Khi thị trường nhân lực ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là trong các lĩnh vực IT thì các doanh nghiệp cũng bắt đầu quan tâm đến việc làm thế nào để thu hút được ứng viên, làm thế nào để có thể tuyển dụng được nhân tài và các tổ chức bắt đầu quan tâm đến thương hiệu tuyển dụng.
❓ Thương hiệu tuyển dụng là gì?
Thương hiệu nhà tuyển dụng (employer brand): là uy tín, danh tiếng của tổ chức và các đặc trưng phân biệt các nhà tuyển dụng bên trong và bên ngoài tổ chức.
Thương hiệu nhà tuyển dụng phản ánh uy tín, danh tiếng trong quá khứ, hiện tại và mong muốn trong tương lai của tổ chức như một nơi để làm việc, cũng như là hình ảnh tổ chức
Thương hiệu nhà tuyển dụng đề cập đến nhận thức mà mọi người hình dung về tổ chức như một người sử dụng lao động. Thương hiệu nhà tuyển dụng ảnh hưởng tới khả năng thu hút mọi người, khả năng lôi kéo và giữ chân người lao động của tổ chức
🎁 Truyền thông về thương hiệu nhà tuyển dụng có thể bao gồm (nhưng không giới hạn) những điều sau:
- Mô tả về mục đích, chiến lược, văn hóa và giá trị của tổ chức;
- Mô tả về phần thưởng hữu hình và vô hình mà người lao động nhận được đối với sự đóng góp của mình.
Như vậy, thương hiệu nhà tuyển dụng ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi hầu như tất cả các hoạt động và quá trình quản lý nguồn nhân lực
🎛 Các cấp thương hiệu tuyển dụng: Có ba lớp sức mạnh thương hiệu được thừa nhận rộng rãi và được xác định qua những câu hỏi dưới đây.
Cấp độ 1: Người lao động tiềm năng có từng nghe nói về danh tiếng của tổ chức không?
Cấp độ 2: Người lao động tiềm năng có từng cân nhắc để làm việc cho tổ chức không?
Cấp độ 3: Người lao động tiềm năng có từng xem tổ chức là đơn vị sử dụng lao động và từ đó xếp hạng tổ chức cao hơn đơn vị sử dụng lao động tiềm năng khác không?
💊 Cách đưa thương hiệu vào công tác tuyển dụng:
Thu thập việc truyền thông thông tin hiện tại của tổ chức ra bên ngoài
Xác định các khía cạnh tích cực của văn hóa doanh nghiệp;
Xác định những nhìn nhận từ bên ngoài (của khách hàng, xã hội và các bên liên quan khác);
Tuyên bố về sứ mệnh và giá trị lãnh đạo;
Thông tin công việc thực tế;
Những thông tin khác giúp khẳng định đặc thù của tổ chức với ứng viên.
- Xây dựng một sáng kiến tuyển dụng xác thực và mang tính thuyết phục.
- Xây dựng kế hoạch truyền thông cho các ứng viên/ứng cử viên mục tiêu bao gồm chi tiết về cách thức khai thác thông điệp thương hiệu thông qua các kênh truyền thông hiện có (bao gồm cả kênh tiếp thị, quan hệ công chúng, kinh nghiệm cá nhân với người lao động và gửi thư trực tiếp): kế hoạch truyền thông cần đưa ra đối tượng mục tiêu, thông điệp và cách thức truyền tải.
Người viết: Lưu Thị Kim Nhung