Mỗi năm ít nhất 1 lần tôi lại được hỏi câu hỏi này:
"Anh ơi...cho em hỏi anh một câu được không ạ?
Em đang là sinh viên chuyên ngành quản trị nguồn nhân lực của trường đại học kinh tế Đà Nẵng
Hiện tại em đang học môn Đào tạo và cô có cho em một đề bài là lập kế hoạch phát triển cá nhân.
Bạn em thì làm theo hướng là chọn 1 vị trí nhân sự trong tổ chức mong muốn làm trong tương lai, rồi dựa vào bảng mô tả công việc của tổ chức đó, xác định các năng lực còn thiếu và lập kế hoạch đào tạo bản thân. Nhưng em thấy cách như vậy nó không thực tế anh ah...Em nghĩ rằng đã lập kế hoạch phát triển cá nhân thì nên hướng vào những kĩ năng hiện tại mình còn thiếu rỗi sau đó lập kế hoạch đào tạo bản thân. Em muốn làm cách đó nhưng em lại không có cơ sở để chứng minh năng lực đó là cần thiết với em và với chuyên ngành mình đang học. Vậy theo anh thì em nên làm theo cách của bạn em hay làm theo lỗi suy nghĩ của em ạ?
Mong nhận được sự hồi âm cả anh.
Cảm ơn anh!"
Vì thế nhân lúc rảnh, tôi chép lại rồi đưa lên blog để lưu trữ. Bạn nào học trường Kinh Tế Đà Nẵng mà đúng phải câu hỏi này thì tham khảo câu trả lời của tôi ở dưới nhé. Chúc các bạn ngon cơm.
***
Hi em,
Em gộp cả 2 cái lại nhé:
- Chọn lấy một vị trí (nghề)
- Xác định mô tả công việc của vị trí đó
- Dùng ASK xác định các năng lực cần có để thực hiện từng nhiệm vụ trong mô tả công việc.
- Chọn năng lực (nên chọn 7 cái)
- Định nghĩa từng năng lực
- Phân cấp năng lực (nên phân thành 5 cho dài)
- Định nghĩa từng cấp năng lực. Định nghĩa có thể hiểu là những cái sẽ đạt được khi ở cấp độ đó. Ví dụ Cấp độ 2 của thuyết trình là thuyết trình trước 20 1 lúc trogn 5 lần.
- Xây dựng chương trinh đào tạo nâng cấp từng năng lực
- Xây dựng chương trình đánh giá từng năng lực
- Đánh giá năng lực của em để xác định xem đang có năng lực nào và ở cấp độ mấy.
- Đánh giá xong thì sẽ ra được kết luận là phải học chương trình gì vào mức độ như thế nào.
Anh,
Hoặc em làm thêo cách này: Hãy vận dụng những kiến thức về đào tạo nhân sự mà em đã được học để áp dụng vào chương trình đào tạo cho nghề nghiệp tương lai của mình
Tự nhận xét: Nếu nhìn vào 2 hướng dẫn trên và dưới thì tôi tự thấy là ở 2 thời điểm thì lại có 2 hướng dẫn khác nhau. Thực ra thì 2 hướng dẫn này cùng 1 gốc. Vậy thì làm thế nào để liên kết 2 hướng dẫn này lại.
Liên kết như sau:
Bước 1: Chọn lấy cho mình 1 nghề. Ví dụ nghề nhân sự.
Bước 2: Tự chọn lộ trình công danh cho mình:
+ Lộ trình theo chức danh ?
or + Lộ trình theo chuyên môn
Ví dụ: http://blognhansu.net/2011/07/13/lo-trinh-cong-danh-cua-dan-nhan-su-career-path-in-hr/. Trong bài viết này có 2 lộ trình. Lộ trình ở trên là theo hướng chức danh. Lộ trình ở dưới là theo hướng chuyên môn.
Bước 3: Xác định mô tả công việc các vị trí trong lộ trình đó
+ Nếu là lộ trình chức danh thì sẽ có vị trí nhân viên chuyên môn A >> vị trí trưởng nhóm > vị trí trưởng phòng (Nếu xác định theo hướng này thì sẽ phải có ít nhất 3 vị trí)
or + Nếu là lộ trình chuyên môn thì sẽ có vị trí nhân viên chuyên môn A >> vị trí chuyên viên chuyên môn A >> vị trí chuyên gia chuyên môn A (Theo hướng này thì thực ra là 1 vị trí chỉ khác là thằng sau làm giỏi hơn và nhanh hơn thằng trước. Đ).
Bước 4: Dùng ASK xác định các năng lực cần có để thực hiện từng nhiệm vụ trong mô tả công việc của các vị trí đó. Chọn lộ trình theo chuyên môn thì nhẹ hơn :) vì chỉ cần làm 1 cái. Còn lộ trình theo chức danh thì bao nhiêu chức danh có bấy nhiêu mô tả. Và như thế thì đúng là mệt.
Bước 5: Lên list các năng lực cần đạt được. Chọn năng lực (nên chọn 7 cái)
Ví dụ cho bước 4 và 5 - đây là những năng lực của vị trí nhân sự đã được tách từ mô tả công việc: http://blognhansu.net/2012/10/29/nang-luc-cua-vi-tri-chuyen-vien-nhan-su/
Bước 6: Từ năng lực này, anh sẽ lên định nghĩa, mục tiêu, chỉ số cần có của từng kỹ năng- Định nghĩa từng năng lực.
Bước 7: Phân cấp năng lực (nên phân thành 5 cho dài)
- Định nghĩa từng cấp năng lực. Định nghĩa có thể hiểu là những cái sẽ đạt được khi ở cấp độ đó. Ví dụ Cấp độ 2 của thuyết trình là thuyết trình trước 20 1 lúc trogn 5 lần.
Bước 8: Xây dựng chương trinh đào tạo nâng cấp từng năng lực
Bước 9: Xây dựng chương trình đánh giá từng năng lực. Có thể đó là bài test, trắc nghiệm, câu hỏi phỏng vấn.
Ví dụ cho bước 6,7,8,9: http://blognhansu.net/2012/05/11/nang-luc-hai-huoc-trong-bo-tu-dien-nang-luc-cua-microsoft/
Bước 10: Đánh giá năng lực của em để xác định xem đang có năng lực nào và ở cấp độ mấy. Cụ thể hơn, giả sử chúng ta (bạn sinh viên ở trên) chọn theo hướng phát triển chuyên môn. Và vị trí chuyên môn có 7 năng lực để thực hiện các nhiệm vụ của mô tả công việc. Thì chúng ta chỉ cần đánh giá 7 năng lực đó. Lấy từng bài test trong mỗi cấp độ đưa cho bạn đó đánh giá. Nếu pass thì dùng bài test cấp độ sau đánh giá tiếp. Cứ như vậy cho đến khi nào không làm được thì dừng ở cấp độ trước.
Sau khi làm xong các bài test thì sẽ xác định được bạn đó với 7 năng lực đó thì từng năng lực đang ở cấp độ nào. Tưng ứng với bậc chuyên môn. (nhân viên, chuyên viên, chuyên gia ...)
Như thế năng lực vị trí chuyên môn = năng lực chuyên môn
Giả sử đi theo hướng chức danh thì: năng lực chức danh = năng lực chuyên môn + năng lực quản lý . Chức danh cao hơn thì năng lực quản lý phải cao hơn. Năng lực chuyên môn có thể bằng chức danh thấp hơn. Hoặc năng lực chuyên môn phải có thêm năng lực mới. Ví dụ năng lực chức danh trưởng phòng nhân sự = năng lực chuyên môn tuyển dụng (vị trí nhân viên) + năng lực chuyên môn đào tạo (vị trí nhân viên) + năng lực quản lý cấp trung.
Lưu ý:
+ Lộ trình chuyên môn thì không cần phải nâng cao năng lực quản lý hoặc có thì nâng ít. Còn lại phải chú tâm nâng cao năng lực chuyên môn.
+ Lộ trình chức danh thì việc nâng cao năng lực chuyên môn ít cấp thiết hơn so với việc nâng cao năng lực quản lý.
Bước 11: Đánh giá xong thì sẽ ra được kết luận là phải học chương trình gì vào mức độ như thế nào. Thiếu cái gì thì học cái đó. Yếu cái gì thì học nâng cao cái đó. Có nghĩa là lên 1 cái kế hoạch để hoàn thành các khóa học hoàn thiện năng lực ở trên. Ví dụ như trong kế hoạch sẽ có thời gian học, nơi đào tạo, giảng viên.
Tặng cả nhà 1 câu nói ý nghĩa:
Để ý kỹ chúng ta sẽ thấy, đây là cách thức xây dựng lộ trình công danh.