Thân gửi anh chị và các bạn,
Hiện tại, Cường cùng một số anh chị chuyên gia đang nghiên cứu lý thuyết:
- Lý thuyết về quyền tự quyết (SDT) nhấn mạnh tầm quan trọng của động lực nội tại và sự đáp ứng nhu cầu tâm lý trong việc xác định sự hài lòng và hạnh phúc của cá nhân tại nơi làm việc. (Deci, E. L., and Ryan, R. M. 2000. "The “What” and “Why” of Goal Pursuits: Human Needs and the Self-Determination of Behavior," Psychological Inquiry (11:4), pp. 227–268)
- Lý thuyết nhu cầu công việc-nguồn lực (JD-R), các nguồn lực công việc (ví dụ: quyền tự chủ, phản hồi, hỗ trợ xã hội) đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự gắn kết với công việc, từ đó ảnh hưởng tích cực đến sự đổi mới của nhân viên (Bakker, A. B., & Demerouti, E. (2007). The job demands‐resources model: State of the art. Journal of managerial psychology, 22(3), 309-328.)
- Lý thuyết Mối quan hệ Đổi mới-Hiệu suất này gợi ý rằng sự đổi mới của nhân viên góp phần tích cực vào hiệu suất của tổ chức bằng cách nâng cao quy trình, sản phẩm và khả năng giải quyết vấn đề. (Janssen, O., Van de Vliert, E., & West, M. (2004). The bright and dark sides of individual and group innovation: A special issue introduction. Journal of organizational behavior, 25(2), 129-145.)
>> Câu hỏi của nhóm đặt ra là: Có thực sự lý thuyết sẽ đúng như vậy ở Việt Nam? Liệu gắn kết nhân lực có ảnh hưởng đến hiệu suất không?
Để trả lời câu hỏi, rất mong anh chị và các bạn cùng ủng hộ để chúng ta có kết quả! Sau nghiên cứu, kết quả nghiên cứu sẽ gửi anh chị để tham khảo.
Trân trọng!
Khảo sát: https://bit.ly/ganketvahieusuat