Hệ thống lương 3P: Gợi ý cách tính lương theo phương pháp 3P đơn giản và hiệu quả

“Làm thế nào để trả lương cho nhân viên phù hợp và chính xác nhất?”, một câu hỏi luôn tồn tại trong doanh nghiệp. Có rất nhiều cách tính lương hiện nay, trong đó, hệ thống lương 3P được hoàn thiện và sử dụng rộng rãi nhất.

1. Hệ thống lương 3P là gì?

Lương 3P là một hệ thống trả lương hàng đầu thế giới hiện nay và được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Hệ thống lương 3P định nghĩa như sau:

“Lương 3P là mô hình trả lương dựa trên 3 yếu tố chính: Pay for Position (P1) - Trả lương theo vị trí công việc, Pay for Person (P2) - Trả lương theo năng lực cá nhân và Pay for Performance (P3) - Trả lương theo mức độ hoàn thành công việc (kết quả đạt được). Mục đích là tính toán và trả thu nhập cho người lao động."

Sự kết hợp của 3 yếu tố này hướng tới mục đích doanh nghiệp trả lương cho nhân viên đúng với khả năng và giá trị họ mang lại. Phương pháp lương 3P khắc phục nhược điểm của phương pháp trả lương truyền thống ở nhiều cơ quan, tổ chức khi chú trọng đến bằng cấp hay thâm niên.

2. 3 yếu tố của hệ thống lương 3P được “vận hành” như thế nào?

2.1 P1 - Pay for Position

Trả lương theo vị trí công việc, hiểu đơn giản là doanh nghiệp bỏ ra số tiền hàng tháng để trả cho chức danh đó, bất kể người đảm nhận là ai và năng lực thế nào.

Pay for Position (P1) trong tuyển dụng thường có một khoảng lương nhất định. Khi đã có nhân viên mới, con số cụ thể sẽ được xác định dựa trên trình độ giáo dụ (trung cấp, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, …), trình độ chuyên môn và thâm niên trong ngành.

2.2 P2 - Pay for Person

Pay for Person hay còn gọi là person-based pay, nghĩa là Trả lương cho năng lực của người giữ vị trí công việc. Đây là việc dùng kết quả đánh giá năng lực nhân sự để định ra số tiền tương xứng với năng lực đó. Những người giỏi sẽ nhận được hậu đãi, còn những nhân viên còn hạn chế về thực lực thì cần phải trau dồi và học hỏi nhiều hơn để được doanh nghiệp trả mức lương cao hơn.

Hiện có hai cách để chi trả tiền lương theo năng lực. Một là xét mức lương dựa trên tất cả năng lực mà nhân viên có, bất kể kỹ năng/kiến thức/thái độ đó có trực tiếp phục vụ công việc của doanh nghiệp hay không.

Cách thứ hai sẽ phức tạp hơn trong quá trình triển khai, nhưng phát huy hiệu quả hơn và dễ dàng áp dụng cho nhiều nhân viên cùng lúc. Nếu bạn muốn có một kết quả Pay for Person chính xác nhất, hãy áp dụng cách thức này.

2.3 P3 - Pay for Performance

Pay for Performance (performance-based pay hay performance related pay) là trả lương cho kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc. Nghĩa là cách doanh nghiệp thưởng bằng tài chính cho nhân viên khi hiệu năng làm việc của họ đáp ứng được các chỉ tiêu đặt ra và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Các hình thức trả lương P3 gồm:

  • Cá nhân: tiền thưởng, lương theo sản phẩm, tăng lương, hoa hồng chiết khấu, …
  • Nhóm, bộ phận: thưởng thành tích nhóm, bộ phận; chia sẻ lợi ích đã đạt được; …
  • Tổ chức, doanh nghiệp: thưởng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, chia sẻ lợi nhuận doanh nghiệp, …

Phụ thuộc vào nhu cầu và thực tế hoạt động tại mỗi doanh nghiệp mà áp dụng những cơ chế lương khác nhau.

3. Cách tính lương theo hệ thống lương 3P chính xác nhất

Sau khi tìm hiểu những thông tin cơ bản về hệ thống lương 3P, sau đây là cách tính lương theo phương pháp 3P hiệu quả. Tham khảo nhé!

3.1 Công thức tính lương theo hệ số KPI

KPI (trong Tiếng anh là Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Cách tính lương hệ số KPI đang trở thành công thức của nhiều doanh nghiệp.

- 2P: Phương pháp trả lương theo vị trí công việc và kết quả công việc. Cách này ứng với vị trí chức danh cùng kết quả công việc người lao động (nhân viên) đạt được. Công thức tính là:

Lương 2P = P1 + P3

- 3P: Hệ thống lương 3P là mô hình đãi ngộ cho người lao động dựa vào kết hợp trả lương theo vị trí, năng lực và kết quả. Công thức tính là:

Lương 3P = P1 + P2 + P3

Trong đó:

  • P1 - Pay for Position: Lương theo vị trí công việc
  • P2 - Pay for Person: Lương theo năng lực của người giữ vị trí công việc
  • P3 - Pay for Performance: Lương theo kết quả hoàn thành công việc

Ngoài ra, cách tính KPI theo hiệu suất:

  • Hiệu suất KPI thành phần = (Kết quả thực tế/Mục tiêu) x Trọng số
  • Hiệu suất KPI tổng = Hiệu suất KPI thành phần(1) + Hiệu suất KPI thành phần(2) + …

3.2 Cách tính lương ngày lễ

Người lao động được nghỉ lễ tết hưởng nguyên lương đang được quy định tại điều 112 Bộ luật Lao động:

- Tết Dương lịch nghỉ 01 ngày; Tết m lịch nghỉ 05 ngày.

- Ngày Chiến thắng nghỉ 01 ngày(30/4 dương lịch); Quốc tế lao động nghỉ 01 ngày(01/5 dương lịch)

- Từ 2021, Quốc khánh nghỉ 02 ngày(02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)

- Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày(10/3 âm lịch)

Tiền lương theo hợp đồng lao động để tính lương ngày nghỉ lễ tết gồm mức lương, phụ cấp và các khoản khác. Và tiền trả lương cho người lao động nghỉ tết, lễ không bao gồm tiền thưởng sáng kiến, các khoản hỗ trợ xăng, điện thoại, tiền ăn tăng ca, …

4. Lưu ý khi trả lương theo phương pháp 3P

Bạn cũng biết, không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng hệ thống lương 3P một cách thuận lợi. Khi áp dụng lương 3P, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá lại năng lực nhân viên để xếp lương phù hợp. Đây là quá trình đòi hỏi thời gian, sự nghiêm túc của tất cả cá nhân trong doanh nghiệp.

Trường hợp khác thất bại là do khi áp dụng hệ thống lương 3P, một số doanh nghiệp vẫn duy trì những phụ cấp như phụ cấp thâm niên, phụ cấp quan hệ làm phá vỡ mục tiêu đảm bảo công bằng. Điều này khiến cho 3P trở thành hệ thống gây rối rắm trong doanh nghiệp.

Lời kết,

Từ trước đến nay, tính lương và trả lương là công việc không hề đơn giản. Phải làm thế nào để vừa thỏa mãn sự mong đợi của nhân viên nhưng lại không làm gia tăng chi phí và thúc đẩy sự phát triển luôn là bài toán “tốn nhiều chất xám” của những người phụ trách việc này.

Vậy nên, hệ thống lương 3P phải được áp dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng bối cảnh. Từ đó, mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *