Lãnh đạo giỏi là người quan tâm tới đội ngũ nhưng… cần thêm cả Hệ thống Quản trị Nhân sự

Tuần này tôi đọc được stt kể về trải nghiệm bản thân và sự nuối tiếc của nhân viên về công ty và đồng nghiệp cũ (nếu bạn muốn đọc bài này, hãy kéo chuột xuống dưới, tôi sẽ để link bài viết). Ý muốn nói rằng cần phải nâng cao trải nghiệm nhân viên, cần phải lãnh đạo theo hướng nhân trị (nhân văn). Tôi cũng hay đăng các stt đạo lý câu like như vậy. Đúng là được nhiều người ủng hộ thật. Ví như câu này: "Những nhà lãnh đạo giỏi nhất có một khả năng tuyệt vời. Họ thực sự quan tâm đến đội ngũ của mình."

Thật tiếc là những lời nói đẹp đẽ này lại được các anh chị em CEO, nhấtd là những người mới làm chủ nghe theo. Tâm sự của CEO làm theo lời khuyên:

"Đợt năm 2018 e có tham gia đoàn từ thiện với anh. Trên xe a e mình còn thảo luận về làm thế nào để tăng lương. Sau đó e cũng có chia sẻ về trường hợp của e đó. E làm xuất nhập khẩu cũng không phải về nhân sự.

Hiện tại thì e đã mở công ty về xuất nhập khẩu đc 2 năm. Tuy nhiên vấn đề quản lý nhân sự luôn là bài toán đau đầu vì kỳ vọng từ giám đốc và nhân sự luôn có những điểm đối lập.

Thực ra e rất mong nhân viên có thể cố gắng và phát triển bản thân, phát triển công việc, mang lại hiệu quả cho công ty thì lương thưởng tự khắc sẽ cao. Bản thân e xuất thân từ 1 nhân viên nên e cũng mong điều đó. Nhưng thực tế thì lại không phải vậy, có vẻ các bạn ấy đòi hỏi hơi nhiều. Mình càng thoải mái, càng dễ tính, càng tốt bụng thì càng thất vọng.

Hiện tại công ty e có 7 nhân viên. Mỗi ng 1 vị trí, 1 công việc. Có công việc đúng là cũng vất vả, có công việc thì bình thường. Có những vị trí quan trọng phục vụ trực tiếp cho khách hàng.

Lương tại công ty e thì theo e đánh giá là cao hơn 1 chút so với mặt bằng những công ty dịch vụ. Mặc dù công ty e mới start up nhưng cũng cố gắng cho mọi ng 1 môi trường làm việc tốt, văn phòng làm việc đàng hoàng.

E cũng khá là khắt khe trong việc phục vụ khách, tuy nhiên e chưa bắt các bạn ấy phải trả 1 đồng nào khi các bạn ấy làm sai và gây thiệt hại cho công ty cũng như khách hàng. E cũng tạo điều kiện cho các bạn ấy làm việc linh động, do đặc thù công việc có thể giải quyết công việc trên điện thoại hoặc làm ở nhà trong trường hợp các bạn ấy có việc riêng, cũng k trừ lương các bạn ấy trong những trường hợp như thế.

Công ty e làm từ t2-t7 theo lịch khách hàng nhưng nếu thứ 7 ít việc e vẫn sắp xếp cho các bạn ấy nghỉ hoặc care từ xa, cũng chưa bao giờ trừ lương.

Các chế độ khác e thấy cty e còn tốt hơn nhiều so với các công ty cũ e từng làm nhưng có vẻ như vậy vẫn là chưa đủ với các bạn ấy. Vừa rùi các bạn ấy đồng loạt gửi đề xuất tăng lương lên cho e. Trong khi công ty e mới đnag trong thời kỳ xây dựng, thực tế còn rất kho khăn, nội bộ chưa vững mạnh, khách hàng cũng chưa có nhiều.

Chất lượng dịch vụ các bạn ấy làm cũng chưa được như kỳ vọng của e, khi làm việc vẫn xảy ra nhiều sai xót. Vậy mà các bạn ấy viết như bạn nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều công việc các bạn ấy chưa làm đc, phần dịch vụ khó nhất e vẫn phải trực tiếp làm.

Thật sự e đang cần tìm 1 phong cách quản lý nhân sự phù hợp với công ty e, xây dựng rõ quy chế, KPI rõ ràng, lương thưởng phù hợp để nhân viên vừa hiểu, vừa có động lực phấn đấu và hoàn thành nhiệm vụ."

Sau đấy, để thay đổi, những người tuân theo những lời nhân văn ở trên tiếp tục đi học hỏi. Họ nhận được những lời khuyên ngược lại. Tức là cần phải lãnh đạo theo hướng độc đoán. Họ làm theo những câu tạo cảm hứng như: "Nhà lãnh đạo là người đặt ra những tiêu chuẩn cao.🥇 Họ không chấp nhận sự tầm thường hoặc những kết quả tệ hại."

Sau, nhiều nỗ lực thực hiện theo lời khuyên, CEO gặp bài toán đội ngũ bỏ đi nhiều quá, không có ai thực hiện công việc, khách hàng bắt đầu chửi và bỏ đi vì tiến độ công việc bị trì trệ. Và thế là họ không còn là lãnh đạo nữa.

Tóm lại, toàn bộ sự thay đổi được diễn ra trong câu chuyện sau:

"Ban đầu, khi mới thành lập, công ty muốn xây dựng văn hóa gắn kết nhưng bé vốn ít nên không thể có nhiều ngân sách cho những chuyến du lịch đắt đỏ. CEO chỉ có thể chi ra khoảng 1500k/người cho chương trình Team Building đã bao gồm đi lại, huấn luyện và ăn uống. Ngoài ra để giữ nhân viên, CEO hành xử với nhân viên đúng nghĩa dám cho đi trước không tính toán, sống có trước có sau, hết lòng đào tạo nhân viên của mình. Nhân viên về viết bài review khen nức nở chương trình Team Building và đưa CEO lên tận mây xanh vì cảm kích.

Đến khi công ty lớn hơn một chút thì gặp khủng hoảng nhân sự. Những người được anh đối xử nhân văn bắt đầu đòi hỏi nhiều hơn, những thứ họ đã được nhận thì coi là đương nhiên, chia phe cánh, đội ngũ bỏ đi nhiều quá, không có ai thực hiện công việc, khách hàng bắt đầu chửi và bỏ đi vì tiến độ công việc bị trì trệ thì CEO mới hoảng hồn tìm cách. Để giải quyết, CEO mắng nhiếc nhân viên thậm tệ, cư xử kiểu vắt chanh bỏ vỏ (đuổi bớt những người không làm được việc), họp hành thì độc đoán quyết cho nhanh... Đổi phong cách lãnh đạo từ nhân trị sang pháp trị, bệnh của công ty vẫn còn. Sau CEO nghe lời bọn Agency bịp bợm và nghĩ rằng cứ đổ tiền ra cho nhân viên ăn chơi tới nóc thì có thể tạo ra sự gắn kết (giống ngày xưa). Công ty liền tổ chức mấy ngày đi du lịch được ăn ở, check in sang chảnh trong resort 5 sao. Nhưng xong về, mọi việc vẫn như cũ. CEO chửi đm bọn nhân viên vô ơn.

Cuối cùng, sau bao cố gắng, CEO đã gây dựng công ty từ lúc còn bé xíu cho đến lúc to đùng và lên sàn chứng khoán. Lên sàn xong, CEO đã bán công ty cho người khác. Nguyên nhân vì dù cố gắng thế nào thì nhân viên vẫn vậy, vẫn bỏ đi, vẫn phe cánh, vẫn vô ơn.

Bán công ty xong, CEO đã vắng mặt 3 năm nhưng năm nào nhân viên cũ cũng tề tựu họp mặt với nhau không khác gì một gia đình. Năm nay họ lại tập trung chơi Team Building và họp mặt với nhau. Tất cả đều mong muốn sếp của mình sớm quay trở lại sau nhiều năm vắng mặt dù nhiều người trong số họ đã mở công ty riêng hoặc đang làm sếp lớn ở nhiều công ty khác khắp VN.

Hóa ra những người mong sếp này là những người đã được CEO hành xử đúng nghĩa dám cho đi trước trong giai đoạn đầu công ty mới thành lập, không tính toán, sống có trước có sau, hết lòng đào tạo nhân viên của mình thay vì suy nghĩ là "Đào tạo xong nó bỏ đi sao". Họ là những người có số hưởng nhưng vẫn bỏ CEO ra đi để mở công ty riêng hoặc làm sếp lớn ở nhiều công ty khác khắp VN. Họ bỏ đi khi công ty vừa lớn một chút, để lại một chuỗi khủng hoảng cho CEO."

VẬY GIẢI PHÁP LÀ GÌ KHI NHÂN VĂN CŨNG KHÔNG XONG MÀ ĐỘC ĐOÁN CŨNG KHÔNG ỔN?

Theo tôi thì lời giải ở đúng tiêu đề bài viết này: "Lãnh đạo giỏi là người quan tâm tới đội ngũ nhưng... cần thêm cả Hệ thống Quản trị Nhân sự". Tức nhân văn nhưng phải có kỷ luật.

Hệ thống Quản trị Nhân sự giúp chúng ta:
- Lọc ra được những người xứng đáng để quan tâm (phù hợp).
- Giải quyết những vấn đề "đau đầu" về con người trong tổ chức.
- Hướng mọi người tới những hành vi đúng của tổ chức.
- Thúc đẩy hiệu suất và giúp tổ chức phát triển.

Hệ thống QTNS chính là tập hợp các yếu tố quản trị con người như các công cụ, chính sách, quy định, nội quy và con người quản trị nhân sự (lãnh đạo, quản lý, HR). Nói về công cụ, Hệ thống nên có:
1. Mô tả công việc
2. Quy trình triển khai công việc
3. Tài liệu đào tạo thực hiện công việc
4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất
5. Chính sách lương thưởng
6. Nội quy, quy định, nguyên tắc trong công việc
7. Khung, tiêu chuẩn năng lực đầu vào để thực hiện công việc

Để xây ra hệ thống một cách bài bản thì cần phải tuân theo: Văn hóa công ty (chiến lược công ty, quan điểm quản trị, triết lý, giá trị cốt lõi), luật, linh hoạt và có tính tạo động lực. Trên thực tế triển khai và tư vấn, tôi phải triển khai dự án lớn: Tái tạo hệ thống Quản trị Nhân sự core 3P. Dự án này bao gồm 6 dự án con:
- Xác định và vẽ bản đồ chiến lược
- Xây dựng cơ cấu tổ chức
- Xây dựng Hệ thống Đánh giá giá trị công việc (P1)
- Xây dựng Hệ thống Quản trị năng lực theo ASK (P2)
- Xây dựng Hệ thống Quản trị hiệu suất theo BSCvsKPI (P3)
- Hoàn thiện Hệ thống Đãi ngộ 3P
Có dự án, tôi còn triển khai cả giai đoạn Xây dựng Quy trình và quy định. Lúc này để xây dựng ra đủ các công cụ ở trên, thời gian có khi mất cả năm. Nếu tăng tốc để ép tiến độ thì cũng mất 6 tháng.

Muốn nói hết chi tiết giai đoạn trên thì chắc phải mất vài quyển sách. Ví dụ như chỉ riêng về việc hướng dẫn xây dựng hệ thống QT hiệu suất theo BSCvsKPI, tôi đã có 1 quyển sách 600 trang. (Bạn muốn đọc các bài, vui lòng xem mục lục tại đây và sau đó tìm kiếm tên trên blog). Tôi hiện đang viết tiếp 1 quyển nữa về Hệ thống Quản trị năng lực theo ASK. Hi vọng năm nay sẽ xong và ra mắt để cả nhà cùng đọc.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng Hệ thống QTNS bài bản

Tái bút: Nếu ngại đọc sách hay bài viết trên blog cũng như muốn biết cách xây hệ thống nhanh hơn, thân mời bạn tham gia khóa học zoom online này: “Kỹ thuật triển khai và xây dựng hệ thống QTNS lương 3P”.

💢 Lưu ý: Nếu bạn KHÔNG muốn học Kỹ thuật xây và triển khai Hệ thống QTNS core Lương 3P trên tình huống DOANH NGHIỆP GIẢ ĐỊNH theo phương pháp TỪNG BƯỚC MỘT, và tải tài liệu mẫu 3P full MI.ỄN P.HÍ xin vui lòng không đọc nội dung bên dưới.

I. Thông tin chi tiết về khóa học:
- Thời lượng: 22 buổi online trên phần mềm Zoom
- Thời gian: 19h00 – 21h00. Tối thứ 4 và thứ 6 hàng tuần.
- Khai giảng buổi 1: Thứ 6 - Ngày 17/03/2023
- CHi tiết: daotaonhansu.net/3ps-ky-thuat-trien-khai-va-xay-dung/
- C.hi p.h.í:
+ Học qua video (Video được quay lại từ các buổi zoom nên được nghe hết các tình huống tại lớp): 2 988 000 (Combo 5 khóa Video).
+ Học online tương tác qua zoom: 7 500 000 (Giảm 35% chỉ còn 4 875 000khi chuyển khoản trước 7 hoặc đóng cho 3 người; Giảm 20% đóng trước 5 ngày hoặc nếu là học viên Giải mã; Đối với học viên lớp BSCvsKPI chuyển trước 5 ngày sẽ được trừ đi số tiền đã đóng tại lớp BSCvsKPI ).
- Huấn luyện viên: Ths Nguyễn Hùng Cường - Admin Group Hrshare - Chuyên gia tư vấn tái tạo hệ thống QTNS - Giám đốc Công ty TNHH Quản trị tri thức Nhân sự KC24

II. Điểm đặc biệt của lớp:
- Học viên thực hành xây dựng và triển khai hệ thống lương 3P trên tình huống công ty giả định do học viên đóng vai CEO lựa chọn.
- Học viên sẽ được học lại qua video quay trực tiếp miễn phí.
- Học viên sẽ nhận được tài liệu, biểu mẫu, file kết quả thực hành - sản phẩm sau từng buổi học
- Hỗ trợ triển khai thực tế. Nếu anh chị em triển khai thực tế của doanh nghiệp mình, HLV hoặc các đồng đội sẽ đến hỗ trợ (miễn phí) giúp anh chị triển khai hoàn thành xong 1 bộ phận để chúng ta có đà tiếp tục triển khai các bộ phận sau.
- Chứng chỉ sẽ được cấp nếu anh chị hoàn thành các sản phẩm như ở lớp đã học trên mô hình công ty giả định của anh chị.

III. Đăng ký:
1. Link đăng ký online: https://bit.ly/3aGq5SS
2. Đăng ký trực tiếp: Ms. Đỗ Ngọc Mai - Thành viên BQT HrShare | Phụ trách Chăm sóc Cộng đồng – Hotline: 0838.833.616 - Zalo: 036.9904.004 – [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *