BHXH đã chính thức công nhận không yêu cầu đóng thêm 7% cho lao động qua đào tạo

Chiều nay tôi đọc được thông tin của anh Thành Nguyễn - CEO Công ty Luật TNHH Youth & Partners nói về nội dung: BHXH đã chính thức công nhận không yêu cầu đóng thêm 7% cho lao động qua đào tạo. Giờ cả nhà yên tâm rồi nhé. Xin gửi cả nhà bài viết của anh Thành để cùng tham khảo.

MẤT GẦN 1 NĂM ĐỂ THẰNG CON CHỊU NGHE LỜI CHA
-------------
Thiếu đúng 7 ngày nữa là tròn 1 năm kể từ ngày Nghị định 38/2022/NĐ-CP ("NĐ 38") của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực, ông kễnh con BHXH Việt Nam mới chịu ra 1 văn bản để tuân lệnh ông Cha - tên Quyết định 948/QĐ-BHXH, theo đó bãi bỏ quy định mức lương trả cho NLĐ đã qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng.
Chuyện đã chẳng có gì đáng nói nếu như sau thời điểm NĐ 38 có hiệu lực, có quá nhiều các Khách hàng tư vấn thường xuyên và các đối tác khác hỏi mình rằng liệu họ có phải trả thêm 7% so vs lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua đào tạo, học nghề hay không? Nghiên cứu Nghị định tại thời điểm bấy giờ, mình khẳng định là không, và cũng có một niềm tin mãnh liệt rằng các cơ quan trực thuộc Chính phủ sẽ sớm follow quy định mới này.

Tuy nhiên, mọi thứ đập vào mặt mình khi một số cơ quan "nho nhỏ", ví dụ ông BHXH huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc ra ngay một văn bản siêu nhanh và cũng siêu ẩu (chỉ 2 ngày sau khi NĐ 38 được ban hành) với nội dung đẻ thêm điều khoản về việc lao động đã qua đào tạo, học nghề vẫn được add thêm ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng, điều mà NĐ 38 không hề đề cập tới. Còn dám ghi là Căn cứ NĐ 38... Láo thế chứ lị!
Một số đối tác khác liên quan tới việc trả lương cho NLĐ theo Hợp đồng gia công cũng gặp các khó khăn tương tự khi BHXH một số quận huyện Thủ Đô cũng vẫn áp nội dung theo Quyết định kinh điển của BHXH suốt bao năm nay - Quyết định 595/QĐ-BHXH, theo đó việc add 7% như trên vẫn được duy trì.

Ồ như vậy là gì? BHXH Việt Nam, một ông con của ông Cha - Chính Phủ, là ông em thân thiết của 3 ông anh là Bộ LĐ-TB và XH, Bộ Tài chính, Bộ Y tế.. duy trì một quy định, trái lệnh ông cha suốt gần 1 năm.

Cần hiểu rằng, việc bãi bỏ quy định này là để phù hợp với nguyên tắc chi trả tiền lương theo Bộ luật lao động 2019. Theo tinh thần của BLLĐ hiện hành, Doanh nghiệp sẽ tự quyết định về tiền lương chi trả, dù vẫn có nghĩa vụ xây dựng thang bảng lương nhưng không cần phải gửi/báo cáo tới Cơ quan nhà nước như quy định cũ. Đây là một bước tiến để phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước không can thiệp sâu vào câu chuyện tiền lương, anh trả lương tốt, phúc lợi, đào tạo tốt thì thu hút được lao động, bằng không anh phải chấp nhận chảy máu nhân lực.

Cũng giống như quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NLĐ. Nhà nước cũng không còn cho Doanh nghiệp có thêm công cụ để giữ chân NLĐ, mọi thứ theo cơ thế thị trường, bảo đảm quyền tự do lựa chọn việc làm của NLĐ. Theo đó, bãi bỏ quy định về "lý do nghỉ việc chính đáng khi NLĐ có nhu cầu nghỉ việc" theo quy định cũ tại BLLĐ 2012. NLĐ hiện tại chỉ cần thông báo trước đủ số ngày luật định là hoàn toàn đủ điều kiện chấm dứt hợp đồng.

Trở lại câu chuyện về Quyết định 948 mới được ban hành tháng 6 năm nay, vẫn ghi căn cứ vào NĐ 38 ^^. Mình thực sự quan ngại về độ cồng kềnh của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, mang tiếng là số lượng cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách cao hơn nhiều lần so với các nước khác trên thế giới. Nhưng tốc độ xử lý, đồng bộ quy định trong việc quản lý, điều hành vẫn còn siêu chậm.

Tự hỏi, đến bao giờ, chúng ta mới có một chính phủ và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thông minh, tức là 1 khi văn bản ở cấp trên thay đổi, thì tự động các văn bản bên dưới sẽ update theo, không cần phải có bất kỳ một Cơ quan/tổ chức nào ban hành thêm bất kỳ văn bản nào để follow theo nó cả, kẻo lại như ông kễnh BHXH này... ông mất tới cả năm trời để gật đầu với ông Cha.

ầy gù...!

Nguồn: Thành Nguyễn - CEO Công ty Luật TNHH Youth & Partners

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *