Tổng quan 4 viễn cảnh trong bản đồ chiến lược (BSC)

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của bản đồ chiến lược trong BSC. Đây là một trong những công cụ giúp hoạch định tương lai của doanh nghiệp, phát triển tầm nhìn và đáp ứng mong muốn của khách hàng. Bốn yếu tố tạo nên bản đồ chiến lược bào gồm tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập & phát triển. Cùng Blognhansu tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!

Tại sao bản đồ chiến lược trong Thẻ điểm cân bằng (BSC)?

Bản đồ chiến lược đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Thẻ điểm cân bằng (BSC). Dựa vào bản đồ này, nhà lãnh đạo có thể phát triển sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và kế hoạch thực thi một cách tối ưu.

1. Xác định các mục tiêu không rõ ràng

Những định hướng của bộ phận, phòng ban có thể giống nhau trong một số khía cạnh. Vậy nên, để mỗi bên liên quan có thể tối ưu hóa hoạt động của mình, cắt bỏ những yếu tố thừa thãi thì việc hiểu rõ tính chất công việc của nhau là vô cùng cần thiết.

2. Hướng dẫn cách nhân viên thực thi công việc hiệu quả hơn

Một khi nhân sự hiểu được các mục tiêu của công ty sẽ giúp cá nhân họ biết mình phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Nhờ đó, bản đồ chiến lược sẽ chuyển đổi những mục tiêu trong báo cáo hoạt động thành những hướng dẫn cụ thể. Nhân viên không những hiểu rõ tính chất công việc mà còn giúp họ phát triển tầm nhìn xa hơn để có thể đóng góp vào tập thể.

3. Quản lý rủi ro tốt hơn

Khi nhìn vào bản đồ chiến lược, người quản lý dễ dàng nhìn thấy tổng thể chiến lược đang vận hành trong doanh nghiệp. Sau đó, nhanh chóng nhìn ra điểm yếu ở đâu và đưa ra giải pháp phù hợp, kịp thời.

Khám phá 4 viễn cảnh quan trọng trong Bản đồ chiến lược (BSC)

1. Viễn cảnh tài chính

Doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu để có thể gia tăng lợi nhuận. Và đó cũng là mục đích tài chính hàng đầu mà bất kỳ tổ chức nào hướng tới.

Với khía cạnh tài chính trong bản đồ chiến lược, có 2 nhóm chiến lược chính để có thể gia tăng lợi nhuận đó là tập trung vào tăng trưởng doanh thu (mục tiêu dài hạn) và năng suất (mục tiêu ngắn hạn).

Một chiến lược tăng trưởng doanh thu được áp dụng phổ biến là xây dựng mối quan hệ với khách hàng, giữ chân và thu hút họ với mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi. Về yếu tố năng suất, doanh nghiệp thường chú trọng vào việc giảm chi phí đầu vào, sản xuất ra một lượng hàng với ít nguồn lực hơn.

2. Viễn cảnh khách hàng

Có thể nói định vị giá trị khách hàng là giá trị cốt lõi của bản đồ chiến lược. Vậy nên, yếu tố này xếp ngay sau yếu tố tài chính. Để thực hiện sứ mệnh này, bạn cần chú ý một số nguyên tắc quan trọng sau:

- Product Leadership (Dẫn đầu sản phẩm):

Các nhà kinh doanh liên tục đầu tư về sản phẩm, nghiên cứu và thiết kế với tham vọng dẫn đầu trong ngành hàng nào đó. Để đạt được điều này, công nghệ tiên tiến và vòng đời sản phẩm là chìa khóa quan trọng.

- Operational Excellence (Vận hành tối ưu):

Nguyên tắc vận hành tối ưu trong bản đồ chiến lược đảm bảo cung cấp cho khách hàng hoặc sản phẩm dịch vụ đáng tin cậy với giá thành tương đối thấp. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ áp dụng những phương pháp sản xuất tinh gọn hay triết lý 5S Kaizen để có thể tối ưu hoạt động của mình, giảm thiểu chi phí quy trình cũng như nâng cao chất lượng hoạt động.

- Customer Intimacy (Mối quan hệ mật thiết với khách hàng):

Với quan điểm này, khách hàng chính là mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp. Đây là chiến lược kinh doanh nhằm phục vụ, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ theo hướng cá nhân hóa với mục đích chuyển đổi đối tượng tiềm năng thành khách hàng thân thiết.

Từ đó, chiến lược này trong bản đồ chiến lược giúp công ty hiểu được insights khách hàng, biết được thói quen sử dụng kênh nào, … và đưa ra kế hoạch thực thi phù hợp nhất.

3. Viễn cảnh quy trình nội bộ

Khi mục tiêu về tài chính và khách hàng đã được xác định thì yếu tố quy trình nội bộ sẽ là công cụ tuyệt vời hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những điều đó. Hầu như công ty nào cũng phải hoạch định và cải tiến quy trình song song với việc vận hành liên quan đến hoạt động, khách hàng, …

Điều này sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Thúc đẩy tăng trưởng thông qua đổi mới và mở rộng thị trường.
  • Nâng cao giá trị khách hàng.
  • Hợp tác tốt với các bên liên quan.
  • Môi trường được vận hành hiệu quả.

4. Viễn cảnh học tập và phát triển

Nguồn lực lao động có trình độ cao ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công trong doanh nghiệp. Vì thế, yếu tố học tập và phát triển trong bản đồ chiến lược yêu cầu mỗi cá nhân phải rèn luyện, học tập để phát triển bản thân.

Lời kết,

Trên đây là những thông tin cơ bản về các viễn cảnh trong bản đồ chiến lược (BSC). Bốn yếu tố tưởng chừng riêng biệt nhưng lại ảnh hưởng lẫn nhau giúp việc xây dựng BSC hiệu quả. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về BSC hay bản đồ chiến lược, đừng ngần ngại để lại câu hỏi ở phần bình luận của bài viết. Blognhansu sẽ trả lời bạn sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *