Một trong những công việc không thể thiếu của các nhà quản lý trong doanh nghiệp đó là đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên của mình. Vậy đánh giá mức độ hoàn thiện công việc mang lại những lợi ích gì? Đánh giá dựa trên tiêu chí nào? Cùng Blognhansu giải đáp trong bài viết nhé!
1. Tại sao cần phải đánh giá mức độ hoàn thành công việc?
Nhà quản lý cần đánh giá mức độ hoàn thiện công việc thường xuyên để đảm bảo tiến độ công việc, dự đoán những vấn đề và làm cơ sở để thưởng phạt.
1.1 Đảm bảo tiến độ công việc
Trong quá trình đánh giá, quản lý sẽ biết rõ những nhân viên nào đạt được mục tiêu công việc như kỳ vọng ban đầu hay không. Đồng thời, mức độ hoàn thiện công việc sẽ gắn liền với việc hoàn thành đúng tiến độ.
Vì vậy, nhà quản lý cần đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân sự trong suốt quá trình làm việc, thời điểm hoàn thành và cả chất lượng cuối cùng. Từ đó, nhà quản lý sẽ biết được nhân viên đang gặp khó khăn ở đâu để tìm ra cách giải quyết và hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, việc đánh giá mức độ hoàn thiện công việc thường xuyên còn giúp nhân viên tập trung và nỗ lực hơn khi làm việc.
1.2 Dự đoán những vấn đề phát sinh
Nhân viên không hoàn thành những công việc được giao sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của đội nhóm và cả tổ chức. Nguyên nhân gây ra vấn đề này có thể là do nhân viên hoặc các yếu tố khách quan như khách hàng, thị trường… Vậy nên, khi nhìn vào mức độ hoàn thiện công việc của nhân viên,, người quản lý có thể cảm nhận và dự đoán trước các vấn đề sẽ xảy ra đối với mục tiêu chung và đưa ra giải pháp nhanh chóng.
1.3 Làm cơ sở để thường phạt
Nếu nhân viên hoàn thành tốt công việc thì nên được khen thưởng. Trong khi đó, nhân viên chậm trễ hoặc không hoàn thành công việc được giao thì nhà quản lý nên đưa ra các hình thức kỷ luật. Để có cơ sở khen thưởng hợp lý, nhà quản lý nên tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân viên.
2. Điểm danh 4 tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc
2.1 Bản chất công việc
Dựa theo bản chất, công việc sẽ được chia thành 3 loại sau đây:
- Loại 1 - Công việc có định hướng phát triển chiến lược: thường là công việc của các vị trí lãnh đạo cấp cao.
- Loại 2 - Công việc giám sát quá trình thực hiện: thường là công việc của nhân sự đảm nhiệm vị trí quản lý cấp trung.
- Loại 3 - Công việc tuân thủ và hỗ trợ: thường là công việc cho các nhân viên trong phòng ban, đội nhóm.
Để đánh giá mức độ hoàn thành của từng loại công việc thì sẽ cần phải có cách đo lường khác nhau. Tuy vậy, công việc ở loại nào đều cũng cần thực hiện tốt và đúng thời hạn để doanh nghiệp có thể vận hành trơn tru và hiệu quả.
2.2 Tần suất làm việc
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên cũng được xem xét dựa trên cơ sở tần suất làm việc của họ. Người quản lý nên tiến hành ghi nhận hoặc khen thưởng những nhân viên hoàn thành mọi nhiệm vụ đúng thời hạn với tần suất ổn định. Và đối với nhân viên chưa có tần suất làm việc tốt, nhà quản lý cần tìm hiểu vấn đề họ đang gặp phải.
2.3 Hiệu quả công việc
Hiệu quả công việc luôn là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc hàng đầu. Để đo lường yếu tố này, nhà quản lý hãy lấy số lượng công việc hoàn thành chia cho mục tiêu ban đầu. Kết quả đo lường được sẽ phản ánh được nhân viên có đang hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch ban đầu hay không.
2.4 Phát triển công việc
Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần đánh giá xem nhân viên đã thu được kinh nghiệm, kiến thức hay kỹ năng gì trong quá trình thực hiện. Qua đó, nhà quản lý sẽ đưa ra những lời khuyên để nhân viên có thể phát triển hơn trong công việc và kỹ năng nghề nghiệp.
3. Phương pháp đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên hiệu quả và chính xác, doanh nghiệp có thể áp dụng 3 phương pháp dưới đây:
- Phương pháp thang điểm: Nhà quản lý sẽ tiến hành đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 10 theo mức độ hoàn thiện công việc.
- Phương pháp so sánh cặp: Quản lý sẽ so sánh mức độ hoàn thành công việc của hai nhân viên được ghép cặp ngẫu nhiên. Đồng thời, hai nhân viên cũng sẽ tiến giá bản thân và đối phương.
- Phương pháp quản lý mục tiêu: Nhà quản lý sẽ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao dựa trên mục tiêu đã đề ra trước đó.
4. Lưu ý khi đánh giá mức độ hoàn thành công việc
Doanh nghiệp phải lưu ý những vấn đề dưới đây trong quá trình đánh giá mức độ hoàn thành công việc để tránh trường hợp sai sót, gây chảy máu chất xám và bỏ lỡ những người tài năng:
- Đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí: Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng những tiêu chí đánh giá riêng sao cho phù hợp với tình hình nội bộ mà vẫn đảm bảo đầy đủ các yếu tố tinh thần cầu tiến, chuyên môn, thái độ làm việc, kỹ năng mềm…
- Đánh giá khách quan: Nhà quản lý nên phân tích rạch ròi giữa công việc và chuyện cá nhân trong quá trình đánh giá nhân viên. Hơn nữa, nhà quản lý không nên thiên vị bất kỳ ai và luôn nhìn nhận một cách khách quan, minh bạch.
5. Mẫu đánh giá mức độ hoàn thành công việc của nhân viên
Để có thể xây dựng bảng đánh giá công việc, doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu:
Lời kết
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc sẽ giúp cho nhà quản lý có được những thông tin và dữ liệu quan trọng để tối ưu và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Mong rằng bài viết của Blognhansu đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về đánh giá nhân sự. Đừng quên ghé blog thường xuyên để cập nhật những kiến thức khác nữa về nhân sự nhé!