❌❌❌ 11 QUY ĐỊNH MỚI VỀ LƯƠNG VÀ BHXH
Cùng điểm lại 11 quy định mới tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
✅ VỀ TIỀN LƯƠNG
1. Doanh nghiệp phải trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động nếu cho người lao động thôi việc,...(theo điểm c khoản 4 Điều 12)
Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng mà không phải trả tiền cho người lao động.
2. Không công khai thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi thực hiện, doanh nghiệp bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 17)
Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 02 – 05 triệu đồng
3. Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, doanh nghiệp bị phạt từ 05 – 10 trệu đồng (điểm b khoản 1 Điều 17)
Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 02 – 05 triệu đồng.
4. Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng quy định, doanh nghiệp bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng (điểm d khoản 1 Điều 17).
Trước đây: Không có quy định xử phạt đối với hành vi này.
5. Doanh nghiệp không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính với công việc có giá trị như nhau sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng (điểm đ khoản 1 Điều 12).
Trước đây: Không quy định xử phạt đối với hành vi này.
6. Trong trường hợp doanh nghiệp không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, thì người lao động còn được hưởng thêm một khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt (điểm b khoản 5 Điều 17).
Trước đây: Người lao động chỉ được trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
7. Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày (trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác), ngoài bị xử phạt tiền, doanh nghiệp buộc phải trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian mà người lao động không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (điểm b khoản 3 Điều 28).
Trước đây: Vi phạm quy định này, doanh nghiệp chỉ bị phạt tiền.
✅ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Doanh nghiệp không niêm yết công khai hằng năm thông tin đóng BHXH của người lao động sẽ bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng (điểm a khoản 2 Điều 39).
Trước đây: Trường hợp này chỉ bị xử phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng.
2. Doanh nghiệp không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động yêu cầu thì bị xử phạt 01 – 03 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 39).
Trước đây: Trường hợp này chỉ bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng.
3. Doanh nghiệp không làm thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa 75 triệu đồng (khoản 3 Điều 39).
Trước đây: Doanh nghiệp chỉ bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng.
4. Doanh nghiệp chiếm dụng tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động bị phạt từ 12 – 15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (điểm d khoản 5 Điều 39).
Trước đây: Không có quy định xử phạt đối với hành vi này.
Nghị định 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/01/2022. 11 quy định mới về tiền lương, BHXH nêu trên được so sánh với quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 17/02/2022).
Nguồn từ: LuatVietNam
Nguồn ảnh: CÂU LẠC BỘ MEKONG HR HUB