Công ty nợ tiền BHXH, nhân viên có chốt được sổ không ?

Bài viết này là của thầy Lê Minh Trí. Tôi thấy nó cần thiết không chỉ cho người lao động mà cả cho các HR khi giải đáp cho mọi người. Vì thế mọi người rảnh thì đọc qua 1 chút nhé. Cám ơn thầy Trí đã cung cấp nội dung hữu ích. Con xin phép được share nên đây để mọi người cùng nắm.

Ai muốn kết bạn với thầy Trí vui lòng click vào link facebook sau: https://www.facebook.com/Leminhtri

Nhiều lao động đáng thương tâm rơi vào cảnh không thể chốt sổ BHXH được, chỉ chia sẻ tình huống trường hợp của bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 18 luật BHXH và điều 47 Luật Lao động, khi người lao động nghỉ việc đúng pháp luật, chậm nhất là 30 ngày kể từ khi có quyết định thôi việc, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập thủ tục chốt sổ để trả cho người lao động.

Trường hợp công ty của bạn nợ BHXH và thật sự gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì có thể đóng trước tiền BHXH, BHTN, BHYT (và tiền lãi chậm đóng phát sinh) của bạn đến thời điểm bạn nghỉ việc theo hướng dẫn tại công văn 2055/BHXH-THU ngày 21/06/2013 của BHXH thành phố để chốt sổ cho bạn.

Nếu công ty vẫn không chốt sổ và trả sổ BHXH cho bạn, bạn có thể khiếu nại với Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận, huyện (nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở) hoặc Thanh tra Sở Lao động TBXH để được can thiệp giúp đỡ.

Nội dung công văn 2055/BHXH-THU ngày 21/06/2013 (Công văn này vẫn còn hiệu lực thi hành)

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội quận, huyện.

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội quận, huyện, hiện nay, tình trạng đơn vị sử dụng lao động vi phạm Luật BHXH, Luật BHYT về đóng BHXH, BHYT còn nhiều, nợ BHXH, BHYT với số tiền lớn, thời gian dài, làm ảnh hưởng đến quỹ BHXH, BHYT và quyền lợi của người lao động.

Để giảm tỷ lệ nợ đọng trên địa bàn thành phố và tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng lao động thực sự gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh khắc phục từng bước tiền nợ, đồng thời giải quyết chế độ cho người lao động. Căn cứ Điểm đ Điều 62 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội thành phố hướng dẫn việc giải quyết đóng trước tiền BHXH, BHYT, BHTN để chốt sổ cho người lao động nghỉ việc trong các đơn vị nợ bảo hiểm như sau:

1. Nguyên tắc chung:
- Chỉ giải quyết đối với đơn vị sử dụng lao động thật sự gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
- Khi người lao động nghỉ việc, đơn vị phải đóng đủ số tiền BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi chậm đóng phát sinh của những người lao động đó đến thời điểm thôi việc, đồng thời đóng bổ sung ít nhất bằng số nợ quỹ BHYT và nợ quỹ BHXH ngắn hạn để đảm bảo quyền lợi BHXH cho những người lao động khác còn làm việc.

2. Quy trình thực hiện:
- Đơn vị lập công văn kèm theo danh sách người lao động nghỉ việc đề nghị chốt sổ. Nội dung công văn phải nêu rõ:
+ Tình hình khó khăn, trở ngại của đơn vị, dẫn đến chậm nộp và nợ BHXH, BHYT, BHTN.
+ Đề nghị đóng trước tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, lãi chậm đóng của những người lao động nghỉ việc để được chốt sổ, đồng thời thanh toán tiền nợ quỹ BHYT (4,5%), quỹ BHXH ngắn hạn (4%) để có thể gia hạn thẻ BHYT và giải quyết các chế độ ngắn hạn cho những người lao động khác còn làm việc.
+ Có kế hoạch và cam kết thanh toán nợ còn lại trong thời gian sớm nhất có thể.
- Cán bộ thu phối hợp với cán bộ kiểm tra:
+ Xuống kiểm tra tình hình thực tế tại đơn vị, lập biên bản làm việc về tình hình đơn vị, đề xuất, kiến nghị.
+ Lập tờ trình về việc giải quyết kiến nghị của đơn vị trình lãnh đạo phê duyệt, đồng thời báo cáo phòng Thu (bộ phận tổng hợp) để theo dõi, quản lý và kiểm tra.
+ Thông báo cho đơn vị kết quả giải quyết và hướng dẫn đơn vị thực hiện đóng tiền theo công văn đề nghị; nộp hồ sơ chốt sổ theo Phiếu giao nhận số 301 hoặc 321 để được chốt sổ.

Đề nghị Bảo hiểm xã hội quận, huyện thực hiện đúng nội dung hướng dẫn trên. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì phản ánh về Bảo hiểm xã hội thành phố (phòng Thu) để được giải quyết./.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Đỗ Quang Khánh

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Giám đốc;
- Các phòng chức năng;
- Lưu VT, P.Thu (T, 01 bản).

Tái bút: Sau khi đăng bài, tôi xem lại và thấy công văn này chỉ tác dụng ở Tp HCM. Các nơi khác có nơi không cho phép làm như vậy. Vì thế mọi người vui lòng lưu ý khu vực mình đóng bảo hiểm xã hội để áp dụng.

Tái bút lần 2: Qua 1 lúc tìm hiểu, tôi thấy BHXH Việt Nam có công văn số 2266/BHXH-BT ngày 20/6/2013 nói về điều này. Cụ thể theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 công văn số 2266/BHXH-BT ngày 20/6/2013 của BHXH Việt Nam: Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu Giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH thì Giám đốc BHXH tỉnh xem xét phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết.

Nhưng theo trao đổi của bạn Nga thì BHXH q. Đống Đa- Hà Nội nói rằng công văn này đã hết hiệu lực và họ không cho đóng theo phương án này. Như vậy câu trả lời cho tiêu đề vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Tái bút lần 3: Đọc đến đây sẽ có người hỏi nếu công ty không chịu đóng và cá nhân muốn tự chốt có được không ? Câu trả lời là không. Cá nhân không thể tự bỏ tiền ra để chốt sổ. Chỉ có cách đi kiện hoặc đưa tiền cho công ty cũ để đòi họ làm theo hướng dẫn của công văn 2266 kia.

Tái bút lần 4: Tiếp tục 1 hồi tìm cái công văn Số 313/BHXH-PT ký ngày 18/02/2015 ở cả Bảo hiểm xã hội Việt Nam lẫn Bảo hiểm xã hội Hà Nội, tôi đều không thấy có. Không có công văn nào ký ngày 18/2/015 và công văn ký hiệu 313/BHXH-PT. Không hiểu BH q. Đống Đa- Hà Nội lấy cái công văn đó ở đâu ra ? Tôi sẽ đi hỏi bạn Nga để biết cụ thể hơn.

Tái bút lần 5: Hỏi xong tôi đã có được bản chụp của công văn 313. Rất lạ là tại sao trong kho văn bản trên site bhxh Hà Nội là không có bản mềm công văn này. Nhìn kỹ thì công văn này ký ngày 18/2/2014. Mặc dù vậy, tôi lục lại thì cũng không thấy có trong kho bản mềm của BHXH Hà Nội. Mọi người xem tạm file ảnh ở dưới vậy:


Như vậy cả Hồ Chí Minh và Hà Nội đều cho phép người lao động nghỉ việc được chốt sổ nếu chủ DN cam kết đóng hết bảo hiểm xã hội. Tiếc là thực tế không phải đơn vị BHXH nào cũng làm theo. Và người lao động vẫn tiếp tục bị khó khăn.

Bản gốc công văn 2055/BHXH-THU ngày 21/06/2013 PDF tại đây: http://adf.ly/1KXkaD (chờ 5 giây để site tự download)
Bản gốc công văn số 2266/BHXH-BT ngày 20/6/2013: http://adf.ly/1Ka0Aq

Ngày 22/12/2016: Thân mời cả nhà đọc thêm bài viết Tự chốt sổ ở công ty cũ, công ty nợ BHXH có được không ? - https://goo.gl/WKcuoC để tham khảo thêm trường hợp cá nhân có thể tự mình đi chốt sổ được.

Lưu ý: Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011 đã hết hiệu lực.

5 thoughts on “Công ty nợ tiền BHXH, nhân viên có chốt được sổ không ?

  1. Thực sự rất cảm ơn a Cường đã chia sẻ bài viết ạ.

    Trường hợp này em đã gặp vì đây chínhlà tình huống của đơn vị em đang gặp phải. Hôm trước, vào đầu tháng 3 bên em có lên trao đổi với chị quản lý thu đơn vị (BH q. Đống Đa- Hà Nội), bên em cũng xin giải pháp nộp đóng trước tiền bảo hiểm cho NLĐ để họ có thể chốt sổ (Dựa vào khoản b, mục 2 công văn số 2266/BHXH-BT). Nhưng chị quản lý thu nói 2015 công văn đó không còn hiệu lực, giờ chỉ đồng ý cho đóng trước tiền bảo hiểm và làm chốt sổ cho trường hợp là hưu trí, tử tuất chứ không áp dụng cho NLĐ ký HĐ đã nghỉ việc ạ. Chị nói công ty phải đong hết tiền thì mới được chốt sổ. Chị có cho em xem công văn mới Số 313/BHXH-PT ký ngày 18/02/2015. Em có xem công văn đó nhưng cũng không ghi rõ ràng.

    Chị quản lý thu nói đi nói lại với em là không đồng ý cho việc đóng trước tiền bảo hiểm của từng NLĐ đã nghỉ việc và cần chốt sổ a ạ.

    • Đọc kỹ mới thấy cái công văn 2055/BHXH-THU ngày 21/06/2013 là của thành phố Hồ Chí Minh. Vậy thì ở Hà Nội và các địa điểm khác vô tác dụng rồi. Để anh tìm xem có cái công văn nào tác dụng toàn quốc không nhé!

  2. Pingback: Công ty Lingo nợ tiền BHXH – tin xấu cho 256 anh em | Blog quản trị Nhân sự

  3. Pingback: Người lao động nên làm gì khi công ty giải thể như trường hợp Lingo | Blog quản trị Nhân sự

  4. Pingback: 3 bài báo 1 vấn đề: DN không đóng BHXH thì bị gì ? | Blog quản trị Nhân sự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *