Quy trình khởi kiện công ty ra tòa đòi quyền lợi cho nhân viên

Gần Tết có khác, tự nhiên tôi nhận được mail hỏi tư vấn về luật lao động tăng đột biến. Mà chủ yếu lại là tư vấn về việc nghỉ việc, sa thải, các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Hẳn nếu mọi người đã inbox hỏi riêng thì thể nào cộng đồng cũng quan tâm. Vì thế tôi biên lại 1 bài để cả nhà cùng đọc.

Trước tiên, dưới đây là một số bài viết mọi người nên tham khảo:
- Update 2015 về lý do xin nghỉ việc ( http://goo.gl/TejXR4 )
- Chú ý viết lý do xin nghỉ việc cẩn thận kẻo mắc oan ( http://goo.gl/KPhvOP )
- Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì ? ( http://goo.gl/WjNJIS )
- Nghỉ việc (thôi việc) không đúng luật (không đúng lý do, không báo trước đủ số ngày) thì bị gì – update 2015? ( http://goo.gl/rwKh44 )
- Trình tự, quy trình và cách thức đuổi, cho nhân viên nghỉ việc ngay lập tức như thế nào ? ( http://goo.gl/h2qY8b )
- Nếu công ty không thực hiện các quy định trong bộ luật lao động, BHXH, việc làm thì sẽ bị xử lý như thế nào ? Update 2015 ( http://goo.gl/eaXzAj )
- Nếu công ty không thực hiện các quy định trong bộ luật lao động, BHXH, việc làm thì sẽ bị xử lý như thế nào ? ( http://goo.gl/IV53OG )

Giờ mới vào phần chính: Quy trình khởi kiện công ty ra tòa đòi quyền lợi cho nhân viên như thế nào ?

Nó như sau:
1. Đến gặp trao đổi với phòng Nhân sự và đàm phán
2. Nói chuyện ở phòng Nhân sự mà không OK thì chúng ta sẽ đi gặp công đoàn để nói chuyện
3. Cơm công đoàn không ngon thì chúng ta lên nói chuyện với Sở Lao động.
4. Đến Sở mà không được thì chúng ta sẽ kiện ra tòa

Tại sao lại có quy trình như thế này thì xin mời tất cả cùng đọc khoản 1 Điều 31 Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011

THỦ TỤC KHỞI KIỆN VỤ ÁN LAO ĐỘNG

I. NHỮNG TRANH CHẤP LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN (Điều 31 Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011)

1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hoà giải không thành hoặc không hoà giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không giải quyết.

3. Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.

Update 13/07/17: điều này đã được thay bằng Điều 32, 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

"Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.
3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:
a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề;
b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động;
c) Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;
d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
4. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.
5. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
2. Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
4. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.
5. Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
"

II. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

1. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau (Điều 167 Bộ Luật lao động)

a. Một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động sau:
- Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

b. Một năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội.

c. Ba năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

d. Sáu tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các loại tranh chấp khác.

2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm (Điều 171a Bộ luật lao động).

Update 13/7/2017: điều này đã được thay thế bằng điều 202 bộ luật lao động 2012

"Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
"

III. TÒA ÁN NƠI NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN

1. Thẩm quyền Tòa án theo cấp

a. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân.

b. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết:
+ Tranh chấp lao động tập thể về quyền.
+ Tranh chấp lao động cá nhân mà đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài.

2. Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động.

3. Thẩm quyền Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

* Chú ý: Điều 32a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (năm 2011) còn quy định thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức nh¬ sau:

“1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, ng¬ời có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đ¬ơng sự trong vụ việc dan sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết. Trong tr¬ờng hợp này, cơ quan, tổ chức, ng¬ời có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng.

2. Tr¬ờng hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt bị yêu cầu hủy quy định tại khoản 1 Điều này, thì quyết định cá biệt đó đ¬ợc Tòa án xem xét trong cùng vụ việc dân sự. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự đó đ¬ợc xác định theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Luật tố tụng hành chính”.

IV. HỒ SƠ KHỞI KIỆN

Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án báo gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);
- Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
- Biên bản hoà giải không thành của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân (nếu có); Biên bản hòa giải không thành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền (nếu có).
- Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp thêm các giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ, nội quy lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);

* Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt nam theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối

V. ÁN PHÍ

1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm
- Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009.
- Trường hợp vụ án có nhiều nguyên đơn mà mỗi nguyên đơn có yêu cầu độc lập thì mỗi nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người; nếu các nguyên đơn cùng chung một yêu cầu thì các nguyên đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp vụ án có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có yêu cầu phản tố độc lập thì mỗi bị đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí theo yêu cầu riêng của mỗi người; nếu các bị đơn cùng chung một yêu cầu phản tố thì các bị đơn phải nộp chung tiền tạm ứng án phí.
- Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án lao động không có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng mức án phí dân sự sơ thẩm; trong vụ án lao động có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết.

2. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

3. Các trường hợp được miễn, giảm nộp tiền tạm ứng án phí, án phí sơ thẩm:

+ Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí đối với người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
+ Người có khó khăn về kinh tế được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận, thì được Toà án cho miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, án phí, tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án.

- Mức tiền được miễn không được vượt quá 50% mức tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.

4. Mức án phí sơ thẩm

a. Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự phúc thẩm đối với các vụ án lao động không có giá ngạch là 200.000 đồng
b. Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp lao động có giá ngạch:

VI. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT

- Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án lao động là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thêm 01 tháng.
- Thời hạn mở phiên tòa là 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.

Download link: http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.Hotrophaply_ptl.showsavedoc?PFILE=5347445.PDF hoặc toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/11813238?p_page_id=11813238&pers_id=1751922&item_id=17102089&p_details=1

Chúc anh chị em kiện cáo thành công!

11 thoughts on “Quy trình khởi kiện công ty ra tòa đòi quyền lợi cho nhân viên

  1. Chào anh,
    Nhờ anh giúp tôi về việc công ty cho tôi nghỉ việc trong thời gian mang bầu.
    Phía nhân sự làm việc với leader để thu thập các thông tin cho rằng tôi không hoàn thành công việc để ép buộc tôi xin nghỉ, nhưng tôi không đồng ý vì những thông tin đó không xác đáng. Họ vẫn cho quyết định thôi việc thì tôi phải giải quyết như thế nào. Họ báo sẽ không sợ tôi kiện vậy tôi có nên nhờ đến luật sư trước khi khởi kiện hay không?
    Mong được anh giải đáp giúp. Cảm ơn anh nhiều.

  2. Pingback: Muốn đuổi việc ngay nhưng không muốn rắc rối pháp lý (đúng luật) ? | Blog quản trị Nhân sự

  3. Pingback: YAN TV nợ BHXH hơn 11,37 tỉ đồng, Người lao động nên làm thế nào ? | Blog quản trị Nhân sự

  4. Pingback: 3 bài báo 1 vấn đề: DN không đóng BHXH thì bị gì ? | Blog quản trị Nhân sự

  5. chào Anh!
    tôi có 1 câu hỏi:
    Công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với tôi.(HDLD vô thời hạn)
    tôi không bị cảnh cáo hay vi phạm gì trong thời gian làm việc
    tôi là lao động Nam đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng (có áp dụng trường hợp của tôi vào điều 162-BLHS hay không)
    khởi kiện công ty có tỷ lệ thắng kiện không?
    Mong được anh giải đáp giúp. Cảm ơn anh nhiều.

    • Hi chị,

      Câu hỏi của chị rất hay, chứng tỏ chị cũng tìm hiểu về luật. Vì thế hẳn chị đã biết câu trả lời khi hỏi rồi.

      Điều 162 – Bộ luật Hình sự 2015 . Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

      1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
      a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;
      b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
      c) Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
      a) Đối với 02 người trở lên;
      b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
      c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
      d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.

      3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

      Chỉ cần chị không có một trong cách hành động thể hiện ý chí muốn nghỉ việc sau:
      – Nghỉ không xin phép >5 ngày liên tục hoặc 25 ngày trong năm.
      – Khi bị chấm dứt hợp đồng lao động, chị có đồng ý thỏa thuận hoặc đòi lương, đòi giấy tờ, nghỉ luôn không đến công ty.
      ….
      thì khả năng thắng kiện của chị rất cao. Trên blog, Cường có khá nhiều tình huống người kiện đòi được bồi thường. Chị nhớ lưu giữ lại các bằng chứng thể hiện mong muốn được đi làm chị nhé.

      Chúc chị thành công.

  6. Nghuyễn thị Nhàn 10.02.2017 at 13:17 - Reply

    cho tôi hỏi tôi nghĩ không phép 5 ngày trước tết ra tết tôi đi làm nhưng công ty báo là tôi bị cắt tên va đuổi việc, không trả sổ bảo hiểm và lương cho tôi như vậy tôi phải làm gì để lấy lại tiền lương và sổ bảo hiểm ạ? xin anh chi tư vấn giúp tôi!

  7. Phạm Hồng 04.07.2017 at 03:54 - Reply

    Xin cho hỏi:
    Tôi làm cho một Cty bảo vệ, có ký hợp đồng lao động 1 năm.
    Tô đã làm được 8 tháng và được trả lương đầy đủ vào cuối tháng (đã bị giam 10 ngày công trước đó)
    Nhưng tháng 5/2017 tôi làm đủ tháng, mục tiêu trực (nơi tôi bảo vệ) ngưng hợp đồng với cty. Đầu tháng 6, tôi không được bố trí công việc (thực ra là có…. nhưng tôi chỉ đăng ký làm đêm và làm từ ngày đầu đến giờ / họ chuyển tôi lên ca ngày… tôi không thể làm ngày được)
    Theo bình thường thì ngày 7 họ phát lương, dù tôi làm đủ trong tháng 5… họ vẫn không phát lương và cho rằng phải có 5 công trong tháng 6 (từ ngày 1 đến ngày 7) mới phát lương ….
    Vậy xin cho hỏi, trường hợp này tôi phải làm sao ạ?
    Chân thành cám ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *