Sáng nay tôi thấy mấy đồng nghiệp share trên facebook stt của Le & Associates về quyển sách của họ mới xuất bản: Bàn chuyện Nhân lực 3. Họ nói là xuất bản 2000 bản và cho phép share bản ebook miễn phí. Vì thế tôi tò mò vào đọc thử xem thế nào. Trong bài giới thiệu về sách có một số tác giả như Alan Phan, Huy Nam, Koichi Hori, Lê Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Tân Kỷ, Paul Brown và Ted Nuyen. AlanPhan thì tôi biết. Còn các tác giả còn lại thì với kiến thức hạn hẹp, tôi có lẽ cần phải tìm hiểu thêm về họ mới được.
Cấu trúc của sách: 05 nhóm chủ đề
(1) (Strategy) – Thiết lập chiến lược
(2) (Initiative) – Sáng tạo
(3) (Building) – Xây dựng hệ thống
(4) (Operation) – Vận hành chuyên nghiệp
(5) (Transfer) - Chuyển giao kế thừa
Về tổng quan, các bài viết trong sách được trình bày theo dạng mà các báo hay viết chia làm các mục con hoặc dạng phỏng vấn. Do để song ngữ Anh - Việt nên bản ebook hơi khó theo dõi liên tục vì thế nên đọc bản cứng. Đọc lướt qua tất cả các bài, tôi thấy các bài có xu hướng hàn lâm, tổng quát kể cả 1 số bài theo dạng phỏng vấn kinh nghiệm. Sợ mình hàm hồ nói năng lung tung, nên tôi đọc kỹ từng bài 1.
Mục lục các bài như sau:
Chủ đề 1: Chiến lược, khai triển chiến lược:
- Chuyển giấc mơ vào thực tại
- Tự do hóa lao động AEC 2015 - Được và mất
- Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) - Tại sao cần ?
- Hai yếu kém chết người của doanh nghiệp Việt
Chủ đề 2: Sáng kiến, sáng tạo
- Lối rẽ trên đường mòn tư duy
- Giải pháp cải thiện năng suất lao động tại Việt Nam
- Làm chủ
- Hiểu đúng về sự sáng tạo của nhân viên
- Khuyến khích sự sáng tạo bằng cách động viên và thúc ép
- Hãy kết nối với thế hệ Y
- Tập trung vào kết quả
Chủ đề 3: Hệ thống, xây dựng hệ thống
- Làm mà chơi, chơi mà làm
- Xu hướng tuyển dụng nhân tài - phù hợp công việc hay phù hợp văn hóa
- Vấn đề quan trọng là xử lý thông tin
Chủ đề 4: Vận hành, tối ưu hóa hệ thống
- Tạo dựng và kiểm soát năng lượng tối ưu cho nhân viên
- Nhận diện và phát triển các năng lực cần thiết cho nhà quản lý
- Quản trị bằng sự lắng nghe và ứng xử phù hợp
- Vì sao lại thuê ngoài nhân lực ?
- Điều hành nhân sự bằng lòng nhân ái
- Thầu phụ Nhân lực - con sóng lớn khổng thể cưỡng lại
Chủ đề 5: Chuyển giao, kế thừa
- Phát triển nhà lãnh đạo
- Gia tài để lại
- "Doanh nghiệp cha truyền con nối" không đơn giản
- 07 năm để đào tạo 1 tư vấn giỏi
Bài đầu tiên (Chuyển giấc mơ vào thực tại) kể về L&A và kinh nghiệm triển khai chiến lược thành các mục tiêu. Bài có chi tiết tôi khá lưu tâm đó là họ có 1 trang web về việc làm với doanh số 16 tỷ VND vào những năm 2010. Tôi đang tự hỏi không biết site của họ là site gì nhỉ ? Kinh nghiệm triển khai cơ bản như sau:
- Bước 1: Trao đổi, thống nhất về tầm nhìn, giấc mơ : thu hút nội dung (kinh nghiệm, tư vấn, trải nghiệm) từ cộng đồng, sau đó giúp cho người khác học hỏi những kỹ năng, kiến thức thực tế khó kiếm từ lớp học. Khai thác các sản phẩm quảng cáo.
- Bước 2: Lập bản đồ chiến lược với chủ điểm ưu tiên nhất là thu hút nội dung chia sẻ hữu ích và tương tác từ cộng đồng.
- Bước 3: Xây dựng các sáng kiến để thực hiện với các phép đo và chỉ tiêu được định lượng cụ thể. Sau đó phân các chỉ tiêu (KPI) cho các phòng ban triển khai. Các chỉ tiêu này được phân theo 4 ngữ cảnh: tài chính, thị trường, quy trình và học hỏi.
- Bước 4: Triển khai
- Bước 5: Định kỳ hàng tháng họp với từng quản lý chủ chốt, rà soát các KPI đã cam kết.
Năm 2012 họ đóng cửa mảng kinh doanh ở trên. Tôi đoán có thể là site Cyvee mà tôi đã có lần từng nhắc đến. Hóa ra nguyên nhân Cyvee bị đóng của là đây: phân tích cho thấy quy mô thị trường Việt Nam bị phân mảnh và không đủ lớn để có thể dễ dàng phát triển mà không phải đầu tư thêm quá nhiều tiền. Nhắc lại 1 chút về Cyvee để mọi người cùng biết. Đó là 1 mạng xã hội khác đình đám ngày xưa. Nó giống như linkedin. Bài học nhãn tiền về Cyvee như thế, vậy mà vẫn có người tiếp bước: Caravat (đã die), Anphabe (đang hoạt động), Mylink (mới thành lập).
Bài học rút ra sau sự thất bại này (dài lắm, tôi tóm lại): do họ tưởng rằng quy mô thị trường lớn. (Theo tôi nghĩ, đến lúc này nó cũng khá lớn rồi : ) ).
Sau đó họ đã dùng data của Cyvee để tạo ra dịch vụ mới đó là cung cấp các dịch vụ marketing.
Câu truyện kết thúc. Ai định làm mạng xã hội thì nên đọc bài này. Và tìm hiểu thêm về BSC (tôi cũng có bài viết về chủ đề này). Nên vừa đọc bài về BSC và vừa so sánh với kinh nghiệm của tác giả. Sẽ rất thú vị khi vừa đọc lý thuyết lại vừa áp kinh nghiệm thực tế vào.
Bài thứ 2: Tự do hóa lao động AEC 2015 - Được và mất, vĩ mô quá và nhàm nhàm (với tôi) vì chủ đề này các báo nói nhiều cho nên nó na ná giống nhau.
Bài thứ 3: Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) - Tại sao cần ?, giới thiệu về BSC (thẻ điểm cân bằng). Bài này là lý thuyết, giới thiệu sơ qua. Bài còn không có cả hình vẽ để minh họa. Đại khái bài viết về BSC là gì, cái tốt của nó ...
Bài thứ 4: Hai yếu kém chết người của doanh nghiệp Việt. Bài này của AlanPhan. Trong bài viết, ông ý cũng tự nhận là mình võ đoán chưa nghiên cứu cụ thể về 2 điểm yếu:
1. Khả năng quản trị tài chính
2. Rủi ro về đạo đức kỷ cương (tức là điểm yếu về Đạo đức kỷ cương)
Điểm yếu 1 thì tôi không viết ra ở đây. Ở điểm yếu 2 có mấy ý:
- Cẩu thả, vô tâm khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp
- Không có tầm nhìn dài hạn và đích đến cho doanh nghiệp
- Không dựa vào khách hàng mà lại dựa vào ban phát bổng lộc của quan chức
- Không tôn trọng cổ đông thiểu số
- Không có chương trình huấn luyện liên tục và quyền mua cổ phiếu (đây là 2 vấn đề nhân sự), đối xử không công bằng.
- Không có nghĩ vụ với xã hội
Gút lại, nếu là HR thì cần phải tư vấn cho sếp rằng: Muốn doanh nghiệp phát triển thì cần phải khắc phục điểm yếu đó là không có chương trình huấn luyện liên tục, không có chương trình mua cổ phiếu và đối xử không công bằng.
Bài 5: Lối rẽ trên đường mòn tư duy . Không có gì đáng chú ý. Bài này giông giống như đa số các bài kiểu cháo gà, hạt giống tâm hồn. Đại ý nó nói rằng tâm lý con người luôn muốn đúng và không thích nghe ý kiến trái chiều. Sau đó bài viết khuyên nên cần phải nghe cả ý kiến trái chiều. Vì cuối bài tác giả nói rằng biết đâu lại tìm được lời giải độc đáo, vượt trội.
Bài 6: Giải pháp cải thiện năng suất lao động tại Việt Nam. Bài này là một bài giông giống như bài trả lời trên giảng đường. Cô giáo ra đề: Hãy bình luận vấn đề năng suất lao động tại Việt Nam hiện nay. Và thế là chúng ta có được ngay 1 bài chung chung : Thực trạng Việt Nam là thế này sau đó là giải pháp thế kia. Giải pháp bao gồm: nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí, đầu tư vào nhân lực.
Bài 7: Làm chủ. Bài này giống bài 3, 5 và 6. Làm chủ nghĩa là gì ? Tốt hay xấu ?
Bài 8: Hiểu đúng về sự sáng tạo của nhân viên. Đây là bài dạng phỏng vấn. Đến này tôi mới biết Ted Nuyen là ai. Ông ý là Tổng giám đốc công ty OPAL Việt Nam. Người có hơn 17 năm kinh nghiệm làm việc cho IBM. Phần đầu là hỏi ông ý về định nghĩa sáng tạo. Phần 2 là hỏi về kinh nghiệm khơi dậy sự sáng tạo ở nhân viên. Kinh nghiệm của ông ý là:
- Biết lắng nghe, tạo niềm tin và đối xử công bằng với tất cả nhân viên.
- Qua trình này (lắng nghe và đối xử công bằng) phải diễn ra lâu dài chứ không thể ngày 1 ngày 2.
- Không nên tập trung quá nhiều vào quản lý kinh doanh (nếu chỉ tập trung vào quản lý kinh doanh mà ít chú tâm vào quản lý con người thì sẽ thất bại).
- Khuyến khích các ý tưởng của nhân viên.
- Cho triển khai thí nghiệm nhỏ, rõ và nhanh để đánh giá ý tưởng.
Bài 8 phần sau khá hay với những ai muốn làm quản lý. Ông ý có chia sẻ kinh nghiệm xương máu. Tuy không chi tiết nhưng cũng có thể đúc rút được : đó là khi lên làm quản lý thì ngoài việc hoàn thành công việc thì chúng ta còn phải quan tâm đến con người (có buổi ăn chơi cùng nhau, có buổi đào tạo, có buổi chia sẻ ...)
Thôi tạm bình luận 8/24 bài vậy. Anh chị em có ai quan tâm thì đọc thêm ở đây: L&A - Ban chuyen nhan luc 3 (click) . Hẹn cả nhà ở bài viết review tiếp theo.
Hay lam Mr Cuong can lam nhung nguoi dam me nhu vay, kinh chuc ban se tro thanh nha viet van va nha ly luan phe binh noi tieng trong vong 5 nam toi. Moi nam phai co 1 den 2 an pham xuat ban nhu trong hai nam qua