Hệ lụy của chế độ làm việc linh hoạt

Bài viết dưới đây nói về chế độ làm việc linh hoạt của anh Tuân khi áp dụng cho công ty. Anh là CEO và lĩnh vực công ty anh như tôi thấy là "thuê Marketing Online. Tiết kiệm chi phí, cải thiện doanh thu". Công ty anh vẫn tồn tại đến thời điểm này chứng tỏ là những thử nghiệm của anh vẫn đúng trong bối cảnh của mình. Thân mời cả nhà cùng đọc và rút ra nghiệm cho bản thân.

***

Nhân dịp công ty đợt này phỏng vấn nhiều nhân sự mới, mình mới hỏi về quy định giờ làm ở các công ty cũ. Hoá ra công ty nào cũng phải tìm phương án để giải quyết vấn đề này, chỉ là mỗi nơi có quy định khác nhau thôi:
- Nơi thì đến muộn 1 lần, phạt 20k; 2 lần phạt tăng lên,…
- Nơi thì được phép đi muộn 2 lần, sau đó mới phạt
- Chỗ khác muộn quá 1 tiếng, ko tính công nửa ngày,…
- …

Ai cũng muốn đến 1 chỗ làm thoải mái, ko checkin, ko checkout. Ban đầu công ty mình cũng như vậy, bởi các công ty trước đó, mình làm ở cả Pháp lẫn VN đều như vậy. (Thực ra đến muộn, nhưng về còn muộn hơn nhiều, nên về nhà ăn rồi đi ngủ là hết ngày).

Tuy nhiên đến thời điểm cả cty gần 10h mới đến. Khách hàng nhắn từ 8h30 (theo lịch làm việc công ty) mà ko thấy ai hồi đáp, họ gọi điện chửi um cả lên. Mình mới quyết định ốp ra quy định cụ thể.

Giờ thì chính sách rõ ràng, tất nhiên đi muộn ở cty mình thì ko bị phạt (vì nó ko đúng luật lắm), thay vào đó, ông nào đi muộn nhiều thì cuối quý mất 1 vài suất thưởng quý. Ai đến sớm thường xuyên, cuối quý có khi nhận thưởng gấp đôi người khác (công ty có nhiều bạn nhận x2 thưởng mấy quý liền).

Vị trí team leader trở lên thì được linh hoạt 30 phút, tức là có thể đến sớm hoặc muộn hơn 30 phút, vì còn bận con cái, trách nhiệm khác của họ.

Thế là cơ chế tài chính tự điều tiết mọi chuyện:
Dồn tiền vào những người làm tốt, và giảm bớt tiền thưởng của những ai ko đi làm đúng quy định.

Và từ đây mình rút ra mấy việc:
- Người đi sớm luôn đi sớm, bất kể là có thưởng hay ko
- Người đi làm đúng giờ theo quy định, có lối sống quy củ hơn, ít chuyện bất ngờ xảy ra trong cuộc sống hơn so với nhóm kia.
- Đi muộn ko ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất công việc của người đó, nhưng nó gây ra nhiều vấn đề khác với khách hàng hoặc đồng nghiệp khác (làm chậm việc của người khác). Do vậy các vị trí ít tương tác với người khác thì làm từ 2h chiều đến 10h đêm cũng chẳng ảnh hưởng đến ai cả.
- Để đi sớm, dậy sớm cần sự kiên trì hoặc thay đổi về nhận thức nhiều hơn là động lực bên ngoài (bao gồm cả tiền).
- Tiền thưởng vẫn có tác dụng nhất định, cụ thể là quý nào thưởng nhiều thì y như rằng mấy ngày đầu của quý tiếp theo, rất nhiều người đi sớm. Nhưng chỉ 1 số ít duy trì được sau đó.
- Cuối cùng (nhưng là bài học mình rút ra đầu tiên): Việc đi muộn có tính lây lan.

Nguồn: FB Trần Ngọc Tuân

***

Lời bình: Tôi cũng áp dụng chế độ linh hoạt như của anh nhưng cố định khoảng thời gian từ 9h - 16h. Tôi không áp dụng thưởng cho người đến sớm mà chỉ nhắc nhở nếu đến muộn. Đến muộn nhiều quá thì sẽ thỏa thuận thôi việc. Về mặt hiệu suất thì hiếm thấy có bạn đạt kết quả vượt kì vọng.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *