Một ngày chủ nhật đầy hoạt động cũng đã qua. Lúc nửa đêm này quả là khoảng thời gian yêu thích của tôi khi được ngồi vào bàn làm việc, mở blog ra và viết lách một cái gì đó. Kể cho mọi người nghe, hôm nay tôi tham dự Ngày Nhân sự Việt Nam. Sự kiện vui vì tôi được gặp lại nhiều người trong cộng đồng từ đồng nghiệp cùng công ty cũ cho đến những người bạn lâu năm (mỗi năm gặp một lần) và cả các anh chị em mới gặp hôm qua.
Sự kiện vui và chuyên môn cũng ổn. Tôi nhặt được vài ý. Thật trùng hợp là Room 2 lại có nội dung: Thiết lập hệ thống quản trị nhân lực giai đoạn khởi nghiệp. Nội dung này dường như có liên quan đến 2 buổi Offline mà tôi tổ chức cho các anh chị em cùng mua chung vé Hrday kết nối và chia sẻ kiến thức. Buổi 1 về chiến lược và thực thi chiến lược, buổi 2 về thực thi chiến lược và lương 3p. Không những vậy, ở phiên tổng thể, cũng có vài nội dung phù hợp nữa.
Tôi ngồi nghe, miên man suy nghĩ từ ấy và đến giờ tôi phải viết ra kẻo lại quên. Chúng ta sẽ cùng nhau thức trọn đêm nay để giải quyết câu hỏi: Hệ thống Quản trị nhân lực cho công ty mới khởi nghiệp (startup) là gì ? Trước hết chúng ta cùng thống nhất với nhau một số định nghĩa:
Hệ thống là tập hợp các phần tử tương tác được tổ chức nhằm thực hiện một mục đích xác định.
Ví dụ:
- Hệ thống xí nghiệp: Các phần tử là tập hợp nhân viên, những nguyên vật liệu, quy tắc quản lý, kinh nghiệm, cách tổ chức thống nhất nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa.
- Hệ thống cơ quan hành chính sự nghiệp: Uỷ ban Nhân dân Phường, nhân viên Phường, văn bản pháp quy, quy định các tập luật, … là các thành phần của hệ thống mà mục tiêu là phục vụ nhiều nhất cho nhân dân
Như vậy Hệ thống Quản trị nhân lực là tập hợp các phần tử Quản trị nhân lực được tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu của công ty.
Và tập hợp các phần tử Quản trị nhân lực bao gồm những gì, chúng ta sẽ cùng nhau sáng tỏ.
Đây là mấy cái ảnh Hrday mà tôi chụp được.
Từ định nghĩa trên chúng ta có thể thấy rằng, muốn làm gì thì làm, một hệ thống phải được xuất phát từ một mục tiêu nhất định. Nhất là mục tiêu công ty. Chúng ta phải có mục tiêu của công ty thì mới có các hệ thống để giải quyết nó. Như vậy việc đầu tiên để xây dựng Hệ thống Quản trị Nhân lực đó là phải có Chiến lược công ty.
Tôi có vẽ ra sơ đồ dòng đi từ Sứ mệnh tầm nhìn cho đến chiến lược Nhân sự để mọi người dễ hình dung. Đầu tiên chúng ta phải phân tích (Tầm nhìn sứ mệnh, môi trường bên trong, môi trường bên ngoài) thông qua 1 loạt các công cụ. Trong bảng của tôi là 2 công cụ (chuỗi giá trị - https://goo.gl/Ef8C3R và SWOT). Chuỗi giá trị đề tìm ra Năng lực lõi và SWOT để tìm ra phương án chiến lược. Chúng ta có 4 phương án chiến lược:
- SO: Sử dụng điểm mạnh của mình để đón lấy cơ hội thị trường.
- ST: Sử dụng điểm mạnh của mình để chống đỡ bất lợi của thị trường
- WO: Khắc phục điểm yếu của mình để đón lấy cơ hội thị trường
- WT: Khắc phục điểm yếu của mình để chống đỡ bất lợi của thị trường.
Từ 4 phương án chiến lược, chúng ta sẽ tìm ra được chiến lược của công ty. Về tổng thể, chiến lược của công ty có 3 loại:
- Phát triển
- Ổn định
- Rút lui
Nếu chúng ta chọn phương án chiến lược là SO thì chiến lược của công ty sẽ là CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN. Và chiến lược phát triển được chia ra làm 4 loại:
- Chiến lược phát triển dựa trên việc thâm nhập thị trường
- Chiến lược phát triển dựa trên phát triển sản phẩm mới
- Chiến lược phát triển dựa trên việc phát triển thị trường mới
- Chiến lược phát triển dựa trên sự đa dạng hóa.
Ví dụ: FPT có chiến lược toàn cầu hóa. Dịch nôm ra là: FPT có chiến lược phát triển công ty dựa trên việc phát triển thị trường mới ngoài Việt Nam. Với doanh nghiệp mới khởi sự (Startup), tất nhiên, tôi tin chúng ta chỉ có một loại chiến lược. Đó là: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN VIỆC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG. Doanh nghiệp mới, sản phẩm mới thì tất nhiên chỉ có mỗi chiến lược đó.
Với mỗi một chiến lược phát triển trong 4 chiến lược công ty ở trên, chúng ta có 3 chiến lược cạnh tranh (kinh doanh) để chọn lựa:
- Chiến lược chi phí thấp
- Chiến lược khác biết
- Chiến lược tập trung vào 1 điểm nào đó (để khác biết hoặc chi phí thấp)
Tức là: Chúng ta có thể phát triển công ty bằng chiến lược thâm nhập thị trường dựa trên việc cạnh tranh bằng chi phí thấp hoặc khác biệt hoặc tập trung.
Từ chiến lược cạnh tranh (kinh doanh) chúng ta mới có thể xây dựng được chiến lược Nhân sự.
Ứng với mỗi một chiến lược kinh doanh là một chiến lược nhân sự phù hợp. Dựa trên việc phân tích năng lực nhân sự hiện tại và năng lực nhân sự tương lai cần có để phục vụ cho mục tiêu công ty cũng như mục tiêu kinh doanh và các mục tiêu khác, chúng ta sẽ tìm ra độ vênh. Và tư đó chúng ta có thể hoàn thành chiến lược Nhân sự.
Chiến lược Nhân sự cũng có nhiều loại. Theo tôi về tổng thể nó có 3 loại (Duy trì, thay đổi, kết hợp). Thường, chúng ta hay gặp chiến lược kết hợp nhiều hơn. Trong bài viết này: Chiến lược nhân sự là gì và các mô hình của nó ? - https://goo.gl/ixErJ4 - tôi đã chia sẻ rằng: Chiến lược cạnh tranh là Chi phí thấp thì sẽ tương ứng là Chiến lược Kiểm Soát Nhân sự. Và Chiến lược cạnh tranh là Khác biệt thì sẽ tương ứng là Chiến lược Gia tăng Cam kết Nhân sự.
Chiến lược gia tăng cam kết (commitment strategy): Chiến lược nguồn nhân lực chú trọng đến việc gia tăng cam kết của lực lượng lao động, thường có đặc điểm:
- Các nhiệm vụ được xác định tương đối rộng
- Mức độ tham gia của nhân viên cao
- Yêu cầu cao đối với kỹ năng của nhân viên
- Đào tạo nhiều
- Lương cao
- Phúc lợi tốt
Chiến lược kiểm soát (control strategy): Chiến lược nguồn nhân lực chú trọng đến việc gia tăng kiểm soát lực lượng lao động, thường có đặc điểm:
- Mức độ chuyên môn hoá cao
- Mức độ tham gia của nhân viên thấp
- Yêu cầu thấp đối với kỹ năng của nhân viên
- Giám sát chặt chẽ
- Hạn chế đào tạo
- Lương thấp
- Phúc lợi ít
Phần in nghiêng trên của tôi cũng có thể coi như là câu trả lời cho câu hỏi của một vị khách khi đặt câu hỏi cho các diễn giả: điểm nào là điểm quan trọng của một chiến lược nhân sự. Startup thường sẽ có ít vốn nhưng lại thích sự khác biệt chứ ít khi chọn chi phí thấp mặc dù thực tế chúng ta có trường hợp doanh nghiệp mới khởi sự đã cho ra sản phẩm giống hệt đối thủ nhưng giá thấp hơn do chi phí doanh nghiệp thấp.
Startup có nhiều loại. Tất nhiên, với mỗi loại chúng ta có Hệ thống Quản trị Nhân sự riêng. Tôi tạm phân ra như sau:
1. Startup nhiều vốn, cạnh tranh bằng sự khác biệt: Chiến lược Nhân sự là Gia tăng cam kết kết hợp tuyển dụng thêm.
2. Startup nhiều vốn, cạnh tranh bằng chi phí thấp: Chiến lược Nhân sự là Kiểm Soát kết hợp Tuyển dụng thêm.
3. Startup ít vốn, cạnh tranh bằng sự khác biệt: Chiến lược Nhân sự là Gia tăng cam kết kết hợp tuyển dụng thêm và Cộng tác.
4. Startup ít vốn, cạnh tranh bằng chi phí thấp: Chiến lược Nhân sự là Kiểm Soát kết hợp Tuyển dụng thêm và Cộng tác.
Trong chiến lược Nhân sự, chúng ta sẽ có mục tiêu. Và chúng ta bắt đầu xây dựng Hệ thống Quản trị Nhân lực để đạt mục tiêu đó. Trường 1 và 2, chúng ta sẽ không tính vì tiền nhiều làm cái gì chả được. Trường hợp 3 và 4 mới khó. Vậy hệ thống Quản trị Nhân lực của Startup ít vốn là gì? . Đó là:
1. Các văn bản đáp ứng theo luật. Trong 2 bài viết: Niên giám luật lao động 2017 – lịch báo cáo cho cơ quan quản lý lao động - https://goo.gl/SYvy7I , 8 công việc của Nhân sự cần làm tại doanh nghiệp mới thành lập (Startup) theo luật - https://goo.gl/i6hoLI , tôi có nói rõ.
2. Công cụ BSC - KPI để thực thi mục tiêu của công ty: Balanced Scorecard – BSC - https://goo.gl/QjE4Gs
3. Chính sách SOP - Stock Ownership Plan - Quyền sở hữu cổ phần hoặc ESOP – Employee Stock Option Plan – Quyền chọn mua cổ phần - https://goo.gl/vr8CWQ
4. Cơ cấu tổ chức và mô tả công việc cho các bộ phận.
5. Các quy trình cơ bản để vận hành công việc Nhân sự: https://goo.gl/vAFK4V
- Quy trình ký hợp đồng lao động
- Quy trình trả lương
- Quy trình xử lý kỷ luật lao động
6. Công cụ tuyển dụng để tuyển người phù hợp :
- Các công cụ đánh giá con người (DISC - https://goo.gl/FYH4Dy, MBTI - https://goo.gl/Ta9V38, Nhân tước học - https://goo.gl/QVgbMr ...)
- Các bài phỏng vấn, test năng lực nghề - https://goo.gl/iC2bbK
- Quy trình tuyển dụng
- Quy trình hội nhập
- Hướng dẫn phỏng vấn, công cụ phỏng vấn - https://goo.gl/IA97GH
Tự nhiên tôi nhớ đến bài này: Công ty 4 năm tuổi, quy mô nhỏ khoảng 10 người thì nhân sự nên làm những gì ? - https://goo.gl/eitnS3. Tôi ngồi đọc lại vẫn thấy ổn. Chung quy quẩn lại vẫn xung quanh 4 chữ: Tuyển, dạy, dùng, giữ. Mọi người đọc xong bài này, thì tham khảo thêm cả bài tôi vừa dẫn ra nhé.
Chúc mọi người ngủ ngon!
Bài viết tâm huyết và hay quá!
Cảm ơn Hùng Cường!
Thanks chị đã động viên! : )
Chào anh Hùng Cường!
Bài viết của anh rất hay, đáng để suy ngẫm và vận hành.
Cảm ơn anh đã chia sẽ bài viết bổ ích này.
Chúc anh sức khỏe và thành công.
Cám ơn anh đã động viên! : )
Một câu hỏi được trao đổi nhiều nhất và có sự tham gia thảo luận của rất nhiều diễn giả cũng như các vị khách mời đó là về “Công thức thiết lập hệ thống nhân sự giai đoạn khởi nghiệp hiệu quả nhất”
Theo Bà Đỗ Ngân Bình, PGĐ Trung tâm Tư vấn Luật, Đại học Luật Hà Nội :” Cần thiết phải xây dựng được hệ thống lương thưởng thích hợp, thiết kế được hệ thống hợp đồng chặt chẽ và thiết lập được quy chế công ty rõ ràng”.
Chia sẻ của khán giả: “Khẳng định có công thức. Doanh nghiệp phải có tư tưởng, nhân cách lớn; phải xác định được sứ mệnh của doanh nghiệp; xác định được nguồn, kênh bán ra và cuối cùng là phải có hệ thống kiểm soát chất lượng”
Một chia sẻ khác từ phía khán giả: “Đầu tiên là phải có sơ đồ tổ chức tốt; có bản MTCV của từng vị trí; có hệ thống quy chế nội quy; hệ thống đánh giá và kiểm soát”
Một chia sẻ ngắn gọn khác từ phía khán giả: ” Công thức là: đủ dùng, dễ dùng và phù hợp với thực tế”
Chia sẻ của Ông Phạm Minh Đức: “Một là phải nhanh, hai là phải luôn luôn đưa ra được mẫu thử sau đó thay đổi dần dần”.
Pingback: Tản mạn: Tôi đi dự Ngày nhân sự Việt Nam 2016 | Blog quản trị Nhân sự
Càng ngày blog càng chèn nhiều quảng cáo :((((((((((((((((((((((((
: D Bạn thông cảm giúp. Bạn chịu khó coi như là một cách hỗ trợ Cường để có thêm độc lực viết bài và hỗ trợ mọi người. Nếu click vào quảng cáo được thì tốt quá. Thực ra việc quảng cáo này do một bên thứ 3 họ tối ưu. Cường sẽ báo lại phản hồi của bạn cho họ. Cám ơn bạn đã góp ý!