Tôi đã tuyển kế toán trưởng như thế nào?

Bạn biết bao nhiêu kế toán trưởng đã đi tù?

Bạn thấy tỷ lệ kế toán trưởng đi tù có cao hơn tỷ lệ trưởng phòng Hành chính Nhân sự đi tù không?

Nhung đặt ra câu hỏi này không phải để “dọa” ai cả, mà là muốn chia sẻ với mọi người rằng ngành nghề nào cũng có những rủi ro nhất định của nó. Vì vậy việc đánh giá rủi ro rất quan trọng và cũng có thể thấy vị trí Kế toán trưởng là vị trí quan trọng trong công ty. Đôi khi chỉ vì sai sót của kế toán trưởng mà Giám đốc có thể mất đi hàng trăm triệu, nặng hơn có thể bị truy tố.

Và vì thế việc tuyển dụng kế toán trưởng lại càng quan trọng. Căn cứ tại điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP. Thời gian cần bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng. Trường hợp đã hết thời gian bố trí người phụ trách kế toán như trên mà công ty của bạn vẫn không bố trí người làm kế toán trưởng thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt.

Công ty Nhung phụ trách cần tuyển kế toán trưởng.

Sau một thời gian đăng tin trên website về tìm việc làm, sau thời gian đăng bài trên facebook và phỏng vấn một vài người. Thì cuối cùng công ty cũng đã tìm được ứng viên phù hợp về kiến thức, chuyên môn, thái độ.

Nhưng khó khăn đến với phòng hành chính nhân sự. Công ty Nhung làm là công ty nhỏ (với quy mô <200 người) và mức lương đưa ra thấp hơn mức lương mà ứng viên đưa ra.

Chia sẻ thêm một chút, chị ứng viên này phụ trách kế toán cho công ty nước ngoài, với mức lương và đãi ngộ không thấp.

Khó khăn như vậy, tưởng chừng Nhung đã bỏ cuộc. Nhưng được sự khích lệ của anh CEO, anh tin em có thể thuyết phục được ứng viên này.

Như có liều morphin tiếp vào cơ thể, và cũng như có tham vọng, sự hiếu thắng, Nhung vạch ra chiến lược tuyển dụng với ứng viên này sẽ tiếp tục như thế nào, mở đầu câu chuyện ra sao, dẫn dắt câu chuyện thế nào?

Sau khi có chiến lược bài bản. Nhung bắt đầu thực hiện.

Đầu tiên giờ Nhung liên lạc với ứng viên là khoảng 9h – 10h và cách thức liên lạc là qua zalo.

Nhung tỷ tê tâm sự, hỏi thăm tình hình công việc hiện tại của ứng viên. Rồi khi hiểu nhau hơn, Nhung bắt đầu “đánh đòn tâm lý” của ứng viên theo tháp nhu cầu Maslow. Ứng viên đang làm quản lý phòng kế toán nhưng chưa có chức danh, cần “danh chính ngôn thuận”, nhà cũng không quá xa công ty. Mức lương thấp hơn nhưng quy mô nhỏ hơn, không sử dụng ngôn ngữ thứ 2 là tiếng Anh.

Cứ như vậy, Nhung và ứng viên trao đổi với nhau gần 2 giờ đồng hồ qua zalo. Cuối cùng ứng viên cũng đồng ý nhận việc với mức lương thấp hơn công ty cũ, thời gian làm việc cũng dài hơn (làm cả ngày thứ 7).

Nhung chia sẻ câu chuyện này là để mọi người thấy rằng, việc gì cũng có khó khăn của nó và điều chúng ta cần làm là tìm hướng giải quyết. Kể cả khi thất bại, chúng ta cũng sẽ vui vẻ bởi chúng ta đã làm hết sức.

Chúc các bạn thành công.

Người viết: Lưu Thị Kim Nhung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *