Góc giải đáp: Lợi ích của OKR cho toàn bộ tổ chức?

OKR là một cách hiệu quả để thể hiện các mục tiêu của bất kỳ tổ chức nào. Hiện nay, phương pháp quản trị OKR đang rất phổ biến. Lợi ích của OKR là vô cùng rõ ràng khi hàng loạt những tập đoàn, công ty nổi tiếng trên thế giới áp dụng và đạt được thành công đáng kinh ngạc như Google, Netflix, LinkedIn, …

Cùng Blognhansu tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích của phương pháp OKR đối với toàn bộ tổ chức trong bài viết hôm nay nhé!

1. Lợi ích của OKR theo John Doerr - Tiêu chí F.A.C.T.S

Trong một cuộc phỏng vấn với Harvard Business Review, John Doerr chia sẻ 5 lợi ích của OKR. Năm lợi ích viết tắt là F.A.C.T.S, nghĩa là F (Focus), A (Alignment), C (Commitment), T (Tracking), S (Stretching).

Năm lợi ích ứng với 4 siêu quyền lực được nhắc tới trong cuốn “Measure What Matters” của John Doerr:

  • Tập trung và cam kết với các ưu tiên hàng đầu.
  • Kết nối, sắp xếp công việc.
  • Theo dõi tạo tinh thần trách nhiệm.
  • Mở rộng quy mô để bứt phá.

1.1 F (Focus) - Tập trung

Tập trung là lợi ích của OKR quan trọng bởi khi đặt ra các OKR thì bạn bị giới hạn số lượng. Có thể có nhiều hơn một mục tiêu nhưng tốt nhất chỉ nên có tối đa 3 mục tiêu. Mỗi mục tiêu nên có không quá 5 Kết quả chính thức.

Bạn hãy hạn chế số lượng điều cần tập trung vào. Một chu kỳ OKR nên bắt đầu với câu hỏi “Điều gì là quan trọng nhất trong ba (sáu hay mười hai) tháng tới?” Cách giới hạn này khiến OKR khác với các hệ thống thiết lập mục tiêu khác vì chúng mang tới những lựa chọn thực sự để tạo nên sự khác biệt.

Hơn nữa, việc minh bạch các Mục tiêu (bao gồm Mục tiêu cấp cao của CEO) sẽ giúp cho tổ chức hiểu rõ về những việc quan trọng hàng đầu mà công ty đang hướng tới. Từ đó, truyền đi thông điệp rõ ràng và mọi cá nhân đều có thể điều chỉnh Mục tiêu của mình, hướng về Mục tiêu của tổ chức.

1.2 A (Alignment) - Liên kết, Phối hợp và Đồng bộ

OKR của mỗi cá nhân trong tổ chức đều hướng tới việc hoàn thành những OKR cấp cao. Mỗi hoạt động của từng cá nhân tập trung vào những OKR này và tất cả các công việc đều trở nên có ý nghĩa hơn.

Bạn sẽ chứng kiến tinh thần hợp tác cao giữa các bộ phận. Đây là lợi ích của OKR được chú trọng hiện nay. Theo Harvard Business Review, các tổ chức có nhân viên được liên kết cao có khả năng trở thành những công ty hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực đó.

1.3 C (Commitment) - Cam kết

Việc theo dõi định kỳ sẽ tạo ra sự cam kết của từng thành viên đối với OKR của họ. Mỗi cá nhân phải tạo ra các tín hiệu rõ ràng cho mọi người thấy rằng họ đang tập trung vào OKR của họ. Một lợi ích của OKR mà bạn nên biết.

Do OKR của mỗi người đều liên quan đến cá nhân khác (cấp trên, cấp dưới, nhân viên các phòng ban khác) nên gần như bạn khó lòng đi chệch hướng. Bất kỳ khi nào có người gặp khó khăn, những người còn lại sẽ biết và công việc sẽ được kết nối, điều chỉnh để giúp đỡ lẫn nhau.

1.4 T (Tracking) - Theo dõi

Theo dõi OKR thường xuyên từ khi khởi động đến khi kết thúc là điều cần thiết để chúng ta không đi lệch hướng. Mặc dù OKR không yêu cầu theo dõi hàng ngày nhưng nếu được hãy kiểm tra định kỳ hàng tuần. “Bạn có đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu này hay không? Tại sao có hay tại sao không?”

1.5 S (Stretching) - Kéo dài

Kéo dài (S) là lợi ích của OKR không kém phần quan trọng. Một khi tổ chức của bạn đã biết những điều trên, đã đến lúc bạn sử dụng OKR để “kéo dài”.

OKR thúc đẩy các tổ chức liên tục phấn đấu hơn nữa để tạo ra kết quả nhiều hơn so với những gì họ nghĩ là có thể. Ngoài ra, OKR giúp xóa bỏ thực trạng trì trệ, sự cứng nhắc của tổ chức. Ngay cả khi doanh nghiệp tăng trưởng đều đặn và muốn bứt phá hơn nữa, OKR cũng có thể là lựa chọn phù hợp.

2. Lợi ích của OKR đối với từng nhóm trong tổ chức

2.1 Lợi ích của OKR với chủ doanh nghiệp

Lợi ích của OKR là mang tới sự rõ ràng trong quản trị doanh nghiệp và làm giảm sự lo âu bởi vấn đề thiếu thông tin khi quản lý. Khi áp dụng OKR sẽ giúp người lãnh đạo giải quyết vấn đề lo lắng của mình và tập trung cho những điều quan trọng.

Người lãnh đạo cũng dễ dàng theo dõi tình hình công ty thông qua các báo cáo hàng tuần về tiến độ OKR của mỗi thành viên. Bất cứ khi nào xuất hiện các công việc kém hiệu quả, chủ doanh nghiệp đều nhận thấy nhanh chóng và đưa ra những phương án trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

2.2 Lợi ích của OKR với các cấp quản lý

Nhờ OKR, người quản lý được làm đúng chuyên môn và đúng vai trò của người quản lý như lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, định hướng, …

Với OKR là gì, khả năng phân quyền và giao việc của người quản lý cũng tốt hơn. Nhân viên sẽ làm những công việc được giao để đạt được mục tiêu của nhóm. Bên cạnh đó, người quản lý có thể theo dõi sự tiến bộ của nhân viên và đưa ra sự hỗ trợ cần thiết bất cứ khi nào nhân viên cần.

2.3 Lợi ích của OKR với nhân viên

Nắm bắt chính xác mục tiêu của mình giúp nhân viên tập trung hơn. Họ có ý tưởng rõ ràng và cụ thể về những gì họ được mong đợi từ tổ chức. Vậy nên, nhân viên có sự chủ động về việc yêu cầu sự hỗ trợ phù hợp. Qua đó, từng thành viên biết công việc của mình thực sự có ý nghĩa và một phần quan trọng trong tổ chức.

Bởi vì tất cả mọi người đều có thể xem OKR của mỗi cá nhân trong nhóm và cập nhật tiến độ của họ. Nên mọi người có thể giúp đỡ nhau để đạt được mục tiêu.

Đặc biệt, khi thực hiện OKR sẽ không có những sự trách móc hay đổ lỗi. Tất cả sẽ tập trung vào vấn đề khó khăn và cách giải quyết vấn đề để giúp người nhân viên đạt được mục tiêu.

Lời kết,

Trên đây là những lợi ích của OKR đối với tổ chức. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn và các doanh nghiệp hiêu hơn về những lợi ích mà OKR mang lại. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo về chủ đề thú vị này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *