Dạo này thấy bài viết của tôi khá hot: Không có kinh nghiệm nhân sự, viết CV ra sao ? lại thêm khóa học hay: Chương trình đào tạo hướng dẫn Ứng tuyển công việc thành công nên các bạn hay hỏi. Nhất là các bạn sinh viên. Câu hỏi phổ biến đại khái là: "Hướng dẫn cách và kinh nghiệm tìm kiếm việc làm hiệu quả và nhanh nhất ?" Nhân ngày rộng tháng mênh mông, tôi liền viết 1 bài về vấn đề này dưới góc nhìn của 1 người làm Nhân sự.
Ở bài trên tôi đã hướng dẫn cách viết CV. Giờ là đến lúc chúng ta tìm kiếm một công việc dù là làm chính thức hay làm thêm. Dưới đây là 10 điều hướng dẫn cách và cũng là kinh nghiệm tôi khuyên các bạn đang đi tìm việc nên làm để công việc tìm kiếm của mình hiệu quả và nhanh nhất.
1. Đừng để mất việc trước khi có việc.
Những bạn rơi vào trạng thái tìm việc có 2 nhóm:
- Nhóm đang có việc và muốn tìm công việc tốt hơn.
- Nhóm chưa hoặc đã mất việc.
Những người ở nhóm đang có việc sẽ dễ dàng tìm được việc hơn là nhóm mất việc. Đây là thực tế. Vì thế bạn đừng để mình rơi vào nhóm 2. Hãy cố gắng giữ cho mình một công việc nào đó. Chớ vì tức giận mà bỏ đi khi chưa có sự thay thế hoàn hảo phù hợp.
2. Kiên nhẫn và lạc quan.
Với những người ở nhóm đã mất hoặc chưa có việc thì tìm lại một công việc là điều khó khăn và gây cho bản thân những sốt ruột không tốt. Để tìm được việc, chúng ta sẽ phải trải qua một quãng thời gian thử thách. Cho nên bạn cố gắng giữ cho mình tinh thần lạc quan, kiên nhẫn. Điều này sẽ rất khó khi mà tiền đã hết, tình đã tan. Khi ở tận cùng, bạn có thể kiếm cho mình 1 công việc gì đó tạm. Một số người sẽ phó mặc cho số phận đưa đẩy từ đó. Tôi khuyên bạn đừng thả lỏng bản thân. Tiếp tục tìm kiếm và kiên nhẫn là điều tốt.
Bạn đang tìm kiếm một công việc, bạn thất vọng khi bạn mất quá nhiều thời gian để làm việc đó. Bạn hãy có một danh sách các công ty bạn muốn hướng tới. Hãy kiên trì theo đuổi mục tiêu bởi vì nếu lỡ mất một cơ hội bạn vẫn còn một số công ty khác để tiếp tục. Một chiến lược khác là phải kiên trì trong việc làm cho các nhà quản lý tuyển dụng theo dõi bạn, sau khi bạn đã gửi hồ sơ hoặc đã đến tham gia một cuộc phỏng vấn, hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn quan tâm thực sự đến công ty của họ nhưng không được thể hiện sự thiếu kiên nhẫn hay thô lỗ. Gọi điện cho họ một hoặc hai lần mỗi ngày sẽ không giúp bạn có được bất kỳ ưu đãi nào. Hãy nhớ rằng quá trình tuyển dụng thường lâu dài , và các công ty rất cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định của mình. Hãy tìm hiểu kỹ những công ty tiềm năng của bạn và luôn luôn phấn đấu hết mình, giữ tinh thần lạc quan.
3. Xây dựng thương hiệu bản thân
Trong thời gian chờ tìm việc, ngoài tìm kiếm công việc, tôi nghĩ bạn nên tự tạo thêm việc cho mình bằng cách xây dựng thương hiệu bản thân. Làm cho mình được mọi người nhớ tới. Cách làm rất đơn giản: đóng góp các ý kiến chuyên môn của mình trên các diễn đàn, group mail, group facebook, viết blog và tình nguyện tham gia hỗ trợ các hoạt động cộng đồng.
Bạn chính là thương hiệu của bạn. Bạn có phương pháp bán hàng độc đáo thì hãy nuôi dưỡng nó. Điểm mạnh của bạn là lợi thế tiếp thị tốt nhất, và bạn áp dụng vào vị trí của mình như một chuyên gia ở tất cả các thời gian. Hãy bắt đầu thương hiệu của mình bằng cách viết bài, thuyết trình, phát biểu tại sự kiện, hoặc thậm chí dạy một lớp học. Được hoạt động trong cộng đồng của bạn và giành chiến thắng với những ý tưởng của mình.
4. Xây dựng một mạng lưới quan hệ đáng tin cậy
Song song với việc xây dựng thương hiệu bản thân là việc xây dựng mối quan hệ, có nhiều bạn không biết làm điều này. Như tôi viết ở trên, xây dựng thương hiệu bản thân có một việc đó là tình nguyện hỗ trợ các hoạt động cộng đồng. Thực ra việc này không chỉ xây dựng thương hiệu mà còn giúp bạn xây dựng các mỗi quan hệ với những đồng nghiệp khác. Điều này có nghĩa là bạn kết nối với những người, với các tổ chức và các ngành công nghiệp trong mục tiêu của bạn. Giữ liên lạc và gặp gỡ thường xuyên, làm quen với họ trong tư cách cá nhân . Tránh cho cuộc trò chuyện của bạn liên quan đến kinh doanh – hãy hỏi về sở thích hay gia đình họ. Thảo luận về những ý tưởng cuộc sống một cách chân thành trong việc xây dựng mối quan hệ với họ. Không ngại giúp đỡ họ khi cần thiết ngay cả khi bạn không nhận được bất cứ điều gì trong tương lai.
Tôi hay tổ chức offline. Có những bạn sinh viên năm 3 đã biết làm điều này. Bạn sẵn sàng bỏ ra 1 khoản tiền để đi uống cafe với các anh chị lâu năm trong nghề. Tình nguyện với những công việc vặt. Đóng góp ý kiến khi được hỏi. Khi các bạn tốt nghiệp, các bạn đều được nhận ngay.
5. Không ngừng học hỏi
Việc tiếp theo, trong khoảng thời gian rảnh đó là đừng để tự tụt hậu về kiến thức. Bạn ở nhà tức là bạn đang mai một dần kiến thức của mình. Do vậy nên luôn luôn phát triển khả năng của bạn bằng cách theo đuổi những điều mới lạ . Tham gia các lớp học, hội thảo, hội nghị về ngành nghề bạn quan tâm, không nhất thiết là nó liên quan đến công việc bạn đang tìm kiếm . Tăng cường kiến thức của bản thân bằng học thêm để có giấy chứng nhận chuyên môn mới.
Thực ra 3 việc : xây dựng thương hiệu bản thân, mối quan hệ, học hỏi là 3 việc song song và bổ trợ cho nhau. Bạn đi offline thì vừa được học vừa có mối quan hệ, vừa xây dựng được thương hiệu bản thân. Cho nên khi tham gia hoạt động cộng đồng nào bạn nên luôn phải nhớ làm 3 việc này. Đừng bỏ lỡ cái gì.
6. Sử dụng thành thạo Internet làm lợi thế của bạn
Mỗi năm tôi có mấy đợt tuyển các bạn thực tập vào công ty để hỗ trợ công việc. Thỉnh thoảng tôi lại thấy có bạn không biết cả gõ máy tính lẫn sử dụng công cụ tìm kiếm. Tôi gặp nhiều đến độ phát sốt và tạo ra khóa học: Khóa đào tạo dành riêng cho các Fresher - sinh viên thực tập . Khóa học giúp các bạn khắc phục các lỗi làm việc thiếu chuyên nghiệp.
Và trong thời buổi công nghệ, hầu hết các công ty đã có trang web của riêng mình và muốn nhận hồ sơ qua các ứng dụng trực tuyến . Một số nhà tuyển dụng sử dụng LinkedIn hay Facebook Fan Pages để tìm ứng viên và sử dụng chứng thực về ứng viên của mình . Sử dụng các trang web hay các tổ chức cũ để tìm hiểu thêm về bạn. Do đó, bạn cũng có thể tạo một trang web cho chính mình, và hiển thị CV và danh mục đầu tư của bạn ở đó. Hơn nữa, bạn có thể tạo một blog, nơi thảo luận về chủ đề cũng như trình bày kỹ năng và kinh nghiệm của bạn .Thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội ( LinkedIn , Facebook, Twitter, Google Hangouts) là một vài ví dụ để thêm vào uy tín cũng như thể hiện khả năng của bạn . Và một số ứng viên có thể quay lại video giới thiệu của riêng mình tải lên YouTube. Để hỗ trợ các hoạt động kết nối của bạn , bạn cũng có thể sử dụng e -mail để giữ liên lạc với các đồng nghiệp của bạn và các địa chỉ liên lạc khác
7. Tham gia các cuôc phỏng vấn thử
Nếu bạn chịu khó thực hiện 5 điều trên thì tôi tin bạn sẽ không còn thời gian để làm điều này. Và bạn không cần làm vì sẽ có người gọi bạn đi làm ngay khi họ thấy hợp. Ở trên tôi viết về việc tham gia các hoạt động cộng đồng, và việc tham gia này, ẩn trong đó chính là việc phỏng vấn bạn một cách không trực tiếp. Các đồng nghiệp tương lai của bạn sẽ phỏng vấn bạn với những câu hỏi vu vơ về công việc ngay khi ngồi cùng bàn bạc công việc. Và bạn trả lời thế nào sẽ được họ ghi nhớ.
Tuy nghiên nếu bạn vẫn còn thừa thời gian thì tham gia các cuộc phỏng vấn thử là không thừa. Điều này là để cải thiện kỹ năng nói và đàm phán của bạn. Dự đoán các câu hỏi có thể được hỏi trong cuộc phỏng vấn, và chuẩn bị câu trả lời cũng như kỹ năng nắm bắt vấn đề. Viết một đoạn văn bản ngắn giới thiệu về bản thân, nêu rõ mục tiêu công việc , kinh nghiệm của bạn và thế mạnh mà bạn có thể mang đến cho công ty. Tham gia phỏng vấn thử để thêm các kỹ năng,phương pháp đàm phán về tiền lương, bồi thường, lợi ích, và vô số những thứ khác. Để nâng cao kỹ năng , bạn có thể thực hiện một vài điều sau đây: nói chuyện trước gương, trò chuyện với một người bạn và hành động như thể bạn đang ở trong cuộc phỏng vấn thật sự, hoặc ghi âm lại cuộc phỏng vấn chính mình và lắng nghe để đánh giá.
8. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của ấn tượng đầu tiên
Bạn đã có CV, bạn đã phỏng vấn thử, bạn đã gửi CV, xây dựng mối quan hệ, thương hiệu cũng như bằng cấp, kiến thức cần thiết thì lúc này bạn hoàn toàn có thể được gọi đi phỏng vấn. Khi bạn ứng tuyển vào bất kì vi trí nào thì ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng cũng rất quan trọng. Cố gắng để lại ấn tượng đầu tiên thật tốt cho dù đó là với thư ký hay nhà tuyển dụng. Nếu bạn muốn mình khác biệt các ứng cử viên khác, bạn phải để lại ấn tượng tốt hơn, thể hiện quyết tâm và sư nghiêm túc muốn có được công việc . Bạn phải cho họ biết sự cố gắng của bạn: ví dụ bạn đến sớm hơn, ăn mặc thông minh, được chuẩn bị kĩ càng hơn.
9. Thể hiện cho nhà tuyển dụng bạn có thể làm những gì?
Trong tất cả các cuộc phỏng vấn việc làm, bạn phải thuyết phục người sử dụng lao động (hoặc người quản lý tuyển dụng) tại sao họ nên tuyển dụng bạn trong số tất cả các ứng viên có cùng trình độ ứng tuyển. Cách tốt nhất để làm điều này là hãy xác định các nhu cầu của công ty và làm thế nào bạn có thể làm tốt chúng bằng việc sử dụng các kỹ năng và chuyên môn của bạn. Bạn phải thể hiện bản thân như là một tài sản, là một lợi ích cho tổ chức với kinh nghiệm của bạn như thế nào. Xác định những thách thức liên quan mà bạn đã vượt qua trong quá khứ, những vấn đề mà bạn tìm thấy giải pháp thực tế và đưa ra được những kết quả hữu hình. Nhà tuyển dụng luôn luôn muốn biết rằng họ đang sử dụng đúng giá trị đồng tiền của họ, và vì vậy bạn phải thuyết phục họ rằng việc thuê bạn là một lợi thế nhất định để đóng góp vào sự phát triển của công ty.
10. Sống khỏe mạnh, và sống tốt
Tìm kiếm công việc đòi hỏi rất nhiều năng lượng và sự nhiệt tình. Có chế độ ăn uống đầy đủ, chăm tập thể dục và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Làm những gì bạn thích, thường xuyên đi chơi với bạn bè, dành thời gian cho gia đình. Không tránh né thói quen và các mối quan hệ để có được những công việc mà bạn muốn. Nếu bạn chăm sóc bản thân tốt, những điều tốt đẹp sẽ đến.
Tìm kiếm thành công trong công việc có thể mang lại rất nhiều áp lực nhưng cuối cùng nó cũng chỉ là công việc. Điều quan trọng là phải nhớ rằng nó không được ưu tiên hơn một cơ thể khỏe mạnh, những người yêu bạn, và một cuộc đời đầy đủ.
Tóm gọn lại 10 điều trên để bạn nắm cơ bản. Thực ra trong mỗi điều trên là vô số những lưu ý còn nhỏ và chi tiết hơn nữa. Để viết ra thì dài và tôi cũng có các bài lẻ về đề tài này. Ví dụ như có bài tôi nói về 20 việc sinh viên phải làm. Rồi bài viết về nội dung mail gửi cho nhà tuyển dụng .... Bạn quan tâm thì tham gia khóa học : Chương trình đào tạo hướng dẫn Ứng tuyển công việc thành công . Hẹn gặp lại bạn. Tôi sẽ gửi nhiệm vụ qua mail cho bạn và bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn, gửi lại kết quả cho tôi kiểm tra là ok.
Bonus cho bạn 1 số tâm sự của các HR phỏng vấn tuyển dụng. Các bạn xem để lấy cho mình kinh nghiệm phỏng vấn ứng tuyển xin việc nhé.
Tháng trước có tuyển kế toán cho cty, vì tính chất công việc nên công ty tuyển SV mới ra trường. Rất ấn tượng với 1 em. Ăn mặc cũng đẹp: váy ngắn trang điểm đậm ( Khuyến khích các em mặc váy đi làm và trang điểm nhẹ nhàng, nhưng rất dị ứng với mốt thời trang lòe loẹt => ko ưng lắm). Hỏi CV của em ấy đâu, e ấy đưa ra 1 file hồ sơ nhàu nhĩ gấp làm đôi (e ấy giải thích do để trong túi), trong đó duy nhất có 1 tờ CV 2 trang, trình bày về cơ bản chả có j nổi bật=> ko ưng tập 2. Phỏng vấn vài câu, e ấy trả lời nhát gừng nhát khế. Cao điểm là lúc hỏi câu "Em nói em đã từng đi làm thế em đã từng làm những mảng nào?" Em ấy hất hàm về phía nhà tuyển dụng nói " đấy, trong CV của em đấy". ( chẳng là e ấy có chị làm trong ngành nên trong thời gian đi học cũng đc tiếp xúc qua, nhưng CV viết mỗi câu " có khả năng làm báo cáo thuế"). Lúc này thì potay toàn tập. Bằng giỏi thật đấy, 4 năm làm lớp trưởng, nhưng tự tin thái quá.
Xin việc cũng là 1 kỹ năng nên các bạn trẻ chú ý nhé.
Anh chị cho e than phiền một chút. E đăng tin tuyển dụng thì nhận hơn cả trăm tin nhắn. Cuối cùng e chọn được 10 bạn đến phỏng vấn thì 5 bạn không tới, trong đó có 1 bạn nhắn tin không tới còn lại im re không nói câu gì. Hẹn 2 bạn tới hôm sau thì 1 bạn chẳng mang 1 bộ hồ sơ nào hết và bạn ấy nói bạn ấy chưa cả làm hồ sơ. Còn 1 bạn chưa gì cứ hỏi chị trả lương bao nhiêu. Còn 1 bạn nhắn tin nói bạn ấy thấy khó quá nói sợ không dám đến mặc dù chưa thấy mặt mũi mình hay cái nài test nó như thế nào.Chua kể là hàng chục tin nhắn cộc lốc của các bạn nữa. E thấy các bạn cứ nói khó xin việc mà các bạn xin việc kiểu như vầy thì chắc là cả đời cũng không xin đươc việc mất. Em làm quản lý đôi khi cầm tay chỉ việc mà nhận mấy hồ sơ như vậy thật sự thấy buồn quá. Không biết các bạn đọc xong bài này có hiểu lý do tại sao các bạn không xin được việc chưa?
Đừng hỏi vì sao nhiều SEOER gửi CV mà không được gọi phỏng vấn. Đơn giản bởi nguyên tắc gửi email căn bản còn không biết thì làm sao qua được vòng gửi xe (xét duyệt hồ sơ) được?
Bạn nộp CV ứng tuyển, chỉ ghi mỗi subject và ném cái CV đính kèm vào, nội dung email trắng trơn thì bạn đã mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng rồi đấy. Chúng tôi chưa cần biết bạn tài năng thế nào, nhưng chúng tôi có thể khẳng định bạn không phải là ứng viên chúng tôi cần
đọc cả trăm cái CV, vẫn một vấn đề cũ, nói hoài và nói mãi, nhưng mình là huê hậu thân thiện nên phải nói nữa, về các bạn ứng viên, mà nhiều nhứt vẫn là 2 vứn đề sau:
- lạnh lùng quá: khoảng 50% thư ứng tuyển là từ các bạn cứ vứt cái email trắng nhách cùng với mấy file đính kèm là CV và hình chụp bằng cấp thôi, cứ vứt đại vô thùng thư, kiểu, nè, hồ sơ nè, tự coi đi nha mấy thím... trắng nhách, không có gì, không một dòng chào hỏi, không một chữ giới thiệu, tàn nhẫn quá mấy bạn ôi, con người sống với nhao mà nỡ lạnh lùng vậy sao???
- "chúng trính tả" nhiều quá: nhiều bạn có bằng kỹ sư, mà giới thiệu mình là kỉ sư, các bạn hầu như không phân biệt được "tr" và "ch", chữ nào có rê chữ nào không rê, chời ơi, có vấn đề gì với "trính tả" của các bạn "kỉ sư" này vậy???
cái này lần tuyển dụng nào cũng ghi stt, nay tổng hợp
...
một ứng viên tiêu chuẩn cần:
- đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng, nhớ đọc kỹ nha, ví dụ người ta tuyển nữ mà mình đực rựa gửi hồ sơ hoài kỳ lắm
- có cover letter (hay email), giới thiệu thông tin cá nhân, sơ lược kinh nghiệm, ghi đúng tên nhà tuyển dụng, người liên quan và VỊ TRÍ tuyển dụng (cái này dùng thay cho cái Đơn Xin Việc viết tay giá ngàn rưỡi bán ngoài tiệm tạp hóa đó nha)
- có CV, nghĩa là sơ yếu lý lịch, chủ yếu thông tin phần kinh nghiệm công tác, không cần khai tới cha mẹ ông bà anh chị em làm gì…
- có bản phô tô hoặc scan (size nhỏ) các bằng cấp chính (như bằng ĐH, chứng chỉ hành nghề)
một ứng viên cần tránh các trường hợp sau:
- ghi sai tên nhà tuyển dụng (do dùng CoverLetter cũ hoặc chuyển tiếp email một cách vô trách nhiệm)
- “nỗi trính tã”, trời quơi cái này chắc là khó lắm hay sao mà rất ít người không mắc “nỗi trính tã”
- dùng các mẫu của nhà nước bán ngoài tiệm tạp hóa rồi điền thông tin viết tay vô (mẫu đơn xin việc, mẫu lý lịch, mẫu giấy khám sức khỏe…), mà chữ viết tay rất xấu
- dùng điện thoại chụp bằng cấp và các mẫu biểu rồi gửi tin nhắn qua FB hay đính kèm email
- ghi lộn tên hoặc giới tính người phụ trách (ví dụ, gửi chị Phú)
- tránh các câu từ hăm dọa như: "không tuyển tôi là vuột mất cơ hội tìm người giỏi"... đồ nha
tạm thời nhiêu đó, nhớ sẽ ghi tiếp
Em là sinh viên mới ra trường, còn đang ở ký túc xa, di chuyển bằng xe buýt. Em đang tìm việc hành chính nhân sự. Nhưng mà em yêu cầu mức lương 7-10 triệu. Mà cũng phải để em xem xét cái đã.
Nếu bạn là bộ phận tuyển dụng của Công ty, bạn có tuyển ứng viên này?????
Haiza, Thiệt tình là em bó tay với các Anh/chị sinh viên lắm lắm rồi!
Cơ bản là em ấy đến cái CV cũng không làm được, mà nói chuyện điện thoại kiểu bà nội á.
Mấy anh chị sinh viên cứ vậy, rồi la làng tại sao chúng tôi không tuyển dụng các bạn, hỏi cái gì cũng không biết kể cả kiến thức đã học, kỹ năng bằng 0, kinh nghiệm thì khỏi phải nói hén. Nhưng lương 4, 5 triệu là không thèm làm, rồi đòi này đòi kia, chê cái này chê cái nọ, nói chuyện thì như ông nội, bà nội người ta á. Thôi, thà để mấy e ấy tiếp tục công cuộc tìm việc, ăn bám cha mẹ hoặc theo bán hàng đa cấp á kiếm tiền cho nhanh
Qua hai ngày phỏng vấn, thứ 6 và thứ 7 mình càng thấy rằng nhận định của mình trước nay không sai
Nếu các bạn sinh viên mới ra trường, chẳng may các bạn thất nghiệp giữa đất Hà Nội này thì chỉ có 1 lý do duy nhất thôi, các bạn quá LƯỜI
Đụng đến chỉ tiêu là các bạn sợ, các bạn tránh xa
Các bạn luôn luôn khẳng định điều mà chắc chỉ sinh viên mới ra trường mới nói với nhau: KHÔNG LÀM ĐƯỢC ĐÂU
Các bạn đã thử chưa ?
Các bạn đã làm một cách nghiêm túc và bằng tất cả sự nỗ lực của bạn chưa ?
Hẹn phỏng vấn, gọi điện thoại thì vâng dạ nhưng trời đẹp thì tới không thì thôi
Các bạn đừng trách nhà tuyển dụng khó tính nữa, chúng ta cũng chỉ trao đổi giá trị thôi mà, giá trị công việc bạn làm được = lương của các bạn
Sẽ không có doanh nghiệp nào trả lương cho 1 người không làm được việc , không giúp gì cho doanh nghiệp mức lương mà các bạn gọi là lương cứng
Nếu không làm được việc, nếu không chịu khó trước sau gì các bạn cũng sẽ bị đuổi thôi nếu chẳng may bạn đã được nhận rồi
Các bạn luôn kêu bọn đa cấp như thế này như thế kia nhưng bản thân các bạn cũng luôn muốn việc nhẹ lương cao
Mình rất mong các bạn nghiêm túc hơn, nó không ảnh hưởng đến lương của mình hàng tháng nhưng chắc nó sẽ làm công viêc của mình dễ chịu hơn và các bạn có một cái nhìn nghiêm túc hơn khi đi tìm việc
CÂU CHUYỆN TUYỂN DỤNG
(Nhân tài như lá mùa thu mà tuyển vẫn không được người)
Rất nhiều người kêu ca không có việc làm và làm việc không đúng chuyên môn đã được đào tạo. Chúng tôi tuyển dụng cũng rất mở và khá ưu tiên phần năng khiếu, rất nhiều hồ sơ nộp (đúng chuyên ngành và có cả những người có năng khiếu) nhưng vẫn không tìm được người phù hợp mà nguyên nhân là:
- Các trường chỉ chăm chăm dạy kiến thức cho sinh viên mà quên dạy các kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự định vị bản thân, kỹ năng tìm việc làm, kỹ năng làm việc..... TỔ CHỨC CHÚNG TÔI CẦN NGƯỜI BIẾT LÀM VIỆC HIỆU QUẢ.
- Chúng tôi rất cần người giỏi nhưng cần hơn là người phù hợp: Việc các bạn giỏi ở đâu chúng tôi chưa xác thực được còn chúng tôi cần thấy hiệu quả công việc mà các bạn đem lại tại tổ chức của chúng tôi.
- Thôi đừng ảo tưởng nữa để chúng tôi khỏi mất thời gian và hy vọng: đi phỏng vấn mà chẳng tìm hiểu gì về công việc, về công ty, hỏi gì cũng không biết... mà câu đầu tiên đã hỏi lương tháng công ty trả bao nhiêu.
- Hãy là người chủ động hòa nhập với văn hóa tổ chức và môi trường làm việc mới: Khi bạn còn là SV bạn có thể sống tự do, làm những điều bạn thích... nhưng khi vào tổ chức bạn phải là người chấp nhận văn hóa và thích nghi để hòa nhập nhanh nhất có thể xin đừng bắt tổ chức phải chiều theo các thói quen của bạn.
- Hãy là người phù hợp: cây lúa lúc trổ đòng thì nó ngóc cao đầu nhưng khi nó chắc hạt và chín thì nó cúi đầu vậy nên hãy là người khiêm tốn và ham học hỏi...
................. còn nhiều lắm, nhưng chia sẻ vậy thôi
PS: Hãy là người săn việc chuyên nghiệp
Chuyện bên lề....
Làm tuyển dụng mới biết, nó rèn cho mình kiên nhẫn lên rất nhiều.
Câu chuyện 1: Gọi ứng viên đi phỏng vấn.
- Chị ơi phỏng vấn ở đâu ạ?
- Ở Nội Bài bạn nhé!
- Tận Nội Bài ý ạ?
- Ừ!
- Em đi bằng gì?
- Bạn sử dụng phương tiện cá nhân nhé!
- Xa thế, em đi thế nào được
- Bạn không tham gia được phải không, để mình dành cơ hội cho người khác?
- Có ạ, mà em chả biết Nội Bài ở đâu!
- Bạn chủ động đi sớm hỏi đường nhé, Công ty ở...... (giải thích đường đi). Chú ý đến đúng giờ, đến muộn sẽ không được tham gia phỏng vấn.
- Không được đến muộn ạ?
-- (Cạn lời cmnr)!!!
Câu chuyện 2: Gọi phỏng vấn
Vâng
Vâng
Vâng
Vừa cúp máy xong, gọi lại: Chị ơi Công ty mình là Công ty gì nhỉ?
Câu chuyện 3:
Hẹn 1h
1h40 có mặt.
- Sao đến muộn thế em?
- Trời mưa mà chị. Em ướt hết rồi đây này!
- Ừ! Về thay quần áo kẻo ốm nhé! Em bị loại!!!
Câu chuyện 4:
Hẹn 1h
1h30 có mặt.
- Sao em đến muộn thế?
- Em chả biết KCN Nội Bài ở đâu
- Chị tưởng em ở Quang Minh?
- Vâng, em ở Quang Minh!
Câu chuyện 5:
8h30 ra đón ứng viên, có bà chị lù lù đi vào, nhìn thấy mình mặt bơ như quả mơ!
- Chị đến phỏng vấn ạ?
- Ừ! (mặt ngoảnh đi chỗ khác)
- (Phải ở ngoài đường là bà sút cho vào mặt rồi đấy nhá, ở đấy mà vênh)
Ngày xưa được gọi đi pv thì khép nép, vâng vâng dạ dạ. Giờ các chế đi phỏng vấn cứ như đi ban ơn cho bọn em zị! Nhiều lúc ức chế ấy đi được!
Câu chuyện 6: He he, em đã nghe câu nì chưa ? " bao giờ bên em tuyển Phó Tổng thì hãy gọi anh chứ bên em chưa đủ trình tuyển anh ". Trong khi rõ ràng ứng tuyển vào vị trí Giám đốc, chứ có phải mình đi mời éo đâu.
Giải toả chút cho đỡ choáng.
Chả hiểu các bạn trẻ bây giờ học xong có quan điểm làm việc thế nào, suy nghĩ thế nào nữa.
Đăng tin tuyển và nhận được tràn ngập mail, cũng ngắm được vài bạn nhưng vẫn thấy choáng.
Mail nhận được nội dung đại loại chỉ vẻn vẹn như này và ko kèm CV: chị ơi em muốn được làm việc với chị. .
Rồi thì: em tự thấy có đủ khả năng để làm viêc tại vị trí chị tuyển dụng
Rồi thì: chị ơi em mong nhận được hồi âm của chị.
…
Có bạn còn nhảy vào FB: Chị ơi chị cho em làm với
Có bạn thì: Bạn ơi mình muốn học việc..
…
Ôi trời, chả bao giờ mình dám đi xin việc với những cái nội dung như thế cả.
Nghĩ mà buồn.
Chào chị!
Chị cho em hỏi một chút. Nếu sau khoảng một tuần em không nhận được mail báo đi làm của công ty em đã ứng tuyển – em nghĩ là em đã rớt.
Vậy em có nên gửi lại một mail để hỏi lý do em rớt được ko ạ? Em muốn biết lý do để có thể khắc phục (em là sinh viên năm cuối và chỉ có kinh nghiệm thực tập). Nhưng em sợ nếu em viết mail hỏi thì khiến bộ phận nhân sự cảm thấy phiền; vì em thật sự thích công ty đó và định ứng tuyển lại lần nữa.
Em cảm ơn chị!
Ông bà ta có câu châm ngôn : lời nói ko mất tiền mua mà nek
Vậy cho em hỏi là trong mail đính kèm CV thì các nhà tuyển dụng muốn thêm thông tin gì trong phần nội dung email ạ? Em cám ơn.
Bạn tham gia khóa học này nhé: http://daotaonhansu.net/xinviec/ . Chúc bạn thành công!
timviecso.com – tìm việc nhanh cho bạn trẻ