Bản đồ chiến lược là một phần không thể thiếu trong mô hình BSC giúp tổ chức, doanh nghiệp hay công ty hình dung toàn bộ chiến lược. Vậy các nguyên tắc thiết lập bản đồ chiến lược là gì? Cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Nguyên tắc xây dựng bản đồ chiến lược
1.1 Dòng chảy
Các ý tưởng chiến lược đưa vào bản đồ nên dựa theo các SWOT (điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức). Và những ý tưởng đó đã được hình thành trong buổi xác định dòng chảy chiến lược. Nghĩa là bản đồ cần phải giúp tổ chức duy trì lợi thế cạnh tranh và phục vụ được số đông khách hàng.
Khi lên ý tưởng chiến lược, chúng ta phải trả lời câu hỏi: Chúng ta định làm gì? Chúng ta có ý tưởng gì cho chu kỳ chiến lược tới? Đây là những câu hỏi “WHAT” - Cái gì? trong thiết lập bản đồ chiến lược.
1.2 Thác đổ
Mọi mục tiêu xuất hiện trên bản đồ phải phục vụ cho một chiến lược nào đó. Bởi thường thì trong tổ chức vì lợi nhuận, các chiến lược sinh ra phải bắt nguồn từ chiếc lược tổng thể của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, chúng ta phải trả lời câu hỏi: để tổ chức tốt hơn so với trước, chúng ta cần có gì - cần làm gì. Đây là những câu hỏi “HOW” - Như thế nào? trong xây dựng bản đồ chiến lược.
1.3 Phù hợp
Khi đưa các ý tưởng chiến lược vào bản đồ, chúng ta cũng cần trả lời được câu hỏi: Tại sao cần thiết có mục tiêu chiến lược này? Hay chiến lược này sinh ra để phục vụ cho mục tiêu nào? Đây là những câu hỏi “WHY” - Tại sao trong thiết lập bản đồ chiến lược.
2. Xây dựng bản đồ chiến lược theo BSC hiệu quả
2.1 Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh (thước đo) tài chính
Bản đồ chiến lược và Thẻ điểm cân bằng (BSC) không thể hoàn chỉnh nếu thiếu mục tiêu và thước đo tài chính đối với hiệu suất. Thước đo tài chính được coi là phần cần tập trung thời gian để xây dựng kỹ lưỡng nhất.
Hai tiêu chí quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp là khả năng tăng doanh thu và cắt giảm chi phí. Nếu nhu cầu bắt buộc về lợi nhuận còn kết hợp với các hoạt động kinh doanh thương mại thì triết lý này vẫn sẽ được áp dụng.
Khi phát triển mục tiêu cho thước đo tài chính của bản đồ chiến lược, hầu như doanh nghiệp nào theo đuổi lợi nhuận cũng sẽ tập trung tăng trưởng doanh thu và năng suất để tạo ra giá trị lớn hơn.
2.2 Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh (thước đo) khách hàng
Dưới đây là các yếu tố khách hàng quan trọng trong bản đồ chiến lược mà bạn nên biết. Tham khảo nhé!
- Các mục tiêu dẫn đầu về sản phẩm
Những công ty dẫn đầu về sản phẩm thường tập trung vào việc tạo ra dòng sản phẩm mới, nhằm mang lại tính năng hữu ích cho khách hàng. Khi sản xuất ra các sản phẩm được khách hàng liên tục đánh giá cao và công nhận sự ưu việt thì chính là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công ty.
- Các mục tiêu trong vận hành
Theo Công thức dẫn đầu thị trường của Wiersema và Treacy (1995) đã nói về các công ty dẫn đầu trong thị trường cạnh tranh: “Ít sự đa dạng sản phẩm, tập trung vào phân khúc khách hàng mục tiêu, thúc đẩy toàn công ty, bao gồm cả sản xuất và phân phối, thành công cụ tập trung duy nhất”.
Các mục tiêu trong bản đồ chiến lược mà tổ chức sử dụng để theo dõi như sự tăng trưởng, giá, sự lựa chọn, sự tiện lợi hay không có hàng lỗi…
- Các mục tiêu hướng tới khách hàng
- Thấu hiểu khách hàng: Để thành công, các tổ chức, doanh nghiệp nên có sự hiểu biết nhất định về khách hàng của mình.
- Sự thâm nhập: Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng sẽ đảm bảo sự thành công của một tổ chức.
- Dữ liệu khách hàng: “Tăng tỷ lệ thông tin khách hàng để các nhân viên tuyến đầu truy cập và sử dụng” hay “Tăng tỷ lệ phần trăm số nhân viên truy cập được vào thông tin của khách hàng” có thể là những mục tiêu trong viễn cảnh khách hàng của bản đồ chiến lược.
- Số lượng giải pháp được đưa ra: “Tăng tổng số giải pháp được cung cấp trên từng khách hàng” là một trong các mục tiêu quan trọng của viễn cảnh này.
- Văn hóa của việc định hướng khách hàng thành công: “Tăng lượng phản hồi tích cực từ khách hàng” thể hiện mục tiêu của thước đo khách hàng trong bản đồ chiến lược.
- Các mối quan hệ lâu dài với khách hàng: Mục tiêu của những tổ chức thân thiết với khách hàng là xây dựng mối quan hệ lâu dài mà họ có thể gia tăng phần đóng góp vào hoạt động kinh doanh của khách hàng. Bằng cách tạo ra các mức độ hiểu biết và giải pháp tức thời.
2.3 Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh (thước đo) quy trình nội bộ
Sau khi tổ chức hình dung rõ ràng các mục tiêu tài chính và khách hàng thì những mục tiêu trong quy trình nội bộ, học tập và phát triển sẽ được mô tả trong bản đồ chiến lược.
- Các quy trình quản lý khách hàng
Quy trình quản lý khách hàng mở rộng mối quan hệ với các khách hàng mục tiêu. Bốn quy trình quản lý khách hàng là chọn lọc khách hàng mục tiêu, thu hút khách hàng mục tiêu, giữ chân khách hàng và phát triển kinh doanh với khách hàng.
- Các quy trình quản lý nghiệp vụ
Các quy trình quản lý nghiệp vụ liên quan tới quy trình làm việc để sản xuất và đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Vì vậy, các mục tiêu liên quan đến việc tìm nguồn hay mua hàng thường được thể hiện trong bản đồ chiến lược.
Bên cạnh tìm nguồn hàng, nhóm quy trình này còn có thể bao gồm việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới, phân phối và quản lý rủi ro. Ví dụ về các mục tiêu này là “tăng sản lượng”, “thu hút các đối tác phân phối”, “hiệu suất tối đa”, …
- Các quy trình đổi mới, cải tiến
Các quy trình cải tiến để phát triển sản phẩm, dịch vụ thường có vai trò giúp tổ chức thâm nhập thị trường và phân khúc khách hàng mới. Quản lý đổi mới bao gồm nhóm quy trình chính: xác định cơ hội cho sản phẩm/dịch vụ mới, quản lý danh mục nghiên cứu và phát triển, thiết kế và phát triển, mang sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường.
Khi đã nắm bắt được cơ hội thì nhà lãnh đạo sẽ phải xác định dự án nào sẽ được phát triển bằng toàn nội lực, dự án nào sẽ hợp tác liên doanh hay thuê gia công bên ngoài và các thách thức đến với doanh nghiệp. Bất kỳ lựa chọn nào thì vẫn phải có mục tiêu trên bản đồ chiến lược.
- Các quy trình điều chỉnh và xã hội
Các tổ chức nên duy trì mối quan hệ tích cực với các nhà điều chỉnh và viên chức chính phủ, đồng thời, tôn trọng các quy định về chính sách nhân viên, môi trường, đầu tư vào cộng đồng, …
2.4 Phát triển mục tiêu cho viễn cảnh (thước đo) học tập và phát triển
Với thước đo học tập và phát triển, doanh nghiệp có thể xác định những hoàn cảnh về năng lực công nghệ hay tổ chức thúc đẩy sự xuất sắc trong quản lý vận hành. Viễn cảnh này gồm 3 nguồn vốn chính: vốn con người, vốn tổ chức và vốn thông tin.
- Nguồn vốn con người
- Kỹ năng trong các vị trí chiến lược
- Tuyển dụng duy trì và hoạch định tương lai
- Nguồn vốn thông tin
Ngày nay, với sự ảnh hưởng của công nghệ, hầu hết mọi tổ chức cần phải cân nhắc mục tiêu dùng thông tin khi xây dựng thước đo này của bản đồ chiến lược. Những mục tiêu này thường là “cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ”, thu thập và sử dụng thông tin hiệu quả”, …
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải tập trung vào nhu cầu thu thập thông tin, lưu trữ, chia sẻ một cách rộng rãi và cho phép người lao động khai thác các hoạt động hàng ngày. Khía cạnh quan trọng để thống nhất khi tạo ra mục tiêu của thông tin là sự liên kết giữa chiến lược và công nghệ.
- Nguồn vốn tổ chức
Yếu tố quan trọng nhất của nguồn vốn tổ chức là xây dựng văn hóa. Văn hóa của tổ chức nên nhấn mạnh sự đổi mới để thích ứng trong bối cảnh kinh tế thay đổi liên tục. Các hành động của nhân viên phải nhất quán với sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và nhất là chiến lược doanh nghiệp.
Lời kết,
Bản đồ chiến lược cung cấp một phương pháp để kết hợp những mục tiêu của tổ chức vào bốn yếu tố của BSC. Qua đó, thể hiện mục tiêu chiến lược của mỗi công ty cho từng thời điểm nhất định. Với bản đồ chiến lược, các nhà lãnh đạo có được góc nhìn tổng thể và định hướng để đạt được mục tiêu chiến lược.