Nhà tuyển dụng mong muốn điều gì ở ứng viên? Đây là câu hỏi cực kỳ phổ biến với các bạn sinh viên chuẩn bị hoặc mới ra trường, người đi làm, … Thị trường lao động thay đổi liên tục nên việc tìm hiểu những đòi hỏi từ phía nhà tuyển dụng đối với ứng viên là rất quan trọng. Trong bài viết hôm nay, Blognhansu sẽ chia sẻ 1 kỹ năng nhà tuyển cần ở ứng viên.
1. Kỹ năng giao tiếp
Khi bạn làm bất kỳ công việc nào, việc sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt được coi là thuận lợi lớn cho bản thân. Đây là một trong những kỹ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Đặc biệt là các vị trí đòi hỏi giao tiếp nhiều và thành thục như nhân viên bán hàng, chuyên viên quan hệ khách hàng, nhân viên tư vấn, …
Khả năng giao tiếp tốt bao gồm giao tiếp bằng lời nói, văn bản và lắng nghe. Nhờ đó, ứng viên sẽ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, lấy được thiện cảm của đồng nghiệp, khách hành cũng như quản lý, cấp trên.
2. Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm là một trong 10 kỹ năng quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần có ở ứng viên. Vậy nên, bạn nên thể hiện bản thân có thể làm việc tốt với tư cách là một thành viên nhóm hoặc làm việc như một trưởng nhóm.
3. Tư duy cầu tiến (Growth mindset)
Một kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở ứng viên là tư duy cầu tiến. Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm một ứng viên có khao khát chinh phục những thử thách mới và không ngừng học hỏi. Khi đó, cho dù các nhiệm vụ được giao có khó khăn đến đây thì cũng không khiến họ bị khuất phục. Thay vào đó, từng thành viên sẽ nỗ lực để đạt được mục tiêu.
Kỹ năng này không chỉ cần thiết trong công việc tương lai của bạn mà còn giúp nâng cao hiệu quả học tập khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường.
4. Kỹ năng làm việc dưới áp lực cao
Cho dù công việc nào dù dễ hay khó cũng sẽ có những áp lực và nếu người lao động không có khả năng làm việc dưới sức ép thì rất khó để hoàn thành mục tiêu. Kỹ năng này sẽ thể hiện ở việc ứng viên bình tĩnh với khủng hoảng; áp lực từ doanh số, thời gian, … Có thể thấy, đây là một trong 10 kỹ năng mềm góp phần làm nên thành công trong sự nghiệp của bạn.
5. Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý được hiểu là kiến thức và khả năng quản lý trong việc thực hiện công việc. Đó là quản lý thời gian, quản lý công việc hay quản lý con người. Kỹ năng này sẽ không tự nhiên mà có mà phải học hỏi và rèn luyện mỗi ngày. Khi bạn sở hữu kỹ năng quản lý tốt thì bạn có thể giải quyết các công việc một cách tối ưu và hiệu quả.
6. Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định cũng là một trong những kỹ năng cần có của ứng viên. Kỹ năng này được hiểu là khả năng đưa ra quyết định một cách chắc chắn sau khi tìm hiểu, phân tích kỹ càng, tham khảo dữ liệu và điều kiện sẵn có. Quyết định được đưa ra với mục tiêu đảm bảo hiện thực hóa một mục tiêu nào đó.
7. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Tiếp theo là kỹ năng giải quyết vấn đề mà Blognhansu muốn chia sẻ với bạn. Bạn cũng biết rằng không phải lúc nào công việc cũng diễn ra suôn sẻ nên hãy trang bị cho mình kỹ năng này. Học cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách logic và khoa học. Đồng thời, tiếp cận với vấn đề theo nhiều góc độ khác nhau.
8. Tư duy phản biện
Tư duy phản biện là một dạng tư duy khi bạn đặt câu hỏi, phân tích, diễn giải và đưa ra phán đoán về những gì mình nghe, viết, đọc. Một tư duy phản biện tốt là khi đưa ra những đánh giá giá trị, chính xác dựa theo những thông tin đáng tin cậy.
9. Kỹ năng quản lý cảm xúc
Nói về kỹ năng quản lý cảm xúc, bạn có thể hiểu đây là khả năng nhận thức một cách rõ ràng về cảm xúc của bản thân trong từng tình huống nhất định và sức ảnh hưởng của cảm xúc tới người khác. Một người quản lý cảm xúc tốt là người biết thể hiện và điều chỉnh cảm xúc phù hợp trong từng tình huống khác nhau.
10. Ham học hỏi và không ngừng đổi mới
Cuối cùng, nhà tuyển dụng cũng mong muốn tìm thấy ở ứng viên sự ham học hỏi và không ngừng đổi mới. Bởi vì đây là kỹ năng quan trọng để người lao động có thể thích ứng và hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Lời kết,
Trên đây là những chia sẻ của Blognhansu về 10 kỹ năng cần có của ứng viên. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn một cách cụ thể những yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng đối với người lao động. Qua đó giúp bạn xây dựng kế hoạch phát triển kỹ năng phù hợp với bản thân nhất.