nhận và bắt ben em phải truy thu bảo hiểm và nói phạt 75.000.000 đ nếu không giải trình được.

Và em nghĩ là làm hợp đồng cộng tác viên cho 6 nhân viên đó nhưng em xem trên mạng thì chỉ biết được nếu làm hợp đồng này thì không phải đóng bảo hiểm cho nhân viên. Vậy anh cho em hỏi là em làm hợp đồng CTV cho 6 lao động bên em thời hạn hợp đồng là 1/1/2015 đến 31./12/2015 và mức thù lao trả theo tháng để không chênh lệc giữa bảng quyết toán thu nhập cá nhân ben Thuế năm 2015 có được không ạ

Anh ơi có thể giúp em vụ này được không vì bên em thứ 2 này 24/10/2015 là bên em phải lên cơ quan bảo hiểm trình hợp đồng của 6 lao động này anh ạ.cái cốt lõi bây giờ là họ yêu cầu bên em trình được hợp đồng cho 6 lao động còn lại và giải thích thế nào để 6 người đó không phải nộp bảo hiểm. Nếu không chứng minh được thì bên em phải nộp truy thu số tiền bảo hiểm của 6 người đó trong 2015 anh ạ.

Thực chất công việc của bên em chủ yếu là sửa chữa, cải tạo tất cả các công việc về xây dựng, cơ khí, nhôm kính, trần, sơn... nên bên đều khoán gọn cho một tốp thợ theo lĩnh vực công việc thôi anh ạ.

Theo mọi người thì chúng ta nên xử lý tình huống này thế nào cho tốt ?

1. Tình huống này rõ ràng là đã bút sa gà chết. Chỉ có thể chứng minh được người lao động làm 2 nơi và đóng BHXH ở nơi khác. Căn cứ ở đây:

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2012 về hợp đồng lao động, trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động khác nhau thì trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc thực hiện như sau:

Thứ nhất, về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về việc tham gia tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc:

Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Nguồn: Công ty Luật TNHH Tuệ Minh

Về thủ tục tránh rắc rối như sau:

1. Khai trình sử dụng lao động bạn phải khi rõ thông tin. Nếu bạn ở TpHCM, bạn tìm đọc CV 3790 của BHXH Tp để biết thủ tục hồ sơ.
2. Dùng mẫu 308 ( Mẫu giấy xác nhận đang tham gia bảo hiểm xã hội ) xác nhận không tham gia bảo hiểm. Mẫu tại đây: bieu-mau/xac-nhan-bhxh.doc

Cụ thể các bước:
Theo trang web của Bảo hiểm xã hội Đồng Nai :
dong-bhxh-1-noi-1
Vậy nếu công ty bạn có ký hợp đồng với người lao động từ 3 tháng trở lên và người lao động đó đang tham gia BHXH ở công ty kia rồi thì công ty bạn chỉ cần đề nghị người lao động đó xin Giấy xác nhận của cơ quan BHXH và Xác nhận công ty bên kia để Lưu tại công ty sau này cơ quan BHXH có hỏi thì mình xuất trình để làm căn cứ.

+ Ví dụ: Công ty TNHH Đào Tạo An Tâm có ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 12 tháng với ông Nguyễn Văn Vang, nhưng hiện tại ông Vang đang tham gia BHXH bên Công ty Lilama 18 (cơ quan BHXH Quận 1 quản lý) , vậy ông Vang chỉ cần làm giấy xác nhận đang tham gia BHXH tại công ty Lilama 18 để gửi cho An Tâm lưu vào bộ hồ sơ tại công ty.

Thủ tục hồ sơ (do công ty Lilama 18 làm ) gồm:
1. Phiếu giao nhận hồ sơ 308: Xác nhận đang tham gia BHXH (02 bản)
2. Mẫu 308: Giấy xác nhận đang tham gia BHXH (02 bản) đưa lên cơ quan BHXH Quận 1 xác nhận

Hồ sơ theo mẫu sau:

1. Phiếu giao nhận hồ sơ 308: Xác nhận đang tham gia BHXH (02 bản)

dong-bhxh-1-noi-2

2. Mẫu 308: Giấy xác nhận đang tham gia BHXH (02 bản) đưa lên cơ quan BHXH Quận 1 xác nhận
dong-bhxh-1-noi-3

Sau khi chuẩn bị đầy đủ 1 bộ hồ sơ thì:

+ Nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa (BHXH cấp quận-huyện, BHXH cấp tỉnh), sau đó bộ phận thu sẽ trả kết quả ngay tại thời điểm đó Riêng loại hồ sơ xác nhận đang tham gia BHXH có từ 10 đơn xin xác nhận trở lên/01 hồ sơ, thì thời hạn giải quyết là 02 ngày làm việc

Nguồn: antam.edu.vn

Như vậy, giờ sẽ cần làm thế nào đó để có xác nhận đang tham gia BHXH ở một nơi khác của 6 lao động kia là ổn.

2. Còn một cách khác là nếu như được anh BHXH và cả anh Thuế thương tình cho mình điều chỉnh lại hơp đồng thì nên chuyển hợp đồng lao động đó sang loại hợp đồng khác. Cụ thể hơn là hợp đồng dịch vụ. Cả nhà đọc bài viết mà tôi đã từng viết sau:

- Cách lách luật để công ty không phải ký hợp đồng lao động và đóng BHXH, BHYT - https://goo.gl/YI44jL
- Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng loại gì và có phải hợp đồng lao động ? - https://goo.gl/hmIi6x

Tuy nhiên khi chuyển sang loại hợp đồng khác (dịch vụ) thì người lao động phải chịu thuế TNCN (ít nhất 10%) và thu tại nguồn. Trong khi năm 2015 đã quyết toán rồi. Vậy có cách nào để hợp lý với cả quyết toán thuế ?

Chúng ta có 3 cách lách:
- Ký hợp đồng dưới 3 tháng và làm các mẫu cam kết
- Ký hợp đồng dịch vụ thuê khoán
- Chia số tiền ra trả làm nhiều lần

Nhưng vẫn có quan điểm rằng không thể làm cho Thuế TNCN giảm xuống 0%. Mọi người xem chi tiết hơn ở bài: Cách lách luật để công ty giảm tối đa chi phí nộp cho nhà nước khi thuê lao động làm việc - https://goo.gl/UjzfOO

3. Còn một cách cuối cùng, chấp nhận đóng phạt và giảm tối đa các khoản đóng BHXH cho 6 người kia. Nhưng giảm thế nào thì cũng phải hơn lương tối thiểu. Cách giảm và rủi ro, tôi đã có khá nhiều bài viết về chủ đề này. Và hẳn là ai cũng biết. Mọi người nếu muốn tham khảo vui lòng xem: Cách lách luật Bảo hiểm xã hội để giảm thiểu chi phí theo góc nhìn của luật sư - https://goo.gl/RhhnOA

Đấy là giải pháp của tôi, còn của cả nhà thì ra sao ?

3 thoughts on “Theo mọi người thì Thuế và BHXH đã liên thông với nhau chưa ?

  1. Pingback: Cách lách sử dụng hợp đồng CTV (thời vụ) đến bao giờ thì không dùng được ? | Blog quản trị Nhân sự

  2. Pingback: Tư vấn phương án chuẩn làm hợp đồng để đóng BHXH tối ưu | Blog quản trị Nhân sự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *