CEO đã chỉ đạo công ty bắt tay vào làm lại bảng lương 2018 chưa?
- 16 000 tỷ đồng – là số tiền nợ đọng bảo hiểm tính từ đầu năm cho đến nay
- 34% - là tỷ lệ đóng bảo hiểm, bao gồm cả 2% phí công đoàn
- 250 000 DN – là số DN tham gia bảo hiểm trên tổng số 560 000 DN
- Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH ngoài mức lương, phụ cấp lương, còn có thêm các khoản bổ sung khác.
- Liệu có phải doanh nghiệp đang chịu gánh nặng quá lớn từ chi phí đóng bảo hiểm?
Đây là câu hỏi và số liệu từ kênh VITV Phát sóng 19:45 ngày 17/09/2017. Hẳn anh chị em cũng đâu đó nghe thông tin này. Trong bài: “Doanh nghiệp nào mà chả có 3 bảng lương nhưng 2018 thì phải liệu hồn !!!” tôi cũng có đề cập rằng cơ quan Thuế, BHXH đang liên thông và cuối bài có để lại lời bình: Tôi thấy có người mách: “Luật quy định là thu 32% tổng lương (bao gồm cả các khoản phụ cấp khác). Nhưng mọi người nên hiểu đó là thu nhập phát sinh hằng kỳ (hằng tháng, hằng tuần...). Vậy chúng ta ko chi trả thường kỳ tổng thu nhập thực cho NLĐ nữa... Cách thao tác: Sửa đổi vs ban hành thang bảng lương mới luôn và ngay.”
Trong bài viết đó nhiều anh chị hỏi và cũng có anh chị trả lời nhưng có vẻ mọi người vẫn chưa thỏa mãn. Tôi cũng vậy. Cho đến gần đây tôi nhận được 2 thông tin này. Chắc sẽ hữu ích.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ có ghi: Tiền lương tháng đóng BHXH không phải là toàn bộ thu nhập. Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đề nghị cơ quan chức năng xem xét giãn lộ trình đóng BHXH theo cách tính mới để doanh nghiệp chủ động trong tính toán chi phí hợp lý.
Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo quy định tại Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc và Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Trong đó, phụ cấp lương tính đóng BHXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
Các khoản bổ sung khác tính đóng BHXH là các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương và tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm tất cả các khoản phụ cấp, khoản bổ sung khác mà chỉ là một số khoản có thể xác định được trước và cố định hàng tháng. Nói cách khác, tiền lương tháng đóng BHXH không phải là toàn bộ thu nhập của người lao động như ý kiến gần đây của một số doanh nghiệp.
Mới trả lời Quốc hội (Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) xong, Ông Nguyễn Duy Cường - Vụ Phó Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) lại trả lời báo chí "KHÔNG đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên tổng thu nhập" từ 1/1/2018. Thông tin này trên Báo Dân Trí.
“Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, từ ngày 1/1/2018, mức đóng BHXH bắt buộc sẽ gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mức đóng BHXH sẽ được tính trên tổng thu nhập. Tức là việc đóng BHXH sẽ không phải tính trên mức lương cộng với tất cả các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác” - ông Nguyễn Duy Cường nói. Theo đại diện Vụ BHXH tại cuộc họp, các nội dung đóng BHXH đã được quy định rõ tại Điều 30 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH.
“Theo đó, chỉ những nhóm phụ cấp lương xác định được cùng mức lương, có tính thường xuyên và ổn định sẽ được tính đóng BHXH. Còn những khoản phụ cấp lương gắn với kết quả làm việc của người lao động và có tính biến động thì sẽ không tính đóng BHXH” - ông Nguyễn Duy Cường lý giải.
Tương tự với khoản bổ sung khác, Vụ phó vụ BHXH cho rằng: Chỉ những khoản được xác định cùng với tiền lương, có tính ổn định thì sẽ được làm căn cứ tính đóng BHXH. Với các khoản bổ sung khác không xác định được ngay với mức lương và phụ thuộc vào kết quả lao động thì không tính đóng BHXH.
Liệu có tin được không nhỉ? Tôi là chỉ tin vào giấy tờ văn bản có chữ ký con dấu thôi. Như đã nói ở trên, như vậy theo đó, sẽ có 14 khoản thu nhập không tính đóng BHXH từ tháng 1/2018 (hình 2).
Nói dông nói dài, giờ quay lại phần bình ở trên đầu. Có lẽ chúng ta nên bắt đầu từ bây giờ. Các bước làm nên là như này:
Bc1: Làm lại quy chế lương (điều chỉnh bảng lương và cách trả lương) theo hướng chuyển dần những khoản cố định sang các khoản chế độ và phụ cấp không phải đóng BHXH. (hình 3)
Lưu ý: Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:
+ BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung
+ BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng
Mức lương nên trong khoảng từ Lương tối thiểu vùng đến 20 lần mức lương tối thiểu chung. Hiện lương tối thiểu vùng cho HN là 3,750,000 và mức lương đóng BH phải cộng thêm 7% đào tạo là 4,012,500 đồng. Lương tối thiểu chung là 1,210,000 đồng và đến 1/7/2017 là 1,300,000 đồng
Bc2: Đăng ký lại quy chế lương và thang bảng lương với cơ quan quản lý và BHXH.Tất nhiên chỗ này chúng ta phải giải trình được tại sao lương lại giảm.
Bc3: Công bố và duy trì.
Vậy là xong. Chúng ta vẫn chưa ngã ngũ đến khi có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước hẳn hoi. Giờ chúng ta tạm vây.
Nguyễn Hùng Cường | Kinhcan24
HRM Blogger / HRM Consultant / KM for HrShare Community at Blognhansu.net.vn
Tái bút 7/12/2017: Tôi thấy đoạn trao đổi sau khá hữu ích. Mọi người cùng đọc nhé.
Huong Tran: Các anh chị ơi, thời điểm áp dụng những quy định mới của Luật BHXH 2018 đang cận kề, mọi người cho em hỏi chút:
- Thứ nhất, anh/chị nào đang làm phụ trách công tác BHXH của đơn vị thì có biết là đối với các trường hợp chỉ phải tham gia Bảo hiểm tai nạn lđ bệnh nghề nghiệp thì kê khai ra BHXH thế nào ko ạ? Em thấy hình như chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể việc tiến hành theo quy định mới thế nào
- Thứ hai, đến năm 2018 các khoản đóng BHXH bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác. Vậy thì "phụ cấp và các khoản bổ sung khác" có phải ghi cụ thể trong HĐLĐ ko ạ
Rất mong anh chị trong nhóm có thể giải đáp giúp em với ạ
Thanks all!
thao phuong: Hi Hương,
Chị share việc thứ nhất trước nhé! Bên chị tháng 11 vừa rồi cũng báo tăng 01 trường hợp về bhxh tnld và bệnh nghề nghiệp do người này ký hợp đồng lao động nhiều nơi, thì chỉ phải báo tăng ở biểu mẫu D02 ở mục III Khác, ghi rõ ở phần ghi chú là đã đóng bhxh ở chỗ khác. Cái này các chị bên BHXH quận Thanh Xuân hướng dẫn khi doanh nghiệp hỏi.
Yen Pham: Dear chị Hương,
Đối với câu hỏi thứ 2 của chị, chị xem cụ thể ở hình bên dưới nhé.
Ngoài ra, có một số phụ cấp sẽ không phải đóng BHXH (ăn trưa, điện thoại, xăng xe, đi lại, nhà ở) dù được quy định trong hợp đồng thì vẫn không phải đóng BHXH
Lưu ý với thưởng doanh số mà quy định trong hợp đồng thì phải đóng (vì bản chất thưởng doanh số là căn cứ trên thực tế hiệu suất công việc làm được, nhưng doanh nghiệp lại xác định được trước thì sẽ không được chấp nhận); nên nếu không muốn đóng BHXH phần thưởng doanh số này, không quy định mức cụ thể trong hợp đồng.
Mong giúp được chị phần nào trong công việc.
Chúc chị có ngày làm việc hiệu quả.
Trân trọng.
trang ba: Dear Yến Phạm,
Thông tin này bạn đi học lớp thầy Hải ah? Theo mình biết thì các khoản hoa hồng/năng suất/kpi thuộc các khoản bổ sung khác và vẫn phải tham gia BHXH bạn ak. Đây là thông tin mình học được của thầy Nguyễn Xuân Thu ở Eduviet
Yen Pham: Dear chị Trang,
Em chỉ theo dõi thầy Hải ở facebook, em chưa tham gia lớp học của thầy.
Tuy nhiên, các thông tin về đóng bảo hiểm năm 2018 e được nghe chính xác từ cán bộ bảo hiểm khi họ tập huấn áp dụng quyết định 595.
Hôm rồi, ở viện kinh tế đại học ngoại thương cũng có 1 buổi hội thảo về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội, các bác bên bảo hiểm xã hội cũng trả lời đúng theo những gì thầy Hải lập biểu chị ạ.
Trân trọng.
Tran Thu Hang: Khoản hoa hồng /năng suất/kpi sẽ bị đưa vào BHXH nếu bạn quy định rõ trong hợp đồng là bao nhiêu tiền, giá trị cụ thể hàng tháng là con số rõ ràng. Còn nếu bạn đưa vào là theo đánh giá/tỷ lệ % ntn theo đánh giá của cty/ trưởng phòng cuối tháng thì sẽ ko thể định lượng một mức cụ thể để đóngs BHXH đc. Đánh giá sẽ ra con số khác nhau trong mỗi tháng khác nhau. Cái này tùy thuộc câu chữ của HDLD. YẾN PHẠM đúng đó.
@Yến PHạm,
Trong bảng của em phần đóng và ko phải đóng BHXH ý , phải tính toán đến mức tối đa ko phải đóng thuế TNCN nữa chứ nhỉ? theo chị biết phần phụ cấp ăn trưa từ 15/10/2016 tăng lên tối đa là 730k/tháng, hơn là phải đóng thuế TNCN?
Mức khoán điện thoại xăng xe, đi lại có phải có mức khống chế để ko phải đóng TNCN ko?
Nhà ở: Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.
Hoa hồng/KPI... = 5tr nó là quy định rõ ràng có định lượng thế này nếu cho vào ko phải đóng BHXH có hợp lý ko?
Có cách nào hợp lý thỏa mãn cả vấn đề BHXH và TNCN ko nhỉ? Nếu em biết chia sẻ cho mọi người với nhé.
Xin cảm ơn,
Yen Pham: Dear chị Trang,
Em trả lời một số câu hỏi liên quan đến phân bổ khoản phải nộp BHXH. Có 1 điều chắc chắn là bảng này chỉ nhằm mục đích phân loại khoản nào phải nộp, khoản nào không phải nộp BHXH thôi, còn cân đối với số tiền tính thuế TNCN đã hợp lý hay chưa thì chưa chắc chị ạ.
Phần chữ in nghiêng là phần em trả lời các câu hỏi chị đưa ra nhé.
Trong bảng của em phần đóng và ko phải đóng BHXH ý , phải tính toán đến mức tối đa ko phải đóng thuế TNCN nữa chứ nhỉ? theo chị biết phần phụ cấp ăn trưa từ 15/10/2016 tăng lên tối đa là 730k/tháng, hơn là phải đóng thuế TNCN?
=> Việc phân bổ phụ cấp, theo em các công ty họ sẽ có thang bậc rõ ràng, liên quan đến từng chức danh, vị trí công việc. Cho nên, nếu mức phụ cấp tối đa là 730k/tháng sẽ làm tròn lên 1tr/tháng để dễ làm thang phụ cấp và mức chênh 270k/tháng cũng không làm thay đổi khung đóng thuế TNCN của người lao động được.
Mức khoán điện thoại xăng xe, đi lại có phải có mức khống chế để ko phải đóng TNCN ko?
=> Em chưa tìm thấy quy định nào về mức khống chế đối với các loại phụ cấp này áp dụng với doanh nghiệp tư nhân, chỉ có cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thì có quy định mức cụ thể.
Tuy nhiên, phụ cấp xăng xe là khoản thu nhập chịu thuế TNCN (thông tư 111/2013 điều 2, khoản 2), nên nếu không muốn bị tính thuế thì chị bổ sung thêm phụ cấp công tác phí chẳng hạn. cái này ko chịu thuế, nhưng mình sẽ phải căn cứ vào chức danh công việc cụ thể để phân bổ có công tác phí hay không.
Nhà ở: Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.
=> Em chưa hiểu ý của chị Trang ở chỗ này lắm. Căn cứ vào phần phân bổ thu nhập như hình, em tạm tính các khoản thuế và tiền BHXH NLĐ phải nộp.
Thực tế, phần phân bổ thu nhập này chắc chắn chưa thực sự hợp lý lắm, nên mình phải cân lại số liệu chị ạ, cái này làm mất thời gian lắm, mà bên em thu nhập không cao như vậy, nên em không có kinh nghiệm gì về khoản phân bổ này làm sao cho giảm thuế nhất. Tuy nhiên, nếu mình làm cái phân bổ này, thì các chị cũng nên kết hợp với kế toán, để các anh chị kế toán giúp. Nghiệp vụ của họ về mấy con số nhanh nhạy hơn mình nhiều, tội gì không tận dụng.
Thu nhập chịu thuế: lương chính, pc chức vụ, trách nhiệm, thâm niên, khu vực, phần chênh phụ cấp ăn trưa, pc xăng xe,hoa hồng (21.770.000 đồng); 15% thu nhập chịu thuế ko bao gồm tiền thuê nhà: 25.035.500 đ => thuế TNCN phải nộp: 3.357.100đ
Thu nhập không chịu thuế: phụ cấp ăn trưa (730k), điện thoại, đi lại, nhà ở: 3.357.100
Tiền NLĐ đóng BHXH: 1.680.000 đ
Hoa hồng/KPI... = 5tr nó là quy định rõ ràng có định lượng thế này nếu cho vào ko phải đóng BHXH có hợp lý ko?
=> Theo em mục hoa hồng, KPI... này vì nó không xác định rõ ràng được, nên tác giả lấy tạm 1 con số KPI đại diện thôi chị ạ. chứ không phải là tháng nào cũng đều chằn chặn 5 triệu, có tháng doanh thu cao đạt thưởng mức 10 triệu, 20 triệu thì sao. Điều quan trọng là công ty mình đã xây dựng được KPI chưa. Công ty em chưa xây dựng được KPI nên cũng không áp dụng được cái này, mà đẩy vào các khoản phụ cấp khác thôi, cố gắng cân đối làm sao cho khoản thuế TNCN nộp ít nhất.
Pingback: Từ 01/01/2018 sẽ đóng BHXH full lương ? | Blog quản trị Nhân sự
em muốn hỏi là nếu như nhưng khoảng không xác định được trước thì không cần đóng bhxh, vậy thì những khoản tiền như ăn trưa, xăng xe, điện thoại, tiên nhà ở… thì xác định được trước có fai đóng ko? hay để hoàn thiện thì mỗi tháng thay đổi số 1 lần con số trên bảng lương thì mới phù hợp ạ?
Bạn đọc kỹ giúp bài viết. Nhìn còm là biết bạn đọc lướt rồi!
Dear Anh,
Có thể cho em xin bảng thanh toán tiền lương năm 2018 được không ạ?
Chào các anh chị!
Ở công ty em có 02 bộ phận tính lương khác nhau: Văn phòng và Sản xuất
– Văn phòng thì 2018 em sẽ định hướng phân bổ lại tiền lương theo như hướng dẫn trên: = Mức lương + Các khoản không đóng BH
– Khối sản xuất: Em chưa biết xây dựng thế nào cho hợp lý vì Có thểm phần lương khoán sản phẩm, sản lượng các tháng là khác nhau. E dự định
Cách 1: = Mức lương (đóng BH) + Lương Sản phẩm (Không đóng BH vì không cố định hàng tháng) + Phụ cấp (Không đóng BH) liệu có phù hợp không ạ?
Cách 2: Vẫn không thay đổi so với 2017 tức là có 01 mức lương cơ bản đóng BH, còn lại là sản phẩm. Mà đơn giá sản phẩm thì dựa vào lý do là xây dựng đơn giá từ mức lương cơ bản, do sản phẩm các tháng khác nhau không cố định nên lương SP cũng sẽ không phải đóng BH
Mong các anh chị tư vấn giúp
theo các văn bản làm căn cứ pháp lý để các hỗ trợ như Xăng xe, điện thoại, nhà ở không phải đóng bảo hiểm bắt buộc, nhưng phụ cấp xăng xe, phụ cấp khu vực vẫn phải đóng BHXH mà trong khi đó còn quy định các khoản phụ cấp có tính chất tương tự, nếu vậy thì HR như chúng ta sẽ phải quy định như thế nào để không bị các cơ quan chức năng ốp mục hỗ trợ trên thành phụ cấp hoặc bị quy kết là chúng ta lách và trốn đóng???
vì nếu quy định chỉ có khác nhau ở chữ hỗ trợ và phụ cấp mà nội dung không khác nhau thì liệu có được chấp nhận.
xin ad và mọi người cho ý kiến để hoàn thành thắc mắc trên.
xin cảm ơn ạ.
Dear chị, bên mình có làm cái thỏa ước lao động, ghi rõ là trợ cấp đi lại, trợ cấp nhà ở…chuyển từ “phụ cấp” thành “trợ cấp”. Phụ cấp thì bắt buộc phải đóng, còn trợ cấp là do doanh nghiệp căn cứ vào khả năng của mình để hỗ trợ nên sẽ không bắt buộc đóng bảo hiểm áh chị.
Anh cho em hỏi có quy định gì về thang bảng lương cần xây dựng tối thiểu hay tối đa bao nhiêu bậc ko ạ. Đặc thù trong ngành may thì như nào ạ? Em cảm ơn ạ.
Bên em đang để cả hỗ trợ nuôi con, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ xăng xe, hỗ trợ đi lại, hỗ trợ điện thoại, thưởng chuyên cần, thưởng hiệu quả công việc. Cô tư vấn đang bảo tổng các khoản hỗ trợ bị giới hạn so với tổng lương bình quân. Có hỗ trợ nhà ở thì sẽ không được để hỗ chợ nuôi con, và ngược lại. Thưởng chuyên cần và thưởng hiệu quả công việc em cần có căn cứ, chứ trưởng bộ phận tự quyết định mỗi tháng chưa được chấp nhận. Các bác cho e xin ý kiến ạ