Trình tự, quy trình và cách thức đuổi, cho nhân viên nghỉ việc ngay lập tức như thế nào ?

Đôi khi trong cuộc đời làm nhân sự và làm sếp, chúng ta sẽ gặp phải những người đặc biệt. Đặc biệt có thể theo nghĩa tốt hoặc không tốt nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là chính vì đặc biệt nên có thể người đó không phù hợp với tổ chức. Và sếp muốn anh ta nghỉ ngay lập tức. Nhưng lẽ đời đâu như ý muốn. Người nhân viên đó lại cứng đầu và biết luật lao động. Giờ phải làm sao?

Có thể bài toán này, ai làm nhân sự sẽ gặp ít nhất 1 lần trong đời: nhân viên thử việc 2 tháng, ký hợp đồng lao động 1 năm, giờ đã làm việc được hơn 6 tháng thì sếp muốn đuổi việc. Vậy nhân sự sẽ phải làm sao ?

Lời giải cho bài toán đó là:
Tốt nhất lúc này, sếp hoặc nhân sự nên ngồi lại trực tiếp với người lao động và thỏa thuận với họ để họ tự viết đơn xin thôi việc. Thỏa thuận thế nào, nói ra sao thì sẽ là võ của từng người. Thường thì trước khi đi vào vòng đối đầu này, chúng ta sẽ phải bày bình bố trận giống như thế này: Dấu hiệu sếp ghét – đi thôi chứ ở lại làm gì ?

Có 8 cách hay dùng để đưa ra tín hiêu cho nhân viên và phổ biến nhất là chỉ ra lỗi thường xuyên hơn trong quá trình làm việc.

Áp dụng theo cách của Seabank cũng hay: Thư tố cáo Nhân sự ngân hàng Seabank hoặc Đơn khiếu kiện vi phạm hợp đồng lao động của NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN

Trong bức thư này, có một số cách sau mà nhân sự dọa sẽ áp dụng:
Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Hoặc đưa người lao động vào thế phải đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động:
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Chú ý, áp dụng mấy cái này cẩn thận lại dính vào luật khác như hình sự chả hạn.

Trong trường hợp người lao động lại nhất quyết không viết đơn xin thôi việc và nắm luật, vậy thì phải làm sao? Nếu nắm rõ luật thì chúng ta sẽ áp dụng theo luật để làm.

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 6 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động.
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.

Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Khi đó nếu chúng tam dựa vào lý do thay đổi cơ cấu, chia tách sát nhập doanh nghiệp (Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế và Điều 45. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã) thì chúng ta sẽ phải:

Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Với lý do không hoàn thành công việc trong hợp đồng lao động tức là có cả vi phạm kỷ luật thì trình tự sẽ làm như sau:

Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý vi phạm kỷ luật lao động
1. Việc xem xét, xử lý vi phạm kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xem xét xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Và công ty sẽ đuổi việc nhân viên khi:

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền hợp pháp của người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật.
3. Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Quy trình xử lý kỷ luật thì cả nhà download tại đây: Mẫu quy trình xử lý kỷ luật

Còn nếu trái luật thì sao:
Điều 41. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng các quy định tại Điều 37, Điều 38 và Điều 39 của Bộ luật này.

Điều 37 , 38 thì đã ở trên còn Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở y tế có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Lao động nữ trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.
4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ được kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động.
5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Khi đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì người sử dụng lao động sẽ: Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
5. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9, 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Đấy, để đuổi việc một nhân viên nó là như thế! Một bài viết dài lê thê và phải là người thực sự quan tâm mới đọc được đến tận cuối này. Tóm lại thì:

Muốn đuổi việc nhân viên:
- Đầu tiên áp dụng một số biện pháp tiểu xảo để ra tín hiệu.
- Bước 2: là thuyết phục họ tự xin thôi việc
- Trường hợp thuyết phục không thành công thì chúng ta vào bước 3 :
+ Đưa nhân viên vào thế bị buộc thôi việc đúng luật (không hoàn thành công việc, bị xử lý kỷ luật, tái cơ cấu công ty do kinh tế, sát nhập chia tách công ty). Chú ý với 2 lý do sau thì phải trợ cấp mỗi năm làm việc là 1 tháng lương nhưng ít nhất là 2 tháng lương (đối với những người làm trên 12 tháng), nhưng thời gian lại trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp - điều 49.
+ hoặc cứ đuổi và bồi thường (như ở trên, ít nhất 2 tháng lương theo hợp đồng + số tiền lương trong thời gian tranh chấp + 2 tháng lương bồi thường) - điều 42+ 48

Nói chung là chỉ có 2 cách là không phải trả tiền nhưng phải chứng minh được và phải có quy trình.

13 thoughts on “Trình tự, quy trình và cách thức đuổi, cho nhân viên nghỉ việc ngay lập tức như thế nào ?

  1. Về việc muốn cho nhân viên nghỉ việc có thể sử dụng cách giao việc khó, làm không được gọi lên cho uống nước chè. Vài tuần liên tiếp như vậy nhân viên automatic out là nằm trong tầm tay.

  2. Kính gửi!
    Hiện Công ty em muốn cho 01 lao động nghỉ việc vì thường xuyên không giữ kỷ luật lao động, đã nhắc nhở nhiều, công việc thì chậm chễ và hay trốn tránh công việc. Vậy bên em có được đơn phương chấm dứt hợp đồng không? Và nếu chấm dứt hợp đồng có phải trợ cấp khoản nào cho người lao động không ạ?

  3. Nguoilamnhansu 11.11.2015 at 15:32 - Reply

    Đôi khi cảm thấy tội lỗi khi mà phải làm những việc tiểu xảo thế này. Sợ tích nghiệp cho con cháu, sợ sau này vì bị người lao động oán thán. Rõ ràng ko phải là quyết định của mình nhưng mình đã tư vẫn và tiếp tay cho tổ chức. Có những ngươi đáng bị sa thải, nhưng có những người làm việc tốt nhưng vẫn bị trong tầm ngắm. Mình giờ chỉ thích làm tuyển dung, đào tạo, những mảng việc ko tích nghiệp này.

  4. Tôi phải làm gì khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động khi đang mang thai tháng thứ 6, với lý do thường xuyên không hoàn thành công việc được giao. Hợp đồng của tôi là không thời gian nhưng bọn chúng đã cố áp đảo tôi liên tục trong mấy tháng trước khi ra quyết định. Bụng to mà bị đuổi vì chúng nó ghét mà thấy tủi thân quá.

    • bạn đã viết bị dụ viết đơn thôi việc chưa? nếu viết rồi thì bó tay. Nếu ko viết mà công ty đã cho nghỉ rồi thì thong thả sanh con xong rồi nộp đơn kiện là vừa. Bạn tham khảo quy trình kiện ở phía trên nhé!

  5. Nguyễn Thùy Linh 16.10.2016 at 13:53 - Reply

    “Chú ý với 2 lý do sau thì phải trợ cấp mỗi năm làm việc là 1 tháng lương nhưng ít nhất là 2 tháng lương (đối với những người làm trên 12 tháng), nhưng thời gian lại trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – điều 49.”
    Em chưa hiểu đoạn này lắm. Mong anh/chị giải thích giúp em ạ!

    • Ví dụ: Bạn đi làm 12 tháng nhưng được đóng BHTN 10 tháng thì còn lại 2 tháng chưa đóng. 2 tháng đó công ty phải trợ cấp mất việc.

  6. Pingback: Muốn đuổi việc ngay nhưng không muốn rắc rối pháp lý (đúng luật) ? | Blog quản trị Nhân sự

  7. Anh chị chia sẻ giúp em
    Trường hợp lao động là người nước ngoài, thỏa thuận hợp đồng cũng như luật là không có đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp thì khi công ty buộc thôi việc mà không có lý do chính đáng hoặc người lao động từ chối biên bản vi phạm kỷ luật, thì công ty có phải đền hợp đồng và đóng trợ cấp thôi việc không ạ ? Theo em thấy thì các mâu thuẫn lao động có liên quan đến lao động nước ngoài có nhiều phần còn thiệt thòi cho lao động nước ngoài trong khi khoản thuế tncn và tiền đóng bảo hiểm y tế của họ là không nhỏ. Em mong ý kiến đóng góp từ anh chị. Em cám ơn ạ.

  8. Công ty em có 01 lao động nghỉ ốm đau dài ngày từ tháng 12/2017 đến nay 04/2018. Công ty không thể liên hệ được với nhân viên này và sếp em muốn chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn với nhân viên này để giảm BHXH. Em không biết làm sao để chấm dứt HĐLĐ đúng luật.

    Anh cho em xin gợi ý về vấn này đề ạ. Em cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *