Hệ thống tổng đãi ngộ theo mô hình lương 3P

Có thể bạn đã biết về lương 3P nhưng hệ thống tổng đãi ngộ theo mô hình 3P có vẻ xa lạ. Thực ra hệ thống tổng đãi ngộ lấy lương 3P làm trung tâm. Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu rõ hơn về hệ thống tổng đãi ngộ theo mô hình lương 3P nhé!

1. Hệ thống tổng đãi ngộ 3P là gì?

“Hệ thống Tổng đãi ngộ 3P là tập hợp các yếu tố về đãi ngộ tương xứng cho người lao động đảm bảo tuân theo luật, linh hoạt và có tính tạo động lực.” Hiểu đơn giản là đảm bảo các nhu cầu và giải quyết các bài toán về quản trị nhân sự.

Về cơ bản, hệ thống này bao gồm toàn bộ các đãi ngộ tài chính và phi tài chính.

Trong đó, đãi ngộ phi tài chính là toàn bộ các yếu tố liên quan đến môi trường làm việc, công việc.

  • Môi trường làm việc: danh tiếng công ty, giá trị/văn hóa doanh nghiệp, cơ hội nghề nghiệp, điều kiện làm việc, thời gian linh hoạt.
  • Công việc: nhiệm vụ yêu thích, trách nhiệm mong muốn, cơ hội thăng tiến, động viên/khích lệ, hoàn thành/đánh giá đúng.

Còn đãi ngộ tài chính được chia thành 2 nhóm là tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp.

  • Tài chính trực tiếp: thưởng ngắn hạn (thưởng năng suất, thưởng thành tích, hoa hồng) và các khoản tiền mặt khác (phụ cấp nhà, phụ cấp xe, phụ cấp đi lại, …); lương (lương cơ bản, lương thêm giờ, …).
  • Tài chính gián tiếp: phúc lợi (bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện, ngày nghỉ, du lịch, …); thưởng dài hạn (cổ phiếu, cổ tức, chia lợi nhuận).

2. Lương 3P - “Linh hồn” của hệ thống tổng đãi ngộ 3P

2.1 Lương 3P là gì?

Lương 3P được định nghĩa “là phương pháp trả lương dựa trên 3 yếu tố chính: Position (P1) - vị trí công việc, Person (P2) - năng lực cá nhân và Performance (P3) - mức độ hoàn thành công việc để tính toán và trả thu nhập cho người lao động”.

Có thể nói, lương 3P là hệ thống trả lương hàng đầu thế giới hiện nay và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Mô hình này dựa trên 3 yếu tố chính, cụ thể:

  • Pay for Position: Trả lương theo vị trí công việc (P1). Doanh nghiệp/công ty dùng số tiền cố định chi trả tiền lương 1 tháng cho một vị trí, bất kể người đó là ai và năng lực như thế nào.
  • Pay for Person: Trả lương theo năng lực (P2). Công ty/doanh nghiệp sẽ dựa vào khung đánh giá năng lực để chi trả lương cho nhân viên.
  • Pay for Performance: Trả lương theo kết quả (P3). Thưởng của người lao động (nhân viên) được dựa trên hiệu suất công việc, đạt được tiêu chí doanh nghiệp đưa ra và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó.

2.2 Lợi ích của lương 3P

Có thể nói cách tính lương 3P là phương thức win-win (hai bên cùng có lợi) đối với doanh nghiệp (người thuê lao động) và người lao động.

2.1 Đối với người lao động

Thực tế cho thấy cách trả lương truyền thống là một trong những nguyên nhân tạo nên “lỗ hổng lớn” trong gắn kết đội ngũ doanh nghiệp. Bởi khi tính lương có xen lẫn yếu tố cá nhân và cảm xúc khiến cho tình trạng người có năng lực kém được trả lương cao hơn nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao tăng lên. Từ đó, gây ra sự so sánh, đố kỵ và xung đột giữa các nhân viên.

  • Mức lương tương xứng: Mối quan hệ giữa năng lực, thành tích với mức lương nhận được hàng tháng giúp nhân viên nhận thức cách để có được mức lương cao. Điều này giúp thiết lập mục tiêu, tạo động lực cho nhân viên.
  • Mức đãi ngộ tốt: Ngay từ khi nộp CV và phỏng vấn ứng tuyển vào doanh nghiệp, người lao động đã có thể dễ dàng hiểu được chính sách trả lương và đãi ngộ của công ty dành cho bản thân trong thời gian làm việc tại đây.

2.2 Đối với doanh nghiệp

Lương 3P giúp cho doanh nghiệp nắm giữ được nhiều lợi thế. Bao gồm:

  • Đảm bảo công bằng trong doanh nghiệp: Khi công khai hệ thống tính lương 3P với đội ngũ có thể giải đáp hết các thắc mắc với nhân sự về sự chênh lệch lương, giá trị của thành tích, …

  • Khai thác tiềm năng và năng lực của nhân viên: Những người giỏi và làm việc hiệu quả hơn sẽ được nhận mức lương xứng đáng. Vậy nên, các nhân viên sẽ có mục tiêu và động lực hơn khi làm việc. Điều này tạo cho người lao động cảm giác yên tâm làm việc và cống hiến cho tổ chức vì công sức mình bỏ qua được đền đáp xứng đáng.
  • Sở hữu hệ thống lương chuẩn: Hình thức trả lương 3P giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện và sở hữu hệ thống đánh giá KPI một cách toàn diện để đánh giá nhân viên dựa trên các chỉ số, tiêu chí.

Lời kết,

Nhìn chung, hệ thống tổng đãi ngộ lương 3P giúp phục vụ hiệu quả cho chiến lược công ty. Cũng như, duy trì và thu hút nhân viên, tạo động lực để tăng hiệu quả công việc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về hệ thống này, đừng quên để lại bình luận nhé! Blognhansu sẽ giải đáp nhanh nhất cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *