Hợp đồng lao động là một trong những văn bản pháp lý quan trọng nhất đối với người lao động. Nó không chỉ quy định quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động mà còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hợp đồng lao động. Cùng Blognhansu tìm hiểu trong bài viết nhé.
Hợp động lao động là gì?
Hợp đồng lao động là một thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động (như công ty, doanh nghiệp). Trong hợp đồng này, cả hai bên sẽ thống nhất về các điều khoản liên quan đến công việc, bao gồm:
- Thông tin cá nhân: Tên, địa chỉ, và thông tin liên lạc của cả hai bên.
- Nội dung công việc: Mô tả công việc cụ thể mà người lao động sẽ thực hiện.
- Thời gian lao động: Thời gian bắt đầu và kết thúc hợp đồng, cũng như giờ làm việc.
- Lương và các khoản phụ cấp: Mức lương, phương thức thanh toán và các khoản thưởng, phúc lợi khác.
- Quyền lợi và nghĩa vụ: Quyền lợi của người lao động (như nghỉ phép, bảo hiểm xã hội) và nghĩa vụ của cả hai bên (như trách nhiệm công việc, kỷ luật).
- Điều khoản chấm dứt hợp đồng: Điều kiện và quy trình để chấm dứt hợp đồng.
Hợp đồng lao động có thể là hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn và nó giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả hai bên trong mối quan hệ lao động.
Một số lỗi sai thường gặp phải khi soạn hợp đồng lao động
1. Sử dụng những căn cứ áp dụng hết hiệu lực
Người soạn thảo hợp đồng phải am hiểu về luật bởi vì luật pháp là thứ không thể coi nhẹ. Thử tưởng tượng nếu người lao động am hiểu luật pháp và nắm được những điều luật trong hợp đồng đã hết hiệu lực thi hành thì họ sẽ làm gì. Vậy nên, việc liên tục cập nhật những điều luật mới là điều cần thiết. Có nhiều trường hợp các doanh nghiệp vẫn sử dụng những căn cứ đã hết hiệu lực thi hành và khi sự cố xảy ra thì họ không thể xử lý kịp thời.
2. Hình thức trả lương không cụ thể
Nội dung trong hợp đồng lao động phải bao gồm mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp trả lương và các khoản bổ sung khác của người lao động.
Thực tế, khi doanh nghiệp quy định về hình thức trả lương thưởng: “trả lương vào cuối tháng” hay “theo thời gian”… Hình thức này rất chung chung, không rõ trả lương bằng cách nào hay vào thời gian nào.
Doanh nghiệp nên trình bày rõ ràng như sau: “Hình thức trả lương: tiền mặt hoặc chuyển khoản, được trả lương vào ngày … của tháng”. Như vậy, sẽ thuận lợi cho người soạn thảo, người xét duyệt, người đi lương và người lao động.
3. Địa điểm làm việc không rõ ràng
Nếu do tính chất công việc mà người lao động phải làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì doanh nghiệp phải ghi các địa điểm chính trong hợp động lao động. Doanh nghiệp và người lao động có thể đã thỏa thuận với nhau về địa điểm làm việc: trụ sở chính, chi nhánh… nhưng tất cả đều phải có trong hợp đồng.
4. Không trình bày đầy đủ thông tin của doanh nghiệp và người lao động
Trường hợp này xảy ra khá nhiều trong thực tế. Hợp đồng lao động đầy đủ thông tin phải có tên và địa chỉ của người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ, căn cước công dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động.
Những người chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng thường quên giới tính, lẫn lộn địa chỉ thường trú tạm trú hay sai một số chi tiết nhỏ trong địa chỉ, căn cước công dân… Những điều này mặc dù nhỏ nhưng bạn cũng phải kiểm tra thật kỹ để tránh những sai sót không đáng có.
5. Cho rằng người lao động phải chịu mọi điều động khi công ty yêu cầu
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp quy định “người lao động có nghĩa vụ hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu”. Tuy nhiên, theo luật, doanh nghiệp chỉ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu kinh doanh, sản xuất.
Thực tế, những lỗi sai này có thể nhỏ nhặt, nhưng bạn sẽ không thể lường trước được những hệ quả sau những sai sót này. Bên cạnh đó, người quản lý sẽ đề cao bạn hơn nếu thấy bạn cẩn thận trong từng chi tiết nhỏ của hợp đồng.
Nếu bạn cần trang bị thêm kiến thức về các vấn đề pháp lý, thủ tục hành chính của HR, Blognhansu xin giới thiệu bạn Bộ tài liệu Quản trị nhân sự. Bộ tài liệu về hệ thống Quản trị nhân sự iCPO 4.0 dành cho tất cả anh chị đang làm nghề nhân sự, có thể trả lời 90% các yêu cầu về tài liệu nhân sự không giới hạn. Cụ thể:
- 10+ Quy trình hành chính - nhân sự: quy trình đào tạo, quy trình tuyển dụng, quy trình onboarding, quy trình sa thải, …
- 100+ Mô tả công việc chuyên sâu: Marketing, kế toán, kinh doanh, sản xuất, pháp lý, …
- 50+ Bộ câu hỏi phỏng vấn nhiều vị trí: IT, kế toán, marketing, HR, …
- 10 Báo cáo mẫu nhân sự: tình hình nhân sự, đào tạo, nghỉ việc, thử việc, chi phí tuyển dụng, ...
Lời kết
Qua bài viết này, Blognhansu đã cùng bạn tìm hiểu về khái niệm hợp đồng lao động và những lỗi sai thường gặp khi soạn thảo hợp đồng. Hợp đồng lao động không chỉ là một tờ giấy mà còn là công cụ bảo vệ quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chủ đề nhân sự thì hãy ghé Blognhansu để đọc thêm nhé.