Hôm nay đọc 1 bài viết nói vể lịch sử Vietnamworks, tôi thấy bài cũng có mấy ý tôi quan tâm đó là về lịch sử hình thành Navigos. Nhưng thông tin ít quá nên tôi lại đi tìm thêm. Lục hết cả từ trang của Navigos cho đến các bài báo mới ra được sơ lược lịch sử hình thành Navigos. Trước khi điểm qua lịch sử hình thành, mời anh chị và các bạn đọc qua bài viết : 10 năm nhìn lại Vietnamworks: Câu chuyện của công ty tuyển dụng hàng đầu Việt Nam trên techinasia.com:
Câu chuyện của Vietnamworks được bắt đầu 12 năm trước bởi Jonas Levey (năm 2002). Ngay trước khi đến với Việt Nam, Jonah đã có một công ty về nhân sự thành công của riêng mình tại New York. Nhưng mọi chuyện chỉ bắt đầu sau ngày 9/11 khi Levey vừa chia tay với bạn gái. Ông tới Việt Nam để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và ngay lập tức bị cuốn hút bởi những cơ hội rộng mở và nền văn hóa ở đất nước mới lạ này. Việt Nam là nước đang phát triển và chứa đựng cơ hội phát triển rộng mở. Levey đã nhận ra một vấn đề rõ ràng tại Việt Nam: nhân tài thì khan hiếm và số lượng doanh nghiệp mới ra đời vẫn tăng trưởng rất đều đặn. Điều này chỉ ra rằng Việt Nam đang thiếu một cầu nối giữa nhân lực và doanh nghiệp. 6 tháng sau, Levey cho ra mắt trang web Vietnamworks. Với những kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân lực và tuyển dụng đã có được ở Mỹ, Levey hi vọng sẽ mang đến Việt Nam một làn gió mới.
Những ngày đầu: năm 2002
Mọi chuyện với Jevey và người đồng sáng lập của anh – Sean MacDonald đã không hề dễ dàng tí nào. Họ đã có được nhà đầu tư rất tuyệt vời – Chris Freund, đây cũng là nhà đầu tư chiến lược của Thế giới di động.
" Vào thời điểm đó, chúng tôi liên tục cạn tiền. Tình trạng đó diễn ra liên tục trong vòng một năm và thực sự là quá mệt mỏi. Chúng tôi không kiếm nổi một giao dịch nào. Khách hàng không tin vào Internet. Và thậm chí chúng tôi còn không có doanh thu để sống sót. Tất cả những gì chúng tôi muốn làm lúc bấy giờ là bỏ cuộc"
Levey tâm sự rằng cả ông lẫn MacDonald đều muốn quay trở về New York và kiếm lấy những công việc tốt hơn. Thời điểm đó, cả hai đều mệt mỏi đến đổ bệnh. Nhưng họ vẫn chưa nói cho Freund về ý định bỏ cuộc của mình.
Và rồi họ quyết định đã đến lúc cần bàn bạc mọi chuyện với Freud: “Chúng tôi hẹn Freud ăn tối. Sean lúc bấy giờ đã thực sự trong tình trạng rất tồi tệ. Và chúng tôi đã chia sẻ hết với Chris những lý do tại sao chúng tôi muốn bỏ cuộc, và Chris tỏ ra rất hiểu cho tình trạng mà chúng tôi đang phải trải qua. Nhưng sau đó ông ta bắt đầu thảo luận về những xu hướng và con số và chỉ ra rằng sự thực thì Vietnamworks đã có được những tăng trưởng đích thực. Chúng ta còn tiền để duy trì trong vòng 6 tuần nữa”
Lúc đó, việc mà Levey lo lắng nhất đó chính là chi phí của việc đóng cửa Vietnamworks. Thực tế thì chi phí này còn cao hơn cả việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp. Nhưng Freund đã bảo đảm với Levey rằng ông ta có thể lo được về phần chi phí đóng cửa nếu như nó thực sự xảy ra, tuy nhiên Freund cũng nói thêm rằng: “Hai người có thể tiếp tục. Vẫn chưa đến lúc kết thúc đâu”.
Sau bữa tối đó, Sean đã rời bỏ công ty. Ông không thể chịu nổi tình trạng sống mà không có một xu dính túi. Và rồi Levey ngồi lại với Freund để bàn bạc, 2 người bắt đầu tính toán về những chi phí và tin rằng có thể làm ăn có lãi. Cái họ cần lúc bấy giờ là tự xốc lại tinh thần và tiếp tục cuộc hành trình. Và điều này thực sự rất khó khăn. Bữa tối đó đã trở thành bước ngoặt lớn nhất trong câu chuyện mang tên Vietnamworks.
Tìm kiếm CEO mới và bắt đầu thu được lợi nhuận
Có thể nói, sự kiên định và tập trung đã dẫn Vietnamworks đến với thành công. Thực tế là Levey đã chọn một thời điểm tuyệt vời cho doanh nghiệp của mình, đó là lúc các tên tuổi lớn khác như Ernst&Young đều đã bị loại khỏi cuộc chơi tuyển dụng online, và thị trường lúc bấy giờ đang bị bỏ ngỏ. Sau đó, Jonah đã gặp được Chris Harvey, người đã có kinh nghiệm làm việc tai AOL và Yahoo. Cùng lúc đó, Harvey muốn làm việc cho một công ty Internet tại Việt Nam.
Từ những ngày đầu, Vietnamworks chỉ là một trong 11 sản phẩm mà cả đội ngũ đang thực hiện. Và Harvey đã quyết định cắt giảm những 9 trong số 11 sản phẩm nhóm đang thực hiện. Hầu hết trong số đó đã bị đóng cửa, và chỉ có một số sản phẩm được giữ lại và chia nhỏ ra, ví dự như một sản phẩm HR được bán cho HR2B, dịch vụ quản lý bảng lương, dịch vụ quản lý nhân sự, và Anphabe – LinkedIn phiên bản Việt dành cho chuyên gia. Harvey cho rằng chính sự tập trung này đã đưa Vietnamwork đến với thành công.
Dưới sự điều hành của Harvey, ông tập trung vào 4 điều chính. Thứ nhất đó chính là văn hóa “Tôi đã cố gắng biến Vietnamworks thành một nơi đặc biệt và tuyệt vời để làm việc. Chúng tôi có những dịp lễ như Halloween và Giáng Sinh. Để nhớ tên mọi người trong công ty, chúng tôi thường tổ chức một trò chơi nhỏ. Một cuộc gặp gỡ trong toàn công ty được diễn ra hàng tháng. Và điều quan trọng nhất là tôi muốn truyền tải đến cho nhân viên ý nghĩa công việc họ đang làm và giúp họ thực hiện được ước mơ của mình” – Harvey cho biết
Điều thứ hai chính là hoạt động kinh doanh và Marketing:
"Tôi đã bắt chước một ý tưởng Marketing từ hãng hàng không Singapore, đó là hình ảnh “Những cô gái của Singapore Airlines”, và vì vậy tôi cũng tạo ra “Những cô gái của Vietnamworks”. Chúng tôi đặt may những bộ đồng phục và chiếc khăn cổ màu xanh tạo nên thương hiệu riêng cho Vietnamworks. Bên cạnh đó, chúng tôi quy chuẩn hóa và đào tạo cho đội ngũ kinh doanh của mình từ cách đi lại cho đến cách bắt tay. Sau khi kết thúc đợt huấn luyện, mỗi cô gái của chúng tôi đều nhận được một bằng chứng nhận được đóng khung. Và điều đó đã mang lại cho họ cảm giác tự hào khi được trở thành một thành viên của đội ngũ “Những cô gái của Vietnamworks”. Điều thứ 3 chúng tôi tập trung là sản phẩm, cố gắng làm cho nó đơn giản và rõ ràng hơn. Và yếu tố thứ 4 chính là Marketing: tạo ra hình ảnh thân thiện và vui vẻ. Chúng tôi hướng đến hình ảnh một dịch vụ tư vấn thân thiện"
Harvey đảm nhiệm vị trí CEO vào năm 2010 và từ chức năm 2012 để thực hiện dự án riêng của mình. Harvey hiện đang dẫn dắt một đội ngũ startup trong lĩnh vực tuyển dụng mang tên ITviec tập trung vào lĩnh vực IT. Về cơ bản thì ITviec cạnh tranh với Vietnamworks trong lĩnh vực IT. Nhưng có một điều rõ ràng rằng trong thời kì Harvey làm CEO cho Vietnamworks, công ty này đã ăn nên làm ra và tăng trưởng rõ ràng. Vào năm 2012, Levey quay trở lại công ty và chính ông là người đã thực hiện vụ bán lại Vietnamworks cho En-Japan vào năm 2013.
Tháng 4 năm 2013, Vietnamworks được En-Japan mua lại với mức giá theo tin đồn lên tới 22 triệu USD. Thương vụ mua bán này đã trở thành một trong những thương vụ có mức giá lớn nhất năm ngoái.
http://vn.techinasia.com/10-nam-vietnamworks-cau-chuyen-cong-ty-tuyen-dung-hang-dau-viet-nam/
Jonas Levey
Chris Harvey
Tóm lại lịch sử hình thành Navigos Group và Vietnamworks như sau:
+ 9/11/2001: Jonas Levey đến Việt Nam
+ 3/2002:
- Levey và Sean MacDonald cho ra mắt trang web Vietnamworks và công ty Navigos
- Kêu gọi được đầu tư từ Chris Freund
+ 3/2002 - 3/2003:
- Navigos không có doanh thu để sống sót
- Sean đã rời bỏ công ty
+ 2003 : Thành lập Navigos Search
+ 3/2003 - 2010:
- Công ty chỉ còn Levey và Freund
- Navigos có 11 sản phẩm ( dịch vụ quản lý bảng lương, dịch vụ quản lý nhân sự, và Anphabe – LinkedIn phiên bản Việt dành cho chuyên gia, Vietnamwork, Navigos Search ...)
+ 9/2005: Mua lại bộ phận tư vấn và tuyển dụng từ Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam.
+ 2006: Chris Harvey làm Tổng Giám Đốc công ty VietnamWorks
+ 2010 : Chris Harvey làm CEO Navigos
+ 2010 - 2012 : Harvey đã quyết định cắt giảm những 9 trong số 11 sản phẩm, giữ lại trang Vietnamworks.vn và Navigos Search.
+ 2012:
- Levey quay trở lại công ty vào năm 2012
- Harvey từ chức CEO để thực hiện dự án riêng của mình: ITviec
+ 2013: Levey bán lại Vietnamworks cho En-Japan vào tháng 4 năm 2013
2 thoughts on “Câu chuyện 10 năm nhìn lại Vietnamworks và lịch sử hình thành Navigos Group”