OKR là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong quản lý doanh nghiệp, hướng đến mô hình quản trị mục tiêu hiệu quả được nhiều nhà quản lý ứng dụng. Vậy cụ thể OKR là gì và cần lưu ý điều gì khi triển khai OKR? Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu về phương pháp quản trị này trong bài viết nhé!
1. OKR là gì?
OKR hay “Objectives and Key Results” là một phương thức quản lý biến thế của Quản lý theo mục tiêu với mục đích kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả mọi thành viên trong tổ chức đi theo đúng hướng đã đề ra.
Phương thức tiếp cận độc đáo OKR là gì được phát triển bởi Andy Grove tại Intel vào cuối những năm 1970 và John Doerr tiếp tục kế thừa và phổ biến phương pháp này tại Google. Hiện nay, OKR đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều tập đoàn, công ty công nghệ như Google, Twitter, Zynga, LinkedIn, …
2. Cấu trúc của OKR
OKR được xây dựng xoay quanh hai câu hỏi:
- Objectives (Mục tiêu): Tôi muốn đi đâu?
- Key Result (Kết quả then chốt): Tôi đến đó bằng cách nào?
Objective được hiểu là mục tiêu của công ty, phòng ban hoặc cá nhân. Trong khi đó, Key Result là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Hệ thống này được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức cho tới từng cá nhân, tạo ra sự liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung chí hướng.
Vậy nguyên lý hoạt động của OKR là gì? Điểm khác biệt của OKR so với các nguyên tắc quản lý mục tiêu khác là dựa trên hệ thống niềm tin:
- Tính tham vọng: Objective luôn được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực hiện có.
- Tính đo lường được: Key Result thường được gắn với các mốc có thể đo lường được.
- Tính minh bạch: Tất cả thành viên từ CEO đến thực tập sinh đều có thể thấy và theo dõi OKR của tổ chức.
- Tính hiệu suất: OKR không được dùng để đánh giá hiệu quả, hiệu suất làm việc của nhân viên.
3. Lợi ích của OKR là gì?
OKR hỗ trợ hoạt động quản trị của doanh nghiệp thông qua 6 lợi ích chính. Cụ thể:
# Liên kết nội bộ chặt chẽ: Như bạn cũng biết, OKR kết nối hiệu suất làm việc của cá nhân và phòng ban với mục tiêu chung của tổ chức. Từ đây, đội ngũ quản trị có thể đảm bảo mọi người đang có chung một định hướng.
# Tập trung vào những vấn đề thiết yếu: Mô hình OKR là gì sẽ đưa ra 3-5 mục tiêu cho mỗi cấp độ trong tổ chức giúp công ty và nhân viên ưu tiên những mục tiêu hàng đầu của công ty.
# Gia tăng tính minh bạch: OKR sẽ xây dựng văn hóa minh bạch cho công ty. Vậy nên, các nhân viên đều có thể nắm được công việc và kế hoạch của mỗi cá nhân hay phòng ban.
# Trao quyền tới nhân viên: Nếu nắm rõ hoạt động trong công ty, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác. Đồng thời, tạo cơ hội cho nhân viên theo dõi kết quả, hiệu suất công việc.
# Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu: Dựa vào các chỉ số, OKR sẽ phản ánh các cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty đang hoàn thiện bao nhiêu % mục tiêu đã đặt ra.
# Đạt kết quả vượt bậc: Lợi ích của OKR là gì? OKR cho phép người quản lý, lãnh đạo phát huy tối đa khả năng trong công việc, giúp doanh nghiệp đạt kết quả ấn tượng.
4. Lưu ý khi triển khai OKR trong doanh nghiệp
Ngay cả khi đã chuyển đổi từ phương pháp cũ sang phương pháp OKR, nhà quản trị vẫn phải đối diện với một số thách thức. Một số khó khăn trong triển khai OKR có thể kể tới như:
- Tư duy của nhà quản trị và ban lãnh đạo.
- Đội ngũ OKR champion chưa nắm được rõ ràng phương pháp vận hành OKR vào trong thực tế.
- Hệ thống Total Rewards chưa ghi nhận kịp thời và phù hợp.
- Chưa có công cụ kiểm soát quá trình thực hiện trong doanh nghiệp.
Sự thay đổi về phương pháp quản trị không phải vấn đề quá lớn, điều quan trọng là nhà quản trị và nhân viên đều phải chấp nhận thay đổi thói quen, nhận định, … chưa phù hợp. Từ đó, mới có thể gặt hái những kết quả tích cực khi chuyển sang mô hình OKR.
Thành công hay thất bại khi chuyển đổi sang phương pháp mới phụ thuộc vào sẵn sàng và quyết tâm của ban lãnh đạo. Bất kỳ chuyển đổi nào cũng cần có thời trang để chứng minh cũng như đo lường hiệu quả. Vậy nên, nhà quản trị phải hiểu rõ về bản chất và lợi ích của phương pháp OKR. Đồng thời, nắm rõ những thách thức và khó khăn có thể đối diện để kiểm soát chúng. Qua đó, tránh những thất bại khi triển khai OKR.
Nhìn chung, để vận hành OKR hiệu quả, người triển khai và giám sát OKR cần hiểu rõ những thách thức để có sự chuẩn bị tốt nhất. Doanh nghiệp từ đó có thể nhận ra những lợi ích từ phương pháp quản trị mục tiêu tối ưu nhất.
Lời kết,
Với bất kỳ phương pháp quản trị nào, trong quá trình xây dựng và triển khai, doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn. Mong rằng với bài viết này bạn sẽ hiểu về OKR là gì và những lưu ý khi triển khai OKR để tìm được công cụ quản trị tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.