Đắng lòng nhà tuyển dụng trả lời mail của ứng viên chê không biết nhìn tài năng

Từ sáng sớm tinh mơ, tôi đã được đọc chủ đề hót về bức mail của 1 bạn ứng viên "trả lời" thư từ chối của nhà tuyển dụng. Thấy mọi người trả lời nhiều quá nên tôi chỉ vào đọc rồi thôi. Nhưng đến chiều tối thì có bạn Steve Linh vào hỏi han.

Steve Linh: Bác đọc câu chuyện này chưa?
Cho em ý kiến chút nghen?

Kinhcan: Ặc
Mọi người đều có ý kiến rồi còn gì

Steve Linh: Đấy là mọi người
thế Bác có ý kiến trên đó rồi à?

Kinhcan: Không. Mình thấy mọi người có ý kiến rồi nên thôi

Steve Linh: Vâng, vậy theo bác không tính đến chuyện hình thức bên ngoài thì bác nghĩ sao về vấn đề này?
Theo bác nhà tuyển dụng như vậy là đúng hay sai?

Kinhcan: Nhà tuyển dụng có sai gì đâu ?
Để tuyển được 1 người khó lắm. Đâu phải có thực tài là được. Còn phải phù hợp cả văn hóa nữa
Ví dụ như trong lúc phỏng vấn nhà tuyển dụng phát hiện ra là cậu này tiền hậu bất nhất, không trung thực. Thì dù có giỏi đến đâu cũng không dám cho vào công ty. Nhất là vị trí kho hay bảo vệ.
Câu chuyện này cũng giống như có ai đó nhận xét: tuyển dụng cũng giống như mua hàng. Đâu phải cứ hàng tốt là mua đâu.
Nó còn phải căn cứ vao túi tiền, sở thích, đôi khi cả tông màu của khách hàng để họ chọn mua sản phẩm.

Steve Linh: OK, nhưng nếu xét từ khía cạnh toàn diện thì liệu các nhà tuyển dụng có cần cho những người chưa có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên có thêm cơ hội không anh?
và nếu có thì bằng cách nào?

Kinhcan: À, vụ này thực ra cũng bình thường. Mình có tiền thì mình cũng tuyển những người có kinh nghiệm.

Steve Linh: Em hiểu bác ạ.
Nhưng nếu từ cộng đồng nhìn vào thì những người mới ra trường rụng hết à?

Kinhcan: Không. Chỉ 1 số rụng thôi
Với vai nhà tuyển dụng thì mình vẫn để cửa cho những người không có kinh nghiệm
Cánh cửa đó là : đam mê + background tốt
Đam mê = có lộ trình nghề nghiệp + có thông tin về thị trường + có nghiên cứu về thực tế.
Background tốt = trả lời được hết các câu hỏi về kiến thức
Ví dụ như làm marketing game thì phải biết thị trường có bao nhiêu game, các dòng game là gì, các công ty game ra sao ...

Steve Linh: Vâng, nhưng đó là game, nó không làm thì nó đọc báo cũng biết, nhưng vị trí kế toán kiểm toán như bạn sinh viên kia, thì học một đằng làm 1 nẻo bác muốn background tốt như thế nào?

Kinhcan: :| Làm gì có học 1 đằng làm 1 nẻo. Bạn đam mê Kiểm toán thì hẳn phải biết: Bao nhiêu công ty kiểm toán ? Kiểm toán có những level nào ? ... Chỉ cần tìm kiếm thông tin là có.

Steve Linh: Hiii, cảm ơn bác nha, chúc bác buổi tối tốt lành.

Kinhcan: Không có gì!

Sau khi trả lời xong thì stt của anh Hoàng Trọng Nghĩa Icando tự dưng lại hiện ra trên tường facebook. Trong rất nhiều bình luận thì tôi thấy bình luận của anh Nghĩa và anH Nguyễn Thanh Tùng là hay nhất nên mạn phép đưa về blog cho mọi người cùng đọc.

Nếu là nhà tuyển dụng, gặp trường hợp này có lẽ mình phải nói vs ứng viên: "Chân thành cảm ơn bạn, tôi có lẽ sẽ phải tiếp tục học tập trau dồi hơn nữa để có thể trở thành người tiêu dùng kiên nhẫn, may mắn để thành công hơn. Cảm ơn bạn".

Nhà tuyển dụng cũng như người tiêu dùng khó tính, thị trường hàng hóa thì nhiều, cạnh tranh, người bán hàng giỏi cũng nhiều, họ đâu thể mất nhiều thời gian và mạo hiểm tiền bạc, thậm chí mạo hiểm sức khỏe tính mạng của mình (của Doanh Nghiệp) để mua về thứ sản phẩm mông lung, chưa rõ ràng chất lượng.

Trừ khi, sản phẩm (ứng viên) ấy đã quá nổi tiếng và là ngôi sao sáng đã được thị trường kiểm chứng!






Đứng về phía quan điểm cá nhân tôi, tôi thường thấy 1 số dạng trả lời khi tôi nêu quan điểm về tuyển dụng như sau: (nhất là những quan điểm và các suy nghĩ về việc loại bỏ CV và ứng viên)
- Một số bạn thì cầu tiến trả lời là sẽ rút kinh nghiệm.
- Một số bạn thì lại trả lời rằng như thế là không biết nhìn tài năng, đánh mất cơ hội cho những người tài thể hiện.
Với những bạn suy nghĩ tích cực thì không sao nhưng với những bạn đặt mình cao hơn người khác thì cứ một mực chê bai. Những ai mà hở miệng ra nói như thế là mất tài năng như thế là không biết tuyển dụng thì tôi xin nói thẳng luôn là người đó chả làm cu li tuyển dụng bao giờ. Cứ thử làm cu li đi rồi hẵng nói. Mỗi ngày bạn nhận hàng trăm cái CV, rồi phải đọc, phải lọc, phải in CV ra, liệu bạn có đủ thời gian và chi phí để làm những việc đó? Rồi phỏng vấn, mỗi ngày bạn mất 4h để ngồi nói chuyện với ứng viên, đánh giá họ trong khi họ thì coi mình như đối thủ, suốt ngày phải cân não để nhìn xem ứng viên ra sao. Vậy bạn có đủ kiên nhẫn cho những ứng viên "dở hơi" không đúng theo tiêu chuẩn vào thử việc không? Thử việc là tốn chi phí. Sau đó không được thì sao?

Còn khi đọc mail trên của ứng viên, các nhà tuyển dụng sẽ có mấy phản ứng như sau:
- Hãy về với đội của anh: Đây là 1 số nhà tuyển dụng thích thể hiện. Giống hệt thầy Văn Như Cương khi nói về thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Thầy Cương đã từng hứa hẹn "hãy về với đội của anh". Đến khi thầy Khoa ngỏ ý về thật thì lại "ngãng" ra.
- Chê ứng viên: hành động này thì nhiều. Mà cũng đúng nên tôi không nhận xét. Chê là bình thường.
- Khen ứng viên: rất hiếm. Tôi chưa thấy ai khen ứng viên viết mail này cả. Ít ra thì bạn này cũng có dũng khí thể hiện cái tôi của mình đấy chứ.

Theo cách nhìn tuyển dụng của tôi như đã nói ở trên: đó là tìm ra sự phù hợp giữa ứng viên và vị trí cũng như công ty. Tôi có 3 việc rất rõ khi tuyển dụng:
- Đánh giá xem ứng viên có văn hóa phù hợp với công ty cũng như ekip không ?
- Đánh giá xem ứng viên có phù hợp với vị trí đang tuyển không ?
- Đánh giá xem ứng viên có phù hợp với những điều kiện của công ty không như lương lậu, các yêu cầu ... ?

Nếu ứng viên phù hợp với vị trí nhưng không hợp với công ty thì sớm hay muộn cũng ra đi. Nếu ứng viên không phù hợp với vị trí thì không phải bàn rồi. Giống như việc đi mua một món hàng. Đầu tiên là phải căn cứ vào tiền mình có bao nhiều trong túi để liệu cơm gắp mắm. Xác định được rồi thì sẽ xác định được nơi mua và chất lượng của món hàng. Tiền nhiều thì chọn ứng viên có kinh nghiệm. Tiền ít thì chọn ít kinh nghiệm hơn. Sau đó là đi chọn món hàng. Hàng thì phải chọn xem có hợp phong thủy không? hợp tông màu không ? đúng công dụng không ? có được khuyến mại cái gì không ? ... Cuối cùng là đàm phán trả giá, dùng thử. Năng lực nghề của một người chả khác gì món hàng cả. Thuận mua vừa bán. Ấy thế mà có người lại chê khách hàng là không biết nhìn hàng tốt. Tuy nó hơi xấu 1 tí nhưng nó chất. Tuy nó hơi lệch tông màu 1 tí nhưng lại ngon. Lệch tông màu, mang về nhà cứ nhìn một tí lại muốn vứt đi thì mang về làm gì.

Cá nhân tôi do điều kiện kinh tế chưa cho phép để tuyển người có nhiều kinh nghiệm. Mặc dù rất muốn.( Tôi đã có kinh nghiệm làm việc với những bạn không có kinh nghiệm rồi. Kinh nghiệm rất đau thương là khác.) Vì thế tôi hay tuyển các bạn mới ra trường. Hơn nữa xuất phát từ quan điểm muốn hỗ trợ đào tạo các bạn nên tôi hay đọc hết các CV và cố gắng phỏng vấn tất cả các bạn. Tuy nhiên, cánh cửa chỉ mở với những ai:

Có đam mê + background tốt
Đam mê = có lộ trình nghề nghiệp + có thông tin về thị trường + có nghiên cứu về thực tế.
Background tốt = trả lời được hết các câu hỏi về kiến thức
Ví dụ như làm marketing game thì phải biết thị trường có bao nhiêu game, các dòng game là gì, các công ty game ra sao …

Nhiều bạn rất buồn cười, nói mình có đam mê, muốn học hỏi nhưng bảo cố làm thêm 1 tí thì lại nói là bận, hết giờ làm. Đưa tài liệu cho đọc thì không đọc lại đòi phải có người đứng lớp đào tạo. Gây sức ép để đưa vào khuôn khổ làm việc thì lại nói là khó tính. Nghĩ lại tôi lại thấy buồn cười.

Bạn ứng viên có mail ở trên nên theo học 2 khóa học online này:
- http://daotaonhansu.net/thuctap
- http://daotaonhansu.net/xinviec

Hi vọng rằng 2 khóa học này sẽ giúp bạn nhận ra nhiều điều. Ít nhất là cách viết mail sao cho chuyên nghiệp.

Cuối cùng: Nhân tiện ăn theo trào lưu "Đắng lòng" và "Đắng ... à mà thôi" của các bạn trẻ, tôi cũng giật tít "Đắng lòng" cho vui :)

13 thoughts on “Đắng lòng nhà tuyển dụng trả lời mail của ứng viên chê không biết nhìn tài năng

  1. Nguyễn Trình 27.06.2014 at 09:26 - Reply

    Quan điểm tuyển dụng của tôi đánh giá trên 3 tiêu chí:
    1. Kiến thức chuyên môn
    2. Kỹ năng nghề nghiệp or kỹ năng sống
    3. Tính cách, văn hóa hành xử của ứng viên.
    Tôi không đặt nặng về chuyên môn đối với những người mới ra trường. nhưng tôi đánh giá cao mục 2 vs 3,
    Một phần quan trong nữa là ngoại hình và khuôn mặt. anh có gỏi cỡ nào, pro cỡ nào nhưng anh không có “đạo hạnh” tôi sẽ không bao giờ tuyển. Đạo hành thể hiện qua 2 điểm: khuôn mặt, dáng đi và cách hành xử qua các câu hỏi tình huống.
    Với tôi, Sinh viên của ĐH mở không có đạo hạnh, nói đúng hơn là không có “nhân” trong “Trí-Tín-Nhân-Dũng-Nghiêm”.
    Và chắc rằng tôi sẽ không hỏi quá 2 câu hỏi với ứng viên này khi phỏng vấn.

    • Nghĩa Nguyễn 17.09.2014 at 10:22 - Reply

      Ôi, sao anh lại nghĩ sinh viên ĐH Mở không có đạo hạnh ạ? Ngôi trường cũng có cả ngàn sinh viên, mà có bạn nào là như bạn nào đâu ạ? (Em không phải là sinh viên ĐH Mở)

  2. Nguyễn Trình 27.06.2014 at 09:29 - Reply

    Tôi đính chính ” bạn sinh viên ĐH mở đấy” chứ không phải là sinh viên ĐH mở. Không đính chính chắc tôi bị ném đá chết quá,hi

  3. khi tôi mới ra trường thì cũng trầy chật để kiếm 1 công việc đúng theo chuyên nghành mình được đào tạo. Và khi đó tôi đã nhận được những cái lắc đầu của NTD khi chưa có kinh nghiệm.
    Sau 1 time cày cuốc ở những chỗ cùi mía nhất tôi cũng đã có vài năm kinh nghiệm về công việc, chuyên môn, văn hóa ứng xử …vv…
    Khi tôi đã có đủ kn thì tôi nhận thấy rằng với trình độ và kn của tôi hiện tại thì các NTD đặt ra yêu cầu quá cao nhưng lại trả lương vô cùng bèo bọt với 1 ng có kinh nghiệm như tôi và khi đó tôi ko thèm làm việc với các cty tư nhân bé bé nữa mà phải đến chỗ xứng tầm.
    Bạn tôi đều như tôi, Có 1 đứa đã nối với NTD khi trả mức lương có 600 usd rằng: thôi trả hồ sơ đây không phải xem nữa.
    Nên các NTD ko bao h tuyển được nhân tài đâu cả đời chỉ ngồi mà đọc hồ sơ thôi.
    Nay tôi về cơ quan nn có ông già đỡ lên và tôi quay ra khinh thường các cty tư nhân đăng tin tuyển dụng yêu cầu kn nhiều năm nhưng lương 10tr trở xuống hoặc thỏa thuận
    Chúc các bạn sinh viên mới ra trường sau vài năm cũng sẽ như tôi bây giờ để cán cân giữa các NTD và người tìm việc được cân bằng hơn, người tìm việc không phải cầu cạnh van xin lạy lục các NTD bây giờ nữa nhé.

  4. Xin việc giờ cái gì cũng tiền vs quyền thử hỏi học đại học 4 năm ở trường nào cũng thế k có tiền có quen thì phải giỏi mà giỏi k có ngoại hình cũng bị thất nghiệp. Thực sự ai đúng ai sai chỉ có ng trong cuộc hiểu rõ k bàn luận vẫn hơn

  5. b í hơi phũ, nhưng thực tế bây giờ nó vậy, cũng khó cho cả đôi bên, e thấy nhiều trường hợp các bác tài quá làm đc vài năm đủ lông đủ cánh là bay =))

Trả lời test Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *