Các thước đo tuyển dụng.

Hôm nay Nhung làm bộ KPI cho phòng Hành chính Nhân sự, trong đó có hạng mục về tuyển dụng.

Có lẽ tuyển dụng là “nỗi đau” của rất nhiều HR khi mà vị trí tuyển dụng sao mà khó thế? Ứng viên ơi, mi ở đâu ☹

Kết thúc mỗi chiến dịch tuyển dụng, nhiều anh/chị hân hoan với chiến tích mà mình thực hiện được với việc ứng viên đã nhận việc mà quên mất còn 1 phần việc nữa đó là đo lường, phân tích và cải tiến quá trình tuyển dụng mình đã thực hiện xem nó hiệu quả đến đâu, có những khó khăn, vấn đề gì cần cải tiến không. Nói thật, với bất kỳ hoạt động nào xảy ra thì Nhung tin chắc không có điều gì là hoàn hảo, không có cái gì là không cần tiến cải cả. Bởi nếu một tổ chức không có cải tiến, không có gì để cải tiến thì Nhung tin tổ chức đó đang “chết”, đang đi thụt lùi so với thời đại.

💥 Có 3 tập hợp quá trình thước đo rộng trong quá trình tuyển dụng bao gồm:

- Thước đo hiệu quả

- Thước đo hiệu lực.

- Thước đo sự ảnh hưởng.

💥  Quá trình đo lường sẽ bao gồm các hạng mục:

-  Lựa chọn thước đo quan trọng phù hợp với tổ chức

- Thu thập dữ liệu

Sau đó ta sẽ tiến đến bước phân tích dữ liệu, quá trình này sẽ trả lời các câu hỏi:

- Tình trạng hiện tại so với tình trạng quá khứ và mục tiêu trong tương lai.

- Tình trạng hiện tại so với bên ngoài như thế nào

- Các bên liên quan chủ chốt trong quá trình tham gia có nhận được kết quả hay không.

- Có cần triển khai các hành động gì không

- Những thách thức nào có thể thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài.

Sau khi phân tích, chúng ta sẽ đề ra phương án để cải thiện tình hình. Nhớ rằng những phân tích ở trên nên được trình bày bằng bảng biểu, con số minh họa chi tiết.

💥 Tiếp đến ta xây dựng các thước đo:

🏵️ Thước đo hiệu quả:

Khía cạnh thu hút: Số lượng ứng viên, số ngày tuyển dụng, chi phí tuyển dụng/ứng viên

Khía cạnh tạo nguồn: số lượng ứng viên/nguồn tuyển dụng; chi phí/người.

Khía cạnh đánh giá: số lượng ứng viên được đánh giá, số ngày cần thiết cho việc đánh giá

Khía cạnh sử dụng lao động: số lượng ứng viên được tuyển, chi phí tuyển dụng.

🏵️ Thước đo hiệu lực.

Phần trăm ứng viên đáp ứng điều kiện tối thiểu

Phần trăm ứng viên đủ điều kiện từ mỗi nguồn

Phần trăm ứng cử viên vượt qua các bài đánh giá

Phần trăm người lao động hoàn thành giai đoạn thử việc (độ thành công có thể được đo lường như là đạt/không đạt hoặc tiếp tục giai đoạn thử việc)

🏵️ Thước đo ảnh hưởng:

Số ngày vị trí chưa được tuyển đủ so với kế hoạch

Phần trăm tuyển dụng thành công nhờ công tác tạo nguồn

Mức tăng/giảm doanh thu/sản xuất thuần, nếu có

Trên đây là những thước đo cho hoạt động tuyển dụng. Tổ chức bạn đang sử dụng thước đo nào, hãy chia sẻ với Nhung nhé.

Người viết: Lưu Thị Kim Nhung

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *