Không thể phủ nhận những lợi ích mà OKR mang lại là rất lớn. Nhưng bất kỳ hệ thống nào cũng có nhược điểm mà doanh nghiệp dễ gặp phải. Trong bài viết hôm này, cùng Blognhansu tìm hiểu những nhược điểm của OKR mà nhà quản trị cần đặc biệt quan tâm nhé!
1. OKR là gì? Ưu điểm của OKR đối với doanh nghiệp
1.1 OKR là gì?
“OKR (Objectives and Key Results) là một phương thức quản lý biến thể của Quản lý theo mục tiêu với mục đích kết nối tổ chức, bộ phận và cá nhân để đảm bảo tất cả mọi thành viên trong tổ chức đi theo đúng hướng đã đưa ra”.
OKR là một công cụ buộc bạn phải tách biệt những gì thực sự quan trọng với phần còn lại và đặt ra các ưu tiên rõ ràng. Để làm được điều đó, cần phải học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc, đồng thời, gạt bỏ những điều gây ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng của bạn.
1.2 Ưu điểm của OKR
Để nói về lợi ích của OKR hay ưu điểm của hệ thống này thì không ít nhưng trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua một số yếu tố chính nhé!
# Tập trung vào những vấn đề quan trọng và thiết yếu
Với sự dễ hiểu và yêu cầu các mục tiêu ngắn hạn, OKR là một quy trình vô cùng gọn nhẹ. Các doanh nghiệp áp dụng OKR cũng giảm thời gian đặt mục tiêu từ hàng tháng xuống hàng ngày. Từ đó, họ đầu tư nguồn lực để đạt được mục tiêu chứ không phải vào việc thiết lập chúng.
# Mục tiêu linh hoạt
OKR hướng tới những chu kỳ mục tiêu ngắn hạn và có thể đạt được thay vì những mục tiêu dài hạn phức tạp cho cả năm.
# Tách biệt với phần thưởng
Tác biệt các OKR với lương thường hay thăng chức là vô cùng quan trọng để thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng. Nhân viên cần biết rằng họ sẽ không mất tiền nếu họ đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng trong công việc. Các tổ chức nên khen thưởng cho nhân viên dựa trên những tác động của họ đối với doanh nghiệp.
2. Nhược điểm của OKR mà doanh nghiệp cần chú ý
2.1 Tính liên kết
Liên kết mục tiêu và kết quả giữa các phòng ban quá nhiều dẫn đến việc OKR chung của doanh nghiệp trở nên trùng lặp, rối rắm. Dẫn đến việc đạt được những kết quả chính nhưng mục tiêu cuối cùng lại không đạt. Ngược lại, liên kết quá ít giữa các phòng bạn lại khiến hệ thống quản trị trở nên rời rạc, không đúng với tinh thần OKR.
Ngoài ra, liên kết quá chặt sẽ không phát huy tính sáng tạo và chủ động trong công việc như những gì mà phương pháp quản trị nhân sự này hướng tới. Tuy vậy, một liên kết lỏng lẻo lại khiến các phòng ban, nhân viên đi chệch hướng. Điều này dẫn đến việc kết quả chính không đóng góp được nhiều cho mục tiêu mà công ty đặt ra hàng tháng, quý, năm.
2.2 Quá trình hoạch định
Nhà quản lý dễ dàng rơi vào “cạm bẫy” OKR và thất bại trong tổ chức khi đánh giá chưa tốt tình trạng của tổ chức; đánh giá nguồn lực sai hoặc không đầy đủ; không xác định được sự tương quan giữa các nguồn lực; ước tính sai dẫn đến lập kế hoạch sai; không gắn kết được tầm nhìn và sứ mệnh chung của tổ chức; …
2.3 Tham vọng trong OKR
Khi thiết lập OKR, “tham vọng” là cụm từ thường xuyên được sử dụng trong việc chọn mục tiêu, kết quả chính. Tuy nhiên, tham vọng cũng phải gắn với tính thực tế, không được chủ quan. Nếu đặt mục tiêu quá lớn, tham vọng quá mức dễ gây nên sự thất vọng và có thể phá vỡ những nguyên tắc đạo đức của tổ chức.
2.4 Không giám sát chặt chẽ
Những nhà quản trị thường có xu hướng thiết lập mục tiêu rồi để đó mà không thực thi việc kiểm tra giám sát thường xuyên. Không chỉ vậy, họ cũng bỏ qua những chỉ số quan trọng trong việc đo lường và lựa chọn không đúng những yếu tố cần giám sát.
Lời kết,
OKR là một công cụ quản trị hiệu suất hữu ích trong doanh nghiệp hiện nay. Bên cạnh những lợi ích và ưu điểm nổi bật, hệ thống này cũng tồn tại những yếu điểm mà nhà quản trị cần lưu ý khi áp dụng. Mong rằng OKR sẽ mang đến những lợi ích chứ không phải “vật ngáng đường” cho sự phát triển của tổ chức bạn.