BSC là gì? – 5 sự thật về công cụ quản trị phổ biến hiện nay

BSC đang là chủ đề nóng nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, lãnh đạo cũng như người làm nhân sự hiện nay. Bởi lẽ, đây là một trong các công cụ quản trị mạnh nhất trong doanh nghiệp. Nhưng bạn đã hiểu hết về BSC. Trong bài viết này, cùng Blognhansu tìm hiểu BSC là gì nhé!

1. Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng) - BSC là gì?

1.1 BSC - Sự phát hiện mới của quản trị

Thẻ điểm cân bằng (BSC) được giới thiệu lần đầu vào năm 1992 bởi Robert Kaplan và David Norton. Lúc này, các doanh nghiệp có xu hướng quản lý hoạt động kinh doanh bằng các chỉ tiêu tài chính - chỉ phản ánh bạn đã làm được gì chứ không giúp bạn biết được bạn sẽ đi đến đâu.

Các công ty cần một hệ thống đo lường tiên tiến và chi tiết hơn, đồng thời, gắn kết được với chiến lược kinh doanh. Nó có thể giúp doanh nghiệp biết được mình đang đi như thế nào và có thể đạt được mục tiêu mong muốn không.

1.2 Khái niệm BSC (Balanced Scorecard)

Vậy BSC là gì? Ban đầu, BSC được phát triển như một hệ thống đo lường hiệu quả/thành tích.

Sau đó, BSC được mở rộng là một hệ thống quản lý được phát triển để giúp một tổ chức thiết lập, theo dõi và thực hiện chiến lược kinh doanh. Hiểu đơn giản, BSC là một số liệu hiệu suất dùng để xác định, cải thiện và kiểm soát các chức năng khác nhau của doanh nghiệp cùng như kết quả đạt được.

2. BSC được sử dụng làm gì?

BSC là gì, chúng ta vừa nói tới ở trên. Vậy BSC được sử dụng vào việc gì?

- BSC là công cụ truyền thông chiến lược và BSC là một hệ thống đánh giá kết quả định kỳ để rút kinh nghiệm và cải tiến chiến lược.

- BSC là một hệ thống quản lý chiến lược. Trong đó, BSC sẽ cụ thể hóa chiến lược thành các mục tiêu và chương trình hành động. BSC cũng phát triển các mục tiêu được liên kết chặt chẽ từ công ty đến bộ phận và cá nhân. Ngoài ra, BSC giúp doanh nghiệp xác định và tập trung vào đo lường, cải thiện những nhân tố quyết định đến hiệu quả của doanh nghiệp hiện tại và tương lai.

3. Lợi ích của Thẻ điểm cân bằng (BSC)

Lợi thế khi ứng dụng BSC là gì? Chẳng hạn, BSC cho phép các doanh nghiệp tập hợp thông tin và dữ liệu thành một báo cáo thay vì phải xử lý nhiều công cụ. Điều này giúp quản lý có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên khi họ cần thực hiện đánh giá để cải thiện các thủ tục và hoạt động.

BSC cung cấp cho nhà lãnh đạo cái nhìn tổng quan về dịch vụ và chất lượng của tổ chức, doanh nghiệp bên cạnh hồ sơ theo dõi tài chính.

Một lợi ích khác của BSC là cách nó giúp các công ty hạn chế sự phụ thuộc vào sự thiếu hiệu quả trong các quy trình, gọi là Subopimization, có thể dẫn đến chi phí cao hơn và doanh thu thấp hơn.

4. Doanh nghiệp nào nên áp dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC)?

Thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng cần thiết và có thể áp dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC). Tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, quy mô và mục tiêu chiến lược của công ty mà các CEO sẽ lựa chọn hệ thống quản lý phù hợp. Một số doanh nghiệp nên sử dụng BSC là gì?

a, Doanh nghiệp sản xuất hoạt động với quy mô vừa và lớn

Hệ thống các phòng, ban cùng các dây chuyền sản xuất lớn chính là lý do để những doanh nghiệp này áp dụng BSC. Thẻ điểm BSC sẽ được sử dụng theo từng phòng ban và xuyên suốt toàn công ty. Điều này giúp ban lãnh đạo và các nhân viên hình dung rõ hơn về các mục tiêu sắp tới của doanh nghiệp.

b, Doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề

Do hoạt động ở nhiều lĩnh vực nên đôi khi doanh nghiệp sẽ thiếu sự bao quát. Dẫn tới doanh nghiệp đầu tư và thực hiện mục tiêu một cách dàn trải. BSC là cầu nối tập trung lại các kế hoạch mục tiêu và sắp xếp thứ tự thực hiện chúng một cách hợp lý nhất.

c, Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp vốn nhà nước thường có quy mô lớn nên việc sử dụng BSC là cần thiết và phù hợp.

d, Tổ chức phi lợi nhuận

Đây là dạng đơn vị điển hình khi áp dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC). Do mục tiêu của tổ chức hướng tới là các thành tựu ngoài lợi nhuận nên các khía cạnh của BSC như khách hàng, đào tạo, phúc lợi, … sẽ được phát huy một cách tối ưu.

5. Những yếu tố quan trọng đảm bảo triển khai BSC hiệu quả trong doanh nghiệp

Vậy những yếu tố để triển khai BSC là gì? Theo Tài liệu nhân sự về Lý thuyết BSC và KPI của Nguyễn Hùng Cường, để triển khai BSC thành công trong doanh nghiệp cần đảm bảo các yếu tố:

  • Phải bắt đầu từ chiến lược và từ trên xuống
  • Cần có sự tập trung: các mục tiêu và chỉ tiêu đo lường
  • Triển khai ở tất cả các cấp độ: từ công ty đến cá nhân
  • Sự cam kết của lãnh đạo cấp cao là vô cùng quan trọng

  • Cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ theo dõi, đo lường
  • Truyền thông và đào tạo để đảm bảo mọi người trong tổ chức hiểu, ủng hộ và triển khai
  • Kết nối với hệ thống đãi ngộ

Lời kết,

Có thể nói BSC là công cụ quản trị xu hướng hiện nay. Chính vì thế, ngày càng nhiều doanh nghiệp, lãnh đạo, người làm nhân sự quan tâm tới chủ đề này. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn cập nhật thêm về BSC là gì. Và nếu bạn đang gặp khó thì hãy tham khảo bài viết này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *