Khảo sát lương đã hoàn thành trong tháng 4/2014 mà đến giờ tôi vẫn được nhiều anh chị hỏi han. Và nhất là các anh chị hay hỏi han các thuật ngữ có trong các báo cáo khảo sát lương. Vì thế nhân ngày rộng tháng dài và nhất là mùa thu đang đến nên tôi đưa lên đây 1 số thuật ngữ. Thân mời anh chị cùng tham khảo và góp ý.
CO. :Đề cập đến số lượng công ty đại diện trong thống kê
ALLOWANCES – PHỤ CẤP: Một khoản tiền bổ sung để trang trải những khoản chi phí do hàng hóa và dịch vụ tăng giá trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung. Là số tiền gián tiếp một phần của tổng số bồi thường cho nhân viên để cung cấp bảo vệ tài chính và kết hợp tốt hơn giữa những trách nhiệm trong công việc - cuộc sống
AVERAGE/AVG – GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH: Giá trị trung bình của một tập số liệu là tổng giá trị của tất cả các số hạng trong tập số liệu đó chia cho số lượng số hạng thuộc tập số liệu đó. Giá trị trung bình về tiền lương của một nhóm đối tượng thường được gọi là Lương bình quân.
BENEFITS – PHÚC LỢI: Phần gián tiếp trong toàn bộ phần thù lao dành cho nhân viên, giúp mang lại sự bảo đảm tài chính và giúp nhân viên cân đối hơn giữa trách nhiệm với công việc và trách nhiệm với cuộc sống.
CO: Là chữ viết tắt chỉ số lượng công ty tham gia cung cấp số liệu để xác định một thông số thống kê nào đó.
CURRENCY – LOẠI TIỀN TỆ: Tất cả các con số tiền lương trong báo cáo tính bằng USD. Tỷ giá hối đoái là 1 USD = 20,000 VND
GROSS TOTAL – TỔNG CHI PHÍ THÙ LAO: Tổng thù lao gộp. Số tiền này bao gồm tiền lương cơ bản, tiền thưởng, các khoản phúc lợi, thuế thu nhập cá nhân và 23% đóng góp xã hội.
NET BASE – LƯƠNG CƠ BẢN THỰC LĨNH: Lương cơ bản hang năm ( 12 tháng) không bao gồm thuế thu nhập cá nhân và các khoản phải đóng góp xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) của nhân viên.
NET TOTAL – THU NHẬP THỰC LĨNH: Tổng thu nhập thực lĩnh. Tổng số tiền mặt hang năm mà nhân viên được nhận về bao gồm tiền thưởng, phụ cấp và các loại thanh toán khác. Không bao gồm bất kỳ khoản đóng góp xã hội ( bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) hoặc thuế thu nhập cá nhân nào khác.
PERCENTILES (SALARY RANGES)- BÁCH PHÂN VỊ (KHOẢNG LƯƠNG): Trong thống kê mô tả, việc sử dụng giá trị bách phân vị là phương pháp để ước tính tỷ lệ dữ liệu trong một tập số liệu rơi vào vùng cao hơn hoặc vùng thấp hơn một giá trị cho trước. Số phân vị Pth là một giá trị mà tại đó nhiều nhất có P% số trường hợp quan sát trong tập dữ liệu có giá trị thấp hơn giá trị này và nhiều nhất là (100 – P)% của trường hợp có giá trị lớn hơn giá trị này.
Do đó:
Bách phân vị 10th là giá trị mà tại đó nhiều nhất là 10% số quan sát là kém hơn giá trị này
Bách phân vị 25th là giá trị mà tại đó nhiều nhất là 25% số quan sát là kém hơn giá trị này
Bách phân vị 50th là giá trị mà tại đó nhiều nhất là 50% số quan sát là kém hơn giá trị này
Bách phân vị 75th là giá trị mà tại đó nhiều nhất là 75% số quan sát là kém hơn giá trị này
Bách phân vị 90th là giá trị mà tại đó nhiều nhất là 90% số quan sát là kém hơn giá trị này
Bách phân vị 50th còn được gọi là trung vị
Số lượng điểm dữ liệu trong một tập hợp đặt ra các hạn chế về những bách phân vị nào có thể được thực hiện:
0-2: Không có số liệu nào được thể hiện
3-4: các bách phân vị 50th
5-9: các bách phân vị 25th ,50th và 75th
10+ : các bách phân vị 10th, 25th , 75th và 90th
Tái bút: Do Bách phân vị là thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong y học nên C cũng tổng hợp luôn ở đây để lỡ có anh chị nào quan tâm mở rộng hơn ở lĩnh vực khác thì cũng tiện tham khảo:
Bách phân vị thứ n là giá trị mà dưới giá trị ấy sẽ có n% số trường hợp của tập thể khảo sát.
Giá trị bách phân vị thứ 25 còn được gọi là tứ phân vị dưới.
Giá trị bách phân vị thứ 50 chính là trung vị.
Giá trị bách phân vị thứ 75 còn được gọi là tứ phân vị trên.
Công thức tính trong excel: PERCENTILE (array, k) : Tìm phân vị thứ k của các giá trị trong một mảng dữ liệu
Ví dụ về bách phân vị:
Mình tạm kẻ ra một bảng Excel cho cái bảng chiều cao con trai trên đây nhé. Tạm thời chúng ta điền các trị số của con trai 18 tuổi, gồm có 95 cháu được khảo sát:
Nhóm 1: những cháu đạt chiều cao 160cm gồm 5 cháu
Nhóm 2: những cháu đạt chiều cao từ 161cm đến 167 cm, gồm 20 cháu
Nhóm 3: những cháu đạt chiều cao từ 168 cm đến 172 cm, gồm 25 cháu
Nhóm 4: những cháu đạt chiều cao từ 173 cm đến 178 cm, gồm 25 cháu
Nhóm 5: những cháu đạt chiều cao từ 179 cm đến 183 cm, gồm 20 cháu
(Các cháu dưới 160cm chắc là liệt vào hạng lùn, không được xét)
Tỷ lệ % cho các nhóm xin xem trong bảng tính, suy tương tự cho các nhóm tuổi khác.
Như vậy, nếu thằng cu nhớn nhà mình năm 18 tuổi, chiều cao đạt 170cm thì nó ở trong nhóm thứ hai từ trên xuống, tức là Nhóm 4. Nhìn vào thống kê thì chúng ta nhận thấy số cháu đạt chiều cao trong Nhóm 3 và Nhóm 4 nhỉnh hơn các nhóm khác một chút… Với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ như Liên Xô (cũ) những con số này có ý nghĩa là trong 100 bộ quần áo may kiểu cho con trai 18 tuổi, cần đến 26% cho số đo cỡ 168cm đến 172cm và cũng 26% cho các số đo cỡ 173cm đến 178cm…
Ví dụ 2 về bách phân vị trong khảo sát lương:
Nhìn vào bảng sẽ thấy có nhiều nhất 25% số phiếu khảo sát có kết quả lương < 3.137 . Bài viết có sự tham khảo từ báo cáo khảo sát lương 2008 của Navigos. Anh chị và các bạn nếu thấy thông tin hữu ích vui lòng để lại vài dòng comment nhé :)
Anh ơi em đọc khảo sát lương thấy có cụm từ Compa-ratio mà không biết nên dịch thế nào cho phải, anh có thể giúp em không ạ. Em cảm ơn anh nhiều ạ, bài viết rất hữu ích ạ.
Comparison Ratio: Tỷ lệ so sánh. Compa-Ratio cho biết mức độ cạnh tranh của mức lương/thu nhập so với thị trường. Compa-Ratio bằng lương hiện tại / lương trung bình thị trường * 100%.
Bạn đọc bài này nhé: https://blognhansu.net.vn/2024/04/12/ngach-luong-va-cac-thuat-ngu-lien-quan-den-thang-luong-p1-la-gi/