Thiết kế tổ chức của doanh nghiệp như thế nào?

Hỏi: chị Nhung ơi, sếp đang giao cho em nhiệm vụ thiết kế cơ cấu tổ chức của công ty. Chị hướng dẫn em với.

Ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 10, bên ngoài kia đám trẻ con ríu rít chuẩn bị cho lễ hội Halloween sắp được tổ chức tại trường, còn Nhung ngồi đây với những bài toán của doanh nghiệp với sứ mệnh chia sẻ cộng đồng.

Thiết kế tổ chức là gì?

Thiết kế tổ chức là quá trình chọn lựa, triển khai cơ cấu tổ chức phù hợp với chiến lược và điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

Thiết kế tổ chức bao gồm các hoạt động gì?

Thiết kế tổ chức sẽ bao gồm 5 hạng mục lớn với cấu trúc thượng tầng, hạ tầng và nghiệp vụ, cụ thể như sau:

  1. Cơ cấu tổ chức: Sơ đồ tổ chức; Phân quyền; Mô tả chức năng nhiệm vụ
  2. Hệ thống quản trị hiệu suất bao gồm: BSC, thư viện KPI bộ phận, KPI vị trí.
  3. Quản trị năng lực sẽ bao gồm khung năng lực chiến lược, thư viện năng lực, năng lực từng vị trí.
  4. Hệ thống quy định doanh nghiệp sẽ bao gồm nội quy công ty, nội quy phòng ban.
  5. Hệ thống quy trình doanh nghiệp bao gồm: quy trình tổng, quy trình bộ phận, quy trình phòng ban.

Làm thế nào để thiết kế tổ chức?

Để có thể thiết kế được tổ chức theo Nhung nghĩ chúng ta cần hiểu rõ về bối cảnh của công ty, tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức. Và để hiểu rõ được tổ chức chúng ta cần phải:

  1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp (SWOT).
  2. Chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Tại đây chúng ta sẽ biết được sản phẩm hiện tại của công ty là gì, sản phẩm dự định trong công ty là gì. Sản phẩm đó sẽ được bán ra bằng cách nào (bán lẻ, bán theo gói hay bán buôn), sản phẩm đó là sản phẩm như thế nào đối với công ty (sản phẩm phễu, sản phẩm neo, sản phẩm key, sản phẩm tái bán hay sản phẩm upsale của doanh nghiệp). Rồi thông qua chiến lược này, chúng ta cũng sẽ biết đối tượng khách hàng của chúng ta là ai (B2B, B2C).
  3. Chiến lược thương hiệu. thông qua chiến lược về thương hiệu, chúng ta cũng sẽ biết được sản phẩm của chúng ta cùng 1 thương hiệu hay mang nhiều thương hiệu, nhãn hiệu khác nhau, với quy mô lớn hay nhỏ.

Chúng ta cũng sẽ phân tích kinh phí làm thương hiệu của công ty ít hay nhiều, uy tín thương hiệu cao hay thấp, cùng lĩnh vực kinh doanh hay khác lĩnh vực kinh doanh để từ đó lựa chọn mô hình bảo trợ, bảo trợ 1 phần hay độc lập.

(còn tiếp)

Tác giả: Lưu Thị Kim Nhung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *