Nếu không muốn nhận thông tin về HR/HRM thì đừng vào blog nhân sự

Lý do tại sao sáng nay lại có mail tâm thư gửi cho anh chị em cộng đồng Nhân sự là đây. Có những người trẻ (hơn cả chục tuổi) không quý tâm sức của mình.

Hãy như Cường, nếu không muốn nhận thông tin thì đừng like, add friends hay điền form. Còn nếu đã nhỡ làm việc đó thì unlike, unfriend, unscrible trong lịch sự giúp. Vì đời biết đâu chúng ta còn gặp nhau!

Ai muốn nhận 2000 file tài liệu Quản trị Nhân sự thì đăng ký tại đây nhé: https://goo.gl/vHCrgb

2 thoughts on “Nếu không muốn nhận thông tin về HR/HRM thì đừng vào blog nhân sự

  1. Theo mình thấy thì khi bạn (blog) gửi email chào mời thì bạn yêu cầu họ (người nhận) hoặc nhận hoặc nhấn từ chối nếu không muốn nhận.
    Điều này có nghĩa người nhận phải làm theo ý muốn của bạn. Nhưng khi bạn gửi bạn nghĩ sao?
    Do đó, việc một người muốn hay không thì cũng tùy theo nội dung, chủ đề hoặc tùy chọn tin tức nào để có ý kiến và bạn đã có tạo liên hệ với họ thì họ có quyền chọn lựa.
    Bạn đã gửi email trước thì họ mới biết mà vào, rồi bạn lại ghi nếu không muốn thì đừng vào. Nếu vậy hãy đọc thêm về kinh nghiệm sống.
    Giao tiếp trên mạng đó là việc bình thường và đó là liên kết song vụ. Bạn chỉ muốn có lợi cho mình còn phiền hà thì người khác phải tự xử lý theo ý của bạn đã nêu?
    Thiết nghĩ nhiều người cũng muốn chia sẻ chứ không phải chỉ lên để chép tài liệu của bạn. Hơn nữa tài liệu của bạn từ đầu mà có? Cũng từ sưu tầm, phát triển mà nên chứ?
    Người không muốn nhận thông tin thì họ cũng có thể vào xem xem nó hay hay dở và rồi khen chê cũng là điều bình thường. Phải có sự phản biện thì mới hoàn thiện và phát triển chứ.
    Không nên : Nếu không muốn nhận thông tin về HR/HRM thì đừng vào blog nhân sự, như thế. Đó là điều rất là không nên.
    Bởi :
    1. Không thể cấm đoán được.
    2. Không thể ra lệnh được khi mà mình đã tạo liên hệ trước với họ bằng cách đăng thông tin đại trà.
    3. Người đọc sẽ thấy bạn chưa kinh nghiệm trong giao tiếp trên mạng.
    4. Người chuyên nghiệp sẽ ghi ngay từ đầu là xin lỗi vì email của người gửi làm phiền. Nhưng bạn có không? Vậy sao lại yêu cầu ngược lại?
    5. Hãy tiến lên chứ đừng có cách nghĩ và hành động đi lùi.
    Ý kiến mang tính chia sẻ để có giao tiếp tốt hơn mặc dù mình không phải người bạn trích trong thông tin đăng.

    • Nếu không muốn nhận những thư có nội dung mình không cần, thì có thể đưa ra các thông điệp một cách lịch sự hơn. Bạn không thể thản nhiên nhận những thứ mình cần, còn những cái mình không cần thì thể hiện một cách bất lịch sự như thế. Rõ ràng là một hành động rất thiếu tôn trọng đối với người mà bạn đã từng đưa tay ra đón nhận những thứ họ trao.
      Nói hơi phũ, nhưng là thật, đây là sân chơi của người lập ra, bạn phải tôn trọng những quy định của họ. Còn nếu không, bạn có thể ra ngoài cơ mà. Thư đó, có thể không cần đối với bạn, nhưng có thể cần đối với người khác. Một sân chơi nếu chỉ toàn những thứ bạn thích, bạn muốn, thì trừ khi bạn tự lập ra cho mình.
      Ở Việt Nam. Khó nhất là làm người tốt. Vì khi bạn làm một cái gì đó “tốt” – thì những người khác sẽ yêu cầu bạn làm tất cả hành động giống như một thiên thần, không có tì vết. Có chút tì vết, y như rằng sẽ bị lôi ra mà xỉa xói, bàn tán, thậm chí là chửi bới- có khi còn tệ hơn những kẻ chẳng bao giờ chia sẻ cho ai cái gì.
      Không có cơm, không sống để làm người tốt được. Không có tiền, không thể duy trì làm các hành động tốt được. Trước khi bạn đòi hỏi người khác, nên đưa ra biện pháp so sánh: không giúp đỡ, hay giúp đỡ giá rẻ thì tốt hơn?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *