JD cho vị trí HRM với mức thu nhập 20 triệu/ tháng cho công ty mới thành lập là gì?

Chiều qua đi gặp anh bạn CEO, tôi được đầu bài: "Công ty tăng trưởng nóng, giờ cần phải củng cố nội bộ kẻo tổ chức gặp khủng hoảng. Vậy công ty có nên dừng lại không?". Tôi thấy thật phí phạm cơ hội khi phải dừng lại nên chân thành trả lời: "Đừng dừng lại! Công ty nên tiếp tục nắm bắt cơ hội". Sau 2 tiếng trao đổi, tôi nhận được thống nhất sơ bộ của anh CEO:
- Đồng hành tư vấn cùng công ty trong việc xây dựng hệ thống QTNS (1)
- Hỗ trợ tuyển dụng vị trí HRM (2)

Tối đó, tôi về và triển khai công việc (2) luôn. Tôi viết một đoạn tin nhắn nhỏ gửi vào trong các lớp đào tạo hướng dẫn xây dựng Hệ thống Quản trị hiệu suất BSC - KPI và Hệ thống QTNS lương 3P. Tin nhắn như sau: "Cường đang chuẩn bị tư vấn hệ thống QTNS cho một công ty mới thành lập quy mô khoảng 100 tỷ. Dự kiến cần đẩy quy mô nhân sự lên 50 ng. Địa chỉ tại 50 Tố Hữu Hà Nội. Họ đang cần ng đồng hành lâu dài vị trí HRM. Mức thu nhập tầm khoảng 20 triệu. Nhà mình có ai có nhã hứng với cơ hội này thì vui lòng cho Cường biết. Hi vọng chúng ta có cơ hội hợp tác."

Sau đó tôi nhận được các câu hỏi. Trong đó có câu hỏi về JD. Thế là tôi lại muốn viết bài này. Theo bạn: JD cho vị trí HRM với mức thu nhập 20 triệu/ tháng cho công ty mới thành lập là gì? Tôi thấy hơi lạ lùng khi nhận được câu hỏi này. Có lẽ tôi phải mời ai hỏi câu hỏi đó đọc lại quyển blog nhân sự số 2 của tôi hoặc học lại lớp Giải mã Nhân sự. Tôi đã viết khá nhiều bài viết để trả lời cho câu hỏi tương tự như vậy.

Về tổng quan nhất, làm QTNS là gia tăng giá trị cho các bên liên quan. Chúng ta phải làm sao đó để người lao động có thu nhập cao và công ty có lợi nhuận lớn. Đơn giản vậy. Trong bất cứ lớp nào về hướng dẫn xây dựng hệ thống, tôi đều dành buổi đầu tiên nói về việc này.

Từ tổng quan, đi sâu vào chi tiết hơn, công việc Quản trị Nhân sự cụ thể của những người làm trong phòng HR chia làm 2 nhóm:
- 1. Xây dựng hệ thống QTNS: Thiết kế, thi công, giám sát các cấu phần tạo nên hệ thống QTNS như chiến lược, cơ cấu tổ chức, quy trình, quản trị hiệu suất, quản trị năng lực, chế độ đãi ngộ
- 2. Tác nghiệp: Hỗ trợ, tham mưu, tư vấn cho các Quản lý và lãnh đạo thực hiện công việc QTNS

Không biết khi tôi viết đến đây, liệu đã đủ cho những ai muốn ứng tuyển vị trí HRM với mức thu nhập 20 triệu/ tháng cho công ty mới thành lập? Nếu bạn vẫn muốn chi tiết hơn tức là bạn chưa nên nhận vị trí này. Tôi khuyên chân thành vậy. Phần dưới đây dành cho những bạn chưa có thể nhận được vị trí nhưng mong muốn rằng tương lai có cơ hội thì có thể nắm được.

1. Xây dựng hệ thống Quản trị là mần răng? Xây hệ thống tức là làm sao cho công ty có các công cụ này:

- Mô tả công việc
- Quy trình triển khai công việc
- Chỉ tiêu thực hiện công việc
- Tài liệu đào tạo hướng dẫn công việc
- Chính sách thúc đẩy làm việc (lương 3P)
- Nội quy / nguyên tắc làm việc
- Năng lực làm việc

Để có các công cụ này thì cần mần theo các bước sau:

Tuy nhiên những công cụ trên chỉ là tối thiểu cần xây. Còn nếu đi theo các bước trên tức là đã làm khá chi tiết. Để xây dựng một hệ thống QTNS hoàn chỉnh cần hoàn thiện đầy đủ 6 tầng (vòng):
- Tầng 6 (ngoài cùng): Biểu hiện hành vi, văn hóa như cách thức ra quyết định, ứng xử, giao tiếp ...
- Tầng 5 (hệ thống): Bao gồm các hệ thống/ phương tiện/ công cụ quản trị như: Quy trình, sơ đồ, máy móc, quy định, mục tiêu, chính sách...
- Tầng 4 (Chiến lược): Bao gồm chiến lược các loại, tư duy hành động, quan điểm quản trị, phong cách lãnh đạo
- Tầng 3 (Hoài bão): Đó là hoài bão, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cạnh tranh lõi
- Tầng 2 (triết lý): Là hệ tư tưởng/ triết lý sống
- Tầng 1 (lõi - trong cùng): Năng lực văn hóa lõi (tính cách/ thái độ/ kỹ năng/ kiến thức)

Hệ thống Quản trị Nhân sự nằm ở tầng 5, là tập hợp các yếu tố Quản trị Nhân sự. Hệ thống này bao gồm 2 nhóm yếu tố:
+ Nhóm yếu tố Con người
+ Nhóm yếu tố Công cụ (HR tool)

Con người trong hệ thống là:
- Leader (lãnh đạo/ quản lý): là những người quản trị nhân sự. Họ phải làm các công việc như: tuyển, dạy, dùng giữ. Nếu ở đâu đó, các quản lý chưa làm công việc này mà chỉ chăm chăm vào công việc chuyên môn thì họ chưa làm hết việc. HRM sẽ phải cho họ hiểu và rõ ràng rằng Quản trị Nhân sự phải là việc của họ.
- HR: là những người hỗ trợ các leader quản trị nhân sự, quản lý thông tin nhân sự. Leader sẽ là người tuyển và HR là người hỗ trợ leader tuyển. HR sẽ tìm CV, sơ loại, đánh giá ứng viên nhưng leader là người quyết định cuối cùng. Tương tự như các công việc dạy, dùng, giữ.

Khi nào quy mô nhân viên lên đến 20 người thì bạn có thể bắt đầu tính tới tuyển một người vào hỗ trợ. Có thể bạn đó hỗ trợ tổng hợp hoặc làm riêng phần hành chính. Quy mô 50 người thì tuyển thêm người nữa. Trong phòng HCNS sẽ có tất cả 3 người. Khi quy mô nhân sự lên 100 người thì có thể tuyển thêm 2 người nữa để thành 5 bao gồm 1 hành chính, 3 tác nghiệp QTNS và 1 trưởng phòng. Thực ra đây là gợi ý về định biên nhân sự của tôi. Còn bạn muốn biết tỉ lệ theo khảo sát thì vào bài này: Khảo sát vui tỷ lệ số nv nhân sự / số nhân viên công ty ?

- Staff (nhân viên): là đối tượng tác động của hệ thống chính sách. Hệ thống là phải phù hợp với họ.

Các văn bản, chính sách, tài liệu, văn hóa … của công ty trong hệ thống QTNS, chúng ta còn có cách gọi khác: HR Tool - Công cụ QTNS. Một hệ thống QTNS có các công cụ tốt, cập nhật, đáp ứng được 3 yêu cầu (luật, lực, linh) ở trên sẽ giúp nhiều cho công ty và những người đứng đầu tổ chức. Cơ bản nó là những công cụ sau:
- Cơ cấu tổ chức
- Mô tả công việc
- BSC vs KPI
- Quy trình triển khai CV
- Lương 3p
- Thông tin Nhân sự
- Nội quy / Văn hóa công ty
- Thương hiệu tuyển dụng
- Quản trị tri thức

Xây ra những công cụ ở trên nếu viết ra trong 1 bài thì không xuể. Tôi dự kiến phải mất mấy quyển sách may ra mới hết. Để nhanh tôi có đóng gói ra các công việc:

1.1 Xác định chiến lược
- Lên ý tưởng chiến lược
- Lên bản đồ chiến lược, xác định công cụ
1.2 Xác định cơ cấu tổ chức
- Xác định chuỗi hoạt động
- Xác định sơ đồ tổ chức
- Xác định ma trận phân quyền, phân nhiệm
- Cơ cấu bộ phận và mô tả công việc vị trí
1.3 Xây Hệ thống đánh giá giá trị công việc và thang lương
- Xác định các yếu tố đánh giá giá trị công việc
- Tiến hành đánh giá giá trị công việc
- Xây dựng thang lương (P1)
1.4 Xây dựng hệ thống Quản trị hiệu suất
- Xác định KPI chiến lược
- Xây dựng thư viện KPI phòng ban (Phân bổ và xác định KPI phòng ban)
- Hoàn thiện KPI các vị trí
- Xây dựng quy chế đánh giá thúc đẩy KPI
1.5 Xây dự hệ thống quản trị năng lực (phần này trong giai đoạn đầu nếu quy mô công ty chưa vượt quá 50 người thì không nên làm)
- Xác định năng lực thực thi chiến lược
- Định nghĩa và phân cấp các năng lực thực thi chiến lược
- Phân bổ và xác định thư viện năng lực thực hiện công việc
- Rút gọn và chốt khung năng lực vị trí
- Xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy đào tạo (lộ trình công danh)
1.6 Tổng hợp hoàn thiện chính sách lương 3P

Xem kỹ hơn tại: Mo hinh ly thuyet tong the VH va HT QTNS.xls
và bài: Tổng thể xây dựng Hệ thống QTNS đáp ứng DN bài bản là như thế nào? – 1

Để bài bản hơn nữa, chúng ta nên có khoảng 20 quy trình trong mảng Quản trị Nhân sự. Mỗi một quy trình bao gồm cả các chính sách có thể được coi như là 1 công cụ. MỖI MỘT CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT MỘT VẤN ĐỀ NHÂN SỰ
01 - Quy trình tuyển dụng nhân sự
02 - Quy trình tuyển dụng nhân sự cao cấp
03 - Quy trình thử việc học việc
04 - Quy trình thực tập
05 - Quy định quản lý quản trị viên tập sự
06 - Quy trinh dao tao ben ngoai
07 - Quy trình đào tạo nội bộ
08 - Quy trình đào tạo hội nhập
09 - Quy trình nghỉ việc
10 - Quy trinh nghi phep, nghi viec rieng
11 - Quy che khen thuong
12 - Quy chế kỷ luật
13 - Quy chế bổ nhiệm
14 - Quy trình đánh giá công việc
15 - Quy chế lương
16 - Nội quy công ty
17 - Quy định tính toán và trả lương
18 - Quy trình hoạch định nhân sự
19 - Quy định quản lý giờ công lao động
20 - Quy trình xử lý khiếu nại

Bạn có muốn tải 20 quy trình trên, xin mời bạn click vào đây: Tặng toàn bộ thư viện QTNS > 2G: http://blognhansu.net.vn/?p=21317

2. Tác nghiệp Quản trị Nhân sự trong công ty mới khởi sự là gì? Về tổng quan, như tôi đã viết ở trên, đó là các công việc hỗ trợ, tham mưu, tư vấn cho các Quản lý và lãnh đạo thực hiện công việc QTNS. Các công việc này liên quan đến vòng đời của nhân viên trong tổ chức, xoay quanh Tuyển - Dạy - Dùng - Giữ - Thải.

- Tuyển (Đảm bảo nguồn nhân lực): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Đảm bảo nguồn lực như: thiết kế công việc, kế hoạch (định biên) nhân lực, nguồn tuyển, thu hút, tuyển mộ, tuyển chọn, hội nhập, thử việc ...
- Dạy (Phát triển nguồn nhân lực): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Phát triển tổ chức/ nguồn lực như: thiết kế công việc, kế hoạch (định biên) nhân lực, hội nhập, thử việc, thăng tiến, đề bạt, teambuilding, lộ trình nghề nghiệp, đào tạo....
- Dùng (Sử dụng nguồn nhân lực/ Quản lý thực hiện công việc): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Quản lý thực hiện công việc như: thiết kế công việc, kế hoạch (định biên) nhân lực, Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Giải quyết tranh chấp lao động, Kỷ luật lao động, Thưởng, Phúc lợi, Thăng tiến/ đề bạt, Thuyên chuyển, Xuống chức, Đánh giá thực hiện công việc, Duy trình nội quy...
- Giữ (Duy trì nguồn nhân lực): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Duy trì nguồn lực như: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Giải quyết tranh chấp lao động, Kỷ luật lao động, Lương, Thưởng, Phúc lợi, BHXH, BHYT, Đánh giá thực hiện công việc, Hoạt động truyền thông khác, Phòng cháy chữa cháy, Khám chữa bệnh định kỳ, ...
- Thải (Bảo vệ nguồn nhân lực): toàn bộ các vấn đề liên quan đến Bảo vệ nguồn nhân lực như: Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Giải quyết tranh chấp lao động, Kỷ luật lao động, Xuống chức, Đánh giá thực hiện công việc, Duy trình nội quy, Sa thải, Tự thôi việc, Hưu trí..."

Để biết chi tiết hơn các công việc tác nghiệp quản trị Nhân sự, bạn vui lòng xem tại: 0 Ma tran kien thuc ve Quan tri Nhan su.xls

Đọc đến đây, bạn đã biết công việc mình cần làm chưa? Đó là làm tất cả. Bạn còn muốn biết chi tiết hơn? Ồ! Vậy thì mời bạn đọc tiếp bài của tôi.

Các công việc tác nghiệp cho một công ty mới thành lập sẽ chia thành 2 nhóm:
2.1 Làm các thủ tục đáp ứng điều kiện luật định. Tôi đã có 2 bài hướng dẫn cụ thể về việc này:
- Hệ thống Quản Trị Nhân sự đáp ứng theo luật mà CEO cần xây có những gì ? - http://bloggiamdoc.com/?p=118
- 8 công việc của Nhân sự cần làm tại doanh nghiệp mới thành lập (Startup) theo luật - http://blognhansu.net.vn/?p=17124

Chỉ cần đọc 2 link trên là có thể nắm rõ. Cơ bản là các công việc sau:
1. KHAI TRÌNH VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHI BẮT ĐẦU HOẠT ĐỘNG
2. Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại đơn vị
3. Lập thủ tục và đóng BHXH,BHYT,BHTN ngay tại thời điểm đăng ký.
4. Đóng kinh phí công đoàn ngay tháng đầu tiên
5. Lập Sổ quản lý lao động
6. Xây dựng nội quy lao động
7. Thành lập bộ phận an toàn vệ sinh lao động và Thành lập bộ phận y tế
8. Đăng ký thang bảng lương với Phòng Lao động Quận

Trong 8 việc này, với kinh nghiệm mở công ty của tôi thì 4 việc đầu cần quan tâm và thực hiện ngay.

Và đây là quy trình quản lý nhân sự tôi tự tay làm theo trình tự từ lúc mới thành lập đến khi giải thể. Anh chị và các bạn xem thêm để nắm tổng thể các công việc: Tặng quy trình quản trị nhân sự chi tiết cập nhật theo luật - http://blognhansu.net.vn/?p=16034

2.2 Triển hoạt động đáp ứng nhu cầu nội bộ doanh nghiệp. Cụ thể là hỗ trợ các trưởng bộ phận và CEO các công việc vật lý liên quan đến Quản trị nhân sự:
- Tuyển: Do là công ty mới thành lập nên những hoạt động tác nghiệp quan trọng nhất chính là tuyển dụng và chuẩn bị tuyển dụng. Chúng ta nên làm các việc sau trong giai đoạn đầu thành lập tổ chức:
+ Thiết lập nhanh quy trình tuyển dụng. Quy trình tuyển dụng sẽ bắt đầu từ lúc bắt đầu có nhu cầu tuyển dụng. Sau khi nắm được nhu cầu, chúng ta làm phiếu yêu cầu tuyển dụng, xin phê duyệt.

Phiếu yêu cầu tuyển dụng chính là một công cụ để chúng ta lấy thông tin phục vụ cho việc tìm kiếm ứng viên. Từ yêu cầu tuyển dụng, chúng ta lập kế hoạch tuyển dụng, tham khảo mô tả công việc, lên thông báo tuyển dụng. Rồi tiếp là đẩy tin tuyển dụng (thông báo tuyển dụng) vào các nguồn tuyển. Nguồn nào, ở đâu cần tùy vào vị trí. Chứ không phải 1 vị trí mà chỗ nào cũng đăng tin, chỗ nào cũng tìm kiếm hồ sơ. Có nhiều nguồn đôi khi chúng ta phải trực tiếp liên lạc, trao đổi, đàm phán (headhunt).

Đẩy thông tin xong, nếu hiệu quả thì sẽ có thông tin về. Các CV (lý lịch công việc) sẽ được gửi lại cho chúng ta - nhà tuyển dụng. Chúng ta tiếp tục lọc hồ sơ để tính toán sự phù hợp giữa CV và yêu cầu tuyển dụng. Lọc xong CV, chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra (một số nơi, một số vị trí không cần việc này) IQ, EQ, chuyên môn.

Kiểm tra xong, chúng ta đã loại bớt đi 1 số ứng viên và còn lại 1 số ít người. Những người này sẽ qua phỏng vấn. Lúc đó sẽ có những người phụ trách chuyên môn và quản lý các vị trí đó cùng tham gia. Nhân sự lúc này chỉ ngồi để đánh giá mức độ phù hợp với tổ chức của ứng viên. Đưa ra những góp ý về con người thông qua sự thấu hiểu của mình. Để làm cho buổi phỏng vấn trở nên hoàn hảo, chuyên viên nhân sự sẽ cần phải làm nhiều thứ. Không chỉ đơn giản như mấy dòng trên. Việc quan trọng nhất: làm thế nào để ứng viên đến phỏng vấn? làm sao để ứng viên cảm thấy chúng ta không quá cầu cạnh họ ? ... làm sao để sếp chấp nhận ứng viên ? Rất nhiều câu hỏi cần chúng ta bàn ở đây.

Phỏng vấn xong, chốt được ứng viên (việc không dễ dàng gì), chúng ta sẽ bắt đầu đàm phán lương. Giả sử như ứng viên đã đồng ý gia nhập công ty, chúng ta cần gửi cho họp một thư mời nhận việc bằng bản cứng để ứng viên yên tâm. Dặn dò ứng viên thời gian đến công ty và những hồ sơ cần hoàn thành. Sau nữa, chúng ta cần thông báo cho các bộ phận để chuẩn bị đón tiếp nhân viên mới. Đến ngày đến giờ, ứng viên lên công ty, ta tiếp tục làm một loạt các hoạt động chào đón ứng viên. Rồi ta làm công tác hội nhập cho họ.

Song song với hội nhập là thử việc. Và quy trình tuyển dụng kết thúc tại điểm ký hợp đồng chính thức hoặc thông báo không ký hợp đồng.

Chi tiết về quy trình tuyển dụng, bạn vui lòng xem tại: Nghề tuyển dụng nhân sự (lực) là nghề gì ? – phần 1

- Dạy: Về cơ bản, đối với một công ty mới thành lập, các hoạt động liên quan đến đào tạo chưa phải cấp thiết nhưng nên có. Việc quan trọng nhất trong giai đoạn mới thành lập đó chính là các hoạt động hội nhập giúp cho các nhân viên mới họ tiếp cận công ty và công việc nhanh. Làm việc với giám đốc để tạo ngay slide giới thiệu về tổ chức để bản thận tự đứng đào tạo hội nhập hoặc đặt lịch giám đốc chia sẻ cho mọi người về văn hóa. Cùng với đó là lên một chương trình hội nhập cho nhân viên mới. Ví dụ như công ty tôi:

Ngày 1 :
+ Gửi mail chào mừng (mail số 1 vào hòm thư cá nhân yêu cầu lập mail mới, FB mới, các nội quy cơ bản)
+ Giới thiệu về lý do thành lập công ty
+ Làm quen nhân viên mới
+ Giới thiệu về công việc và các quy trình cơ bản
+ Triển khai công việc
+ Kiếm tra các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cần có

Ngày 2 :
+ Hướng dẫn sử dụng CRM trong quản lý công việc cá nhân và bộ phận
+ Giới thiệu về mô hình văn hóa của công ty và tổng quan các công việc cần làm
+ Trao đổi về công việc hôm trước và tiếp tục giao thêm việc
+ Yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện chuỗi nhiệm vụ

Ngày 3 :
+ Giới thiệu công ty dưới góc độ kinh doanh: sản phẩm và thang giá trị
+ Yêu cầu lập kế hoạch và công việc tuần tháng năm
+ Giới thiệu về mô hình kinh doanh phễu, canvas tổng thể
+ Trao đổi về công việc hôm trước và tiếp tục giao thêm việc

Ngày 4 :
+ Giới thiệu về chiến lược và các công việc công ty sẽ làm trong năm
+ Giới thiệu về Quy trình tổng thể công ty, sơ đồ tổ chức
+ Gửi bản KPI và chính sách thúc đẩy
+ Trao đổi về công việc hôm trước và tiếp tục giao thêm việc
+ Yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện chuỗi nhiệm vụ

Ngày 5 : Đào tạo kỹ năng tự chủ trong công việc (Tư duy tìm giải pháp, phương án giải quyết vấn đề), Kỹ năng giải quyết vấn đề

Ngày 6 : Đào tạo kỹ năng Brain stomring, tư duy outthebox và Liên kết thấp

Ngày 7 : Đào tạo kỹ năng lập kế hoạch, báo cáo công việc và nguyên tắc Smart trong báo cáo

Để làm ra được những tài liệu và quy trình chi tiết đào tạo hội nhập, tôi nghĩ nên xuất phát từ những thực tế. Làm đào tạo hội nhập luôn phải đứng trên hai vai:
+ Vai nhân viên mới vào vướng mắc cái gì và cái gì cần biết để quá trình hội nhập công việc nhanh hơn ?
+ Vai công ty: công ty muốn nhân viên biết cái gì và nên lưu ý cái gì ?

Chi tiết hơn về đào tạo hội nhập vui lòng xem bài: Đào tạo hội nhập nhân viên mới có quy trình như thế nào ?

- Dùng: Công việc trong phần dùng khá nhiều. Trong giai đoạn đầu, việc duy trì lập kế hoạch và báo cáo công việc là việc quan trọng mà tôi nghĩ nên duy trì cho tổ chức. Lưu ý khi lập và triển khai kế hoạch cần theo nguyên tắc sau:
+ Yêu cầu kết quả cần phải cân đo đóng đếm được (smart)
+ Mỗi một đầu việc lớn cần phải có từ 3 - 5 yêu cầu kết quả
+ Ngoài những công việc được giao xuống, kế hoạch cần có các công việc khác (ý tưởng mới) để làm giàu bản kế hoạch
+ Các yêu cầu kết quả công việc nên đưa ra theo hướng thách thức
+ Các kế hoạch cần có sự trao đổi giám sát thường xuyên giữa nhân viên và quản lý, giữa quản lý và quản lý cấp cao hơn.

Từ việc duy trì lập kế hoạch và triển khai công việc, chúng ta dần dần tiến tới áp dụng KPI vào làm thước đo đánh giá hiệu quả công việc. Chúng ta dần dần áp dụng chứ không nhất thiết phải áp dụng ngay. Tôi nghĩ khi quy mô công ty vượt quá 10 người thì áp dụng KPI sẽ tốt. Chứ áp dụng ngay khi công ty còn nhỏ có thể sẽ tạo ra áp lực cho những người mới gia nhập từ đó dẫn tới khó tuyển người.

Ngoài ra, chúng ta cần tổ chức các hoạt động động viên tinh thần cho nhân viên trong tổ chức. Đó có thể là hoạt động tôn vinh, cũng có thể là các hoạt động thăm hỏi khích lệ nhân viên. Các hoạt động khích lệ nên là các hoạt động nhỏ. Tôi thấy việc chia sẻ về tầm nhìn sứ mệnh tổ chức cần thực hiện nhưng đối với những người trẻ có khả năng cao là không hiệu quả. Kinh nghiệm ở bài này có thể giúp ích cho bạn: Kinh nghiệm Quản lý nhân viên trẻ

- Giữ: là các hoạt động đáp ứng các nhu cầu an toàn và cơ bản của nhân viên như lương, phúc lợi, bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, an toàn, thăm hỏi... Cụ thể hơn:

Với các công việc của lương:
- Lập bảng lương, tiến hành thiết lập các công thức để tính lương
- Tiến hành làm thủ tục thanh toán lương cho mọi người

Với các công việc của bảo hiểm:
- Báo tăng đóng BHXH cho người lao động gồm những gì ( Tờ khai A01, D02..)
- Báo giảm lao động đóng BHXH, chốt sổ BHXH gồm những gì...
- HS hưởng ốm đau, thai sản... cần những gì.
- HS điều chỉnh lương, HS gia hạn thẻ, Hs thay đổi mức đóng BHXH ...

Ngoài ra còn các công việc về thuế thu nhập cá nhân, giảm trừ gia cảnh.

Bài chi tiết hơn về các công việc này: Mới vào vị trí lương và bảo hiểm cần tìm hiểu gì và bắt đầu từ đâu ?
Và bài: Em nên làm gì khi mới ra trường đã bắt đầu nhận việc nhân sự (lương, BHXH) luôn?

- Thải: Thải là từ khóa nghe có vẻ như hơi nặng nề nhưng nếu có góc nhìn thoáng thì đây là những công việc liên quan đến đáp ứng luật, quan hệ lao động. Chi tiết hơn bao gồm các công việc:
- Quản lý thông tin và hồ sơ nhân viên. Công ty mới thường không đầy đủ việc này nên bạn nhớ chú ý.
- Hoàn thiện các giấy tờ liên quan như hợp đồng, phụ lục, quyết định
- Trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì tiến hành các hoạt động xử lý quan hệ như kỷ luật, thỏa thuận thôi việc...
...

2.3 Do là công ty khởi nghiệp, nên tôi nghĩ khả năng cao chúng ta sẽ cần phải thực hiện cả các công việc hành chính. Vì thế, chúng ta cần hiểu Hành Chính là: làm tất cả mọi thứ để duy trì môi trường làm việc sao cho phù hợp và tối ưu nhất góp phần thúc đẩy nhân viên, tổ chức hoạt động hiệu quả.

hành chính có 8 nhóm công việc:
- Lễ tân văn phòng
- Thư ký hỗ trợ
- Quản lý hạ tầng - trang thiết bị
- Soạn và lưu trữ văn bản hồ sơ
- Chấm công - thực thi chính sách
- Duy trì môi trường làm việc
- Xử lý thông tin ra vào
- Tiếp khách

và 8 nhóm chính này có thể chia thành 20 quy trình công việc:
01 – Quy dinh quan ly thu vien cong ty
02 – Quy che cham cong
03 – Quy dinh sua chua
04 – Quy trinh bao tri, bao hanh
05 - Quy dinh quan ly va to chuc cuoc hop
06 – Quy dinh quan ly con dau
07 – Quy dinh tiep khach
08 – Quy dinh quan ly may vi tinh, mang, internet
09 – Quy dinh quan ly van ban den, van ban di
10 – Quy dinh quan ly van phong pham
11 – Quy dinh quan ly va su dung dien thoai
12 – Quy dinh che do cong tac phi
13 – Quy dinh quan ly va su dung xe o to
14 – Quy dinh quan ly ho so
15 – Quy dinh quan ly tai lieu
16 – Quy dinh soan thao van ban
17 – Quy trinh to chuc hoi nghi
18 – Quy dinh quan ly bieu mau
19 – Quy trinh xu ly thong tin
20 – Quy dinh kiem soat nhan vien, khach ra vao cong
21 – Quy dinh quan ly tai san, hang hoa ra vao cong

Bạn có muốn tải các tài liệu về quy trình trên? Nếu có hãy vào đây: http://blognhansu.net.vn/?p=24282
Bài viết chi tiết hơn về các công việc hành chính: Các công việc của phòng hành chính theo cách nhìn quy trình

2.5 Những công việc khác: Song song với các công việc liên quan đến Nhân sự, Hành chính, trong môi trường khởi nghiệp, tôi tin rằng chúng ta còn cần phải làm cả những công việc khác để giúp cho tổ chức nhanh chóng vào ổn định. Đó cũng có thể là quan hệ, đó cũng có thể là kinh doanh, đó cũng có thể là kế toán...

Vậy là tạm hết JD cho vị trí HRM với mức thu nhập 20 triệu/ tháng cho công ty mới thành lập. Chúc bạn làm được hết việc.

Gợi ý đọc thêm:
- Công ty mới thành lập (startup), các công việc nhân sự cần làm năm đầu tiên là gì?
- Setup công việc nhân sự cho starup – công ty mới khởi nghiệp như thế nào ?
- 8 công việc của Nhân sự cần làm tại doanh nghiệp mới thành lập (Startup) theo luật
- Hệ thống Quản trị nhân lực cho công ty mới khởi nghiệp (startup)

Bạn có thấy khó hiểu và ong đầu? Tóm lại, JD cho vị trí HRM với mức thu nhập 20 triệu/ tháng cho công ty mới thành lập là:

Mục đích: Đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty, gia tăng giá trị cho các bên liên quan (người lao động có thu nhập cao và công ty có lợi nhuận lớn)
Nhiệm vụ:
- 1. Xây dựng hệ thống QTNS: Thiết kế, thi công, giám sát các cấu phần tạo nên hệ thống QTNS như chiến lược, cơ cấu tổ chức, quy trình, quản trị hiệu suất, quản trị năng lực, chế độ đãi ngộ
- 2. Tác nghiệp: Hỗ trợ, tham mưu, tư vấn cho các Quản lý và lãnh đạo thực hiện công việc QTNS

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng HT QTNS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *