Lương theo góc nhìn kế toán : Chuẩn hóa khoản mục chi phí lương 2015

Mới hôm qua tôi viết bài : Kế toán, nhân sự lưu ý khi làm 2 bảng lương cho năm 2016 ( http://goo.gl/gyiXCX ) thì sáng nay được đọc luôn bài viết này của mr Nguyễn Biên Cương. Để tiện cho mọi người theo dõi, chúng ta đọc qua tóm tắt bài trước: tôi đề cập đến việc cơ quan Thuế sẽ phối hợp với BHXH như thế nào để thanh tra không cho:
- kế toán lách thuế bằng cách hoạch toán chi phí vào lương
- và không cho nhân sự giảm chi phí lương bằng cách giảm đóng BHXH.

Còn bài viết hiện tại thì nói về Lương theo góc nhìn kế toán. Ngoài ra, bài viết cũng giải thích tại sao nhân sự phải lưu hồ sơ của nhân viên và hồ sơ cần những gì. ( Bộ hồ sơ lao động (nhân sự) chuẩn theo luật cần có những gì ? - http://goo.gl/B2wgYC ). Thân mời cả nhà cùng đọc.

CHUẨN HÓA KHOẢN MỤC CHI PHÍ LƯƠNG 2015
——————————————————————–

Nguồn: Nguyễn Biên Cương

Lương – Đó là một khoản mục chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN, và đây cũng là một chi phí mà KẾ TOÁN hay CHẾ BIẾN, vì nó không cần hóa đơn, nhưng vẫn được tính vào chi phí được trừ. Nhưng, chính vì nó là chi phí CHẾ BIẾN, nên cán bộ thuế thường hay SOI nhiều vào khoản mục chi phí này.

Trong bài viết này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN sẽ giải đáp cho các bạn một vài vấn đề vướng mắc về tiền lương mà các bạn quan tâm
– Không đóng bảo hiểm, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?
– Không có hồ sơ lao động, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?
– Hồ sơ về chi phí tiền lương cần có những hồ sơ nào?
– Xây dựng quy chế lương chặt chẽ, mang lại lợi ích cho Doanh nghiệp như thế nào?

Thứ nhất: Không đóng bảo hiểm, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?
Nếu các bạn là người thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật, các bạn sẽ nắm được gần đây, có những văn bản đề cập đến nội dung về Bảo hiểm và thuế liên kết với nhau, như quy chế 994/QCPH-BHXH-CT, công văn 768/TCT-TNCN ( Xem thêm : http://goo.gl/dQKkC7 ). Trong những văn bản này, chỉ nói đến nội dung là Thuế và bảo hiểm sẽ liên kết với nhau, phối hợp với nhau trong công tác thu Bảo hiểm, chưa có một văn bản nào nói đến nội dung là không đóng bảo hiểm, chi phí tiền lương đó không được tính vào chi phí được trừ nhé. ==> Chi phí tiền lương không đóng bảo hiểm vẫn được tính vào chi phí được trừ, các bạn chỉ bị phạt, và bị truy thu về hành vi không đóng bảo hiểm thôi nhé.

Thứ hai: Không có hồ sơ lao động, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?
Các doanh nghiệp, khi tuyển dụng, đều yêu cầu người lao động nộp một bộ hồ sơ lao động để quản lý lao động trong doanh nghiệp. Nhưng, vì một lý do nào đó, doanh nghiệp bị mất hồ sơ lao động của người lao động. Và cũng có những trường hợp, do là chi phí chế biến, nên không có hồ sơ của người lao động, mà chỉ có CMTND photo.

Theo điểm 2.5 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Bộ tài chính HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 218/2013/NĐ-CP NGÀY 26/12/2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:
“2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty…”
Và với những văn bản về lao động, không có văn bản nói về vấn đề phạt khi doanh nghiệp không có hồ sơ lao động của người lao động, mà sẽ chỉ phạt khi doanh nghiệp giữ hồ sơ gốc của người lao động.

Căn cứ quy định trên, Trường hợp công ty các bạn trả lương cho người lao động, có quy chế lương, có hợp đồng lao động với người lao động, có bảng chấm công, bảng thanh toán lương, và chứng từ chi lương thì chi phí tiền lương này được tính vào chi phí được trừ. Để chắc chắn, các bạn chỉ cần có CMTND photo của người lao động là ok.

Thứ ba: Hồ sơ về chi phí tiền lương cần có những hồ sơ nào?
Như đã đề cập đến ở nội dung thứ 2, để chi phí tiền lương của các bạn được tính vào chi phí được trừ, các bạn cần có những hồ sơ sau:
+ Quy chế lương
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán lương
+ Chứng từ chi lương

Thứ tư: Xây dựng quy chế lương chặt chẽ, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như thế nào?
Quy chế lương, là một trong những hồ sơ cần có để được tính vào chi phí được trừ. Hiểu một cách đơn giản, quy chế lương, là một quy định hướng dẫn về cách tính lương, trả lương trong doanh nghiệp. Các bạn sẽ xây dựng nó như thế nào, để chặt chẽ, và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp?

Như các bạn đã biết, các doanh nghiệp đều muốn TRỐN đóng bảo hiểm cho người lao động, hoặc là đóng nhưng với mong muốn là đóng với mức thấp nhất. Và theo quy định tại luật bảo hiểm, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm là mức lương cơ bản Nắm được vấn đề đó, các doanh nghiệp đều trả lương cơ bản thấp, để đóng bảo hiểm thấp. Nhưng nếu trả lương thấp, người lao động sẽ không gắn bó với doanh nghiệp. Và để đảm bảo thu nhập cho người lao động, các doanh nghiệp sẽ tăng lương bằng cách tăng các khoản phụ cấp. Như vậy, thu nhập của người lao động được đảm bảo, và doanh nghiệp cũng đóng bảo hiểm với mức thấp. Đó là cách mà các doanh nghiệp thường vận dụng để xây dựng quy chế lương.

ĐAM MÊ KẾ TOÁN gửi cho các bạn tham khảo một bộ quy chế lương mẫu. Trong quy chế lương này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN nói rất rõ, mức lương người lao động được hưởng = Tiền lương cơ bản + Các khoản phụ cấp, trợ cấp. Và tiền lương cơ bản chỉ là căn cứ đóng các khoản bảo hiểm. Các khoản phụ cấp, trợ cấp ở trong quy chế lương đang để ở chế độ mở (không quy định chi tiết mức hưởng phụ cấp, trợ cấp là bao nhiêu) và sẽ quy định cụ thể ở quyết định về các khoản phụ cấp, trợ cấp đó. Nhiều bạn sẽ thắc mắc, là sao không quy định luôn trong quy chế lương, mà mất công làm thêm quyết định làm gì. Các bạn dễ dàng nhận thấy, các khoản phụ cấp, trợ cấp có thể thay đổi theo từng thời điểm, ví dụ: Phụ cấp ăn ca, tại thời điểm hiện tại, mức phụ cấp là 20.000đ/ngày. Nhưng một thời gian sau, giá cả thị trường biến động, mức phụ cấp này không còn phù hợp nữa, và sẽ phải nâng mức phụ cấp lên là 25.000đ/ngày. Nếu các bạn quy định cụ thể mức phụ cấp này trong quy chế, thì khi thay đổi, các bạn sẽ phải sửa lại quy chế. Còn nếu các bạn quy định ở trong quyết định, thì các bạn chỉ cần làm quyết định mới thay thế là ok.

Tải quy chế lương bản word tại đường link phía dưới : http://tailieunhansu.com/diendan/f576/mau-quy-che-luong-chung-cua-dam-me-ke-toan-85452/

4 thoughts on “Lương theo góc nhìn kế toán : Chuẩn hóa khoản mục chi phí lương 2015

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *