Các hình thức cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Ôi lúc ngồi trên ghế nhà trường thì Nhung cứ nghĩ môn học quản trị không quan trọng, nhưng bắt đầu ra trường, đi làm, gặp phải tình trạng “một cổ vài tròng” thấy ngán ngẩm ghê, thấy khó khăn trong công tác ghê thì mới lại quan tâm đến cơ cấu tổ chức của công ty, đang hoạt động như thế nào, chức năng nhiệm vụ, phân quyền của công ty. Hôm nay, Nhung lại lục lại tài liệu để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp như thế nào. Cùng chia sẻ với mọi người nhé.

  1. Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến – Chế độ 1 thủ trưởng.

Cơ cấu này đặc trưng cơ bản là mối quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức được thực hiện theo 1 đường thẳng từ trên xuống dưới. Người thừa hành chỉ nhận lệnh từ 1 người cấp trên trực tiếp.

  1. Cơ cấu tổ chức theo chức năng – Chế độ nhiều thủ trưởng.

Để quản trị doanh nghiệp, người ta tổ chức các đơn vị chức năng, chuyên môn để quản trị doanh nghiệp.

Mỗi bộ phận chuyên môn bao gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu về từng lĩnh vực. Bộ phận chuyên môn đó có quyền ra mệnh lệnh có liên quan đến chuyên môn cho các phân xưởng.

Ví dụ: là 1 công nhân trong xưởng sản xuất, nhưng về chất lượng NLĐ sẽ tuân theo sự chỉ đạo của anh A, về số lượng sản phẩm NLĐ sẽ tuân theo sự chỉ đạo của anh B, về chấm công NLĐ theo sự chỉ đạo của anh C. Như vậy công nhân đó có rất nhiều “sếp” chỉ đạo, đôi khi sự chỉ đạo của các “Sếp” bị xung đột lẫn nhau, gây khó khăn trong việc thực hiện mệnh lệnh.

  1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị trực tuyến – chức năng

Cơ cấu này là sự kết hợp của 2 cơ cấu quản trị ở trên,

Ở cơ cấu này các bộ phận chuyên môn đóng vai trò tham mưu giúp việc.

Đứng đầu các bộ phận là những nhà quản trị trực tuyến, có trách nhiệm chỉ huy, chỉ đạo những người thừa hành.

Các bộ phận chức năng có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất nghiên cứu, sáng kiến cho người lãnh đạo theo tuyến, không có quyền ra mệnh lệnh cho những người thừa hành theo tuyến.

  1. Cơ cấu tổ chức ma trận

Thường được áp dụng với doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh doanh đa ngành nghề.

Với mô hình tổ chức quản trị ma trận, 1 cá nhân vừa trực thuộc tuyến quản lý chiều dọc, lại vừa trực thuộc tuyến quản lý chiều ngang.

Mô hình này phù hợp áp dụng với các doanh nghiệp có nhiều chương trình, dự án khác nhau.

Sau khi kết thúc chương trình, dự án, người lao động sẽ quay trở về phòng ban làm việc của mình.

 

Lựa chọn mô hình tổ chức quản trị nào nó sẽ phụ thuộc vào đặc điểm, tình hình, chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Vậy hệ thống tổ chức bộ máy doanh nghiệp bạn đang hoạt động theo hình thức nào, nó có làm bạn khó chịu hay gặp rắc rối gì không?

 Người viết: Lưu Thị Kim Nhung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *